Hôm nay,  

Bệnh Vô Cảm!

02/04/201400:00:00(Xem: 4900)

Vô cảm là gì? Vô cảm cũng giống như sự “vô tri, vô giác”. Người vô tri vô giác là người không còn biết động lòng trước những hình ảnh hay sự việc mà đáng lẽ tấm lòng bình thường của con người phải biết rung động, xót xa.

Chứng vô cảm không thuộc về thể chất (physical illness) mà thuộc về tinh thần. Chữa các loại triệu chứng bất thường trong cơ thể con người thì ngoài những chứng bệnh nan y, bác sĩ hay giới thẩm quyền về y khoa chỉ cần chẩn bệnh đúng, kê toa hợp lý, và bệnh nhân chỉ cần uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ, song song với phản ứng của kháng sinh mà Thiên Chúa ban cho cơ thể kỳ diệu của con người, thì căn bệnh sẽ lành…. Nhưng “bệnh” vô cảm thì khác; loại nầy không phải dễ chữa và cũng không thể chữa bằng thuốc, mà cần đến ý thức của con người, của những ai có trách nhiệm trong gia đình, học đường và xã hội nhất là các tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo, là một tôn giáo thường đề cập đến “tình yêu thương”.

Sự “vô cảm” của con người:

1. Sự vô cảm hay căn bệnh vô cảm không phải tự nhiên mà có, nhưng nó đến với mỗi người một cách tiệm tiến, tức là từ từ mỗi ngày một ít. Vô cảm là biểu hiện của sự đạo đức suy đồi. Đó là hiện tượng con người chỉ biết đến cá nhân mình, chỉ biết những gì có lợi cho mình, còn điều gì không có lợi cho mình thì mặc kệ, đứa nào chết “kệ tía” hay “kệ cha” chúng nó.

2. Thấy người khác bị nạn mình can thiệp, giúp đỡ, lâu ngày chúng ta quen dần với đức tính tốt đó. Còn thấy người khác bị nạn, mình dửng dưng, tỏ thái độ bàng quan, lâu ngày không thể thoát khỏi bệnh vô cảm.

3. Các câu ca dao: “Thương người như thể thương thân”, hay là “lá lành đùm lá rách” đã trở nên lỗi thời tại những nơi mà luân lý, đạo đức bị suy đổi. Bệnh nầy cũng lan tràn vào những nơi đưọc gọi là thiêng liêng đạo đức và hay nói về tình yêu thương. Có lẽ ai cũng thủ, để mình không bị mang tiếng “làm chính trị” hay mất đi vị trí của người “thiêng liêng”.

4. Bệnh vô cảm thể hiện ở chỗ con người không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

Nhận dạng chứng bênh vô cảm trong xã hội và nhất là tại Việt Nam ngày nay:

1. Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện để giúp đỡ họ. Thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn.

2. Thấy người tàn tật không giúp đỡ. Trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ. Những người có trách nhiệm can thiệp vào những điều bất công thì không quan tâm giải quyết cho người dân, mặc dân phải đến trình bày năm bảy lần, có khi còn đòi tiền hối lộ rồi mới giải quyết.

Bệnh vô cảm tại Việt Nam và xứ cộng sản ngày nay:

1. Báo chí trong nước tường thuật về những trường hợp người ta phát giác có những xác chết đã bị xe cán dẹp lép trên mặt quốc lộ nhưng không ai quan tâm, can thiệp; còn đảng VC thì làm ngơ, bởi chúng đang bận rộn trong việc cướp của dân, giết người lương thiện. Xác của các nạn nhân bị xe cộ lưu thông trên đường cán qua nhiều lần, nhiều ngày đến nỗi thịt xương dán trên mặt đường không thể trương sình.

2. Những trẻ em nhà nghèo, phải nghỉ học đi làm công cho người khác. Có em bị chủ đánh đập tàn nhẫn, gây thương tích đầy người. Trước những hình ảnh man rợ đó, những người lớn chung quanh vẫn làm ngơ.

