Hôm nay,  

Lê Quốc Quân Nghe