3. Những công nhân Việt Nam bị công nhân hay chủ thầu Trung cộng đánh đập tàn nhẫn ngay đất nước Việt Nam mà những tên công an VC từng có hành động côn đồ với dân mình lại phải cuối đầu im lặng trước hành động tàn ác của những tên Tàu cộng manrợ đến từ phương bắc. Đúng là một bọn khôn nhà dạy chợ.

4. Bên xứ Tân Cương, một thằng bé vì đói nên ăn cắp cái bánh, bị bắt gặp và một tên Tàu cộng đã dùng gót giày dẫm lên bàn tay nhỏ bé của nó. Những gót giày vô tình nghiền nát bàn tay thằng nhỏ trong tiếng rên siết, kêu la, quằn quại, trước sự chứng kiến của ông đi qua, bà đi lại… và không một người ra tay cản ngăn hay tiếp cứu.


5. Một Video clips trên Internet cho thấy hình ảnh một nữ sinh bên Việt Nam hành hung bạn không một chút nương tay. Thủ phạm liên tục túm tóc, kéo lê nạn nhân, dùng chân đi giày cao gót, đạp vào mặt nạn nhân, còn nhiều người khác thản nhiên ngồi xem… Tàn tệ nhất là một số người khác thay vì ra tay ngăn cản thì lại xông vào "đánh hội đồng", xúm lại chụp hình, quay phim mà không thấy rúng động trong lòng. Đây là một hình ảnh man rợ không thể chấp nhận trong sinh hoạt loài người. Ai chứng kiến, khó mà cầm nước mắt. Có người đã bày tỏ rằng: Sự tàn nhẫn trong hành vi bạo lực của các nữ sinh là một điều đáng lo ngại, nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là thái độ bàng quan, thờ ơ của những người đứng xem mà phần đông là các bạn trẻ, nam nữ có học. Có người đã bày tỏ rằng: “Sự vô cảm nầy có sức lan truyền, lây nhiễm mạnh mẽ giữa đám đông. Ít ai có thể ngờ, những gương mặt ngây thơ còn khoác áo trắng đồng phục trên mình lại có thể thờ ơ, reo hò, cổ vũ trước sự đau đớn của bạn bè, đồng loại."

Cũng có nhận xét theo kiểu “vô cảm” rằng: “Ai can thiệp hay phát ngôn vớ vẩn vào chuyện người khác sẽ chết liền. Tốt nhất không nên nói gì, thì lâu ngày thành quen. Mặc kệ xung quanh, miễn là không ảnh hưởng tới mình.”

Người khác thì quyết liệt hơn: “Vô cảm là hậu quả tất yếu của một xã hội mất tự do. Vì hệ thống pháp luật kém. Khi pháp luật không bảo vệ được người dân thì ai dám lên tiếng bênh vực người khác?” Hình ảnh côn đồ đó đã gây một phản ứng dữ dội từ nhiều người trên thế giới, còn giới cầm quyền tại Việt Nam thì không thấy có biện pháp ngăn chận những hình ảnh man rợ nầy.

6. Hình ảnh người đàn bà trên đường thăm chồng đang nằm bệnh viện, chẳng may bị xe cán chết trên đường. Đứa bé khoảng ba bốn tuổi may mắn còn sống sót, trên tay cầm chiếc bánh mì mẹ mua cho mà nó chưa kịp ăn, đang kêu gào bên xác mẹ nhưng nhiều người đi qua lại, vô cảm đứng nhìn. Người ta cho đó là chứng bệnh vô cảm đáng sợ của con người dưới xã hội cộng sản ngày nay. Căn bệnh vô cảm, coi như “không nghe, không thấy, không biết” đã và đang ngấm ngầm làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con người và cả xã hội. Bệnh vô cảm không chỉ thấy ở kẻ xấu, mà nó còn xâm nhập và những người vẫn được coi là tốt. Bởi vì, khi "người tốt" làm ngơ, hay im lặng trước điều xấu thì đó là đã mắc phải chứng bệnh vô cảm.

Thánh Kinh dạy gì?: Sách Châm-Ngôn 21: 13 đã khuyến cáo: “Ai bưng tai không khứng nghe tiếng kêu la của người nghèo khổ, Người đó cũng sẽ kêu la mà sẽ chẳng có ai đáp lại.” Lời khuyến cáo nầy không chỉ dành cho trường hợp “nghèo khổ” mà còn là “bị nạn” nữa. Những ai từng hùng hồn tuyên bố rằng: “tôi là người không thích chuyện chính trị” thì cũng nên ý thức là chúng ta cần nói lên những điều cần nói cho những người không thể nói được và bênh vực những người bị hà hiếp trong sự khuyến cáo của Thánh Kinh- sách Châm-ngôn 31:8: “Hãy mở miệng mình để nói thay những người thấp cổ bé miệng, hãy bênh vực duyên cớ của những người bất hạnh đau thương” (Speak up for those who cannot speak for themselves, for the rights of all who are destitute. - Proverbs 31:8)

Kết luận: Là con người có trái tim, còn lương tri… Chúng ta không thể dửng dưng hay bưng tay bịt mắt trước những trường hợp cần sự lên tiếng hay ra tay cứu giúp của chúng ta. Nếu chúng ta không đủ khả năng can thiệp, chúng ta cũng có kêu gọi người khác can thiệp. Luật pháp Hoa Kỳ có điều khoảng kết tội những ai có điều kiện cản ngăn hay giúp đở người khác thoát nạn… nhưng lại tỏ ra bàng quan, và sự bàng quan đó đưa đến cái chết của người khác.

Là người dạy lẽ đạo của Chúa cho người khác, thà chúng ta mất các chức vụ “thiêng liêng” hoặc kể cả mất mạng khi phải lên tiếng hay ra tay cứu giúp người khác để mình giữ được linh hồn; hơn là được tiếng “thiêng liêng” rằng “tôi không làm chính trị” mà linh hồn bị quăng vào địa ngục bởi sự nói dối để bao che cho thái độ hèn nhát hay khiếp nhược của mình, như sách sau chót của Thánh Kinh- Khải Huyền 21:8 đã khuyến cáo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong bài tựa Lưu Hương Ký, Tốn Phong viết: “Từ đó (sau lần đến thăm xuân 1807) có những lúc tôi phải vào Nam, ra Bắc, không thể cùng nhau sớm hôm xướng họa.
Hôm nay 02-04-2014 là trận vòng tứ kết giải vô dịch túc cầu Champions League 2014
...nếu dầu thô sụt giá dưới mức 90 đô một thùng là Nga bị hụt ngân sách.
Theo báo cáo của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam kể từ khi có luật lao động ra đời năm 1995 thì từ năm 1995 đến năm 2012 Việt Nam
Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Khi tập kết ra Bắc, cài người ở lại. Cho gián điệp trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam.
Chỉ hai ngày sau khi đọc được bản tin Online mục “Nhịp Cầu Nhân Ái” trên trang báo “Nét Cố Đô” thành-phố Huế.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội đảng lần thứ XII sẽ họp vào đầu năm 2016.
Đầu năm 1971, tôi được mời qua tham dự một ngày “Trò chuyện với Giới Trẻ” tại thành phố Utrecht ở Hòa Lan.
Tâm và Phượng là một cặp vợ chồng sống với nhau từ lâu ở Việt Nam cho đến thời gian sau này sang Hoa Kỳ. Đời sống họ cũng bình thường như mọi người.
Ngày 22/6/1980 chuyến bay charter Wardair cất cánh từ Bangkok đã đưa trên 300 thuyền nhân Việt Nam qua định cư tại Canada.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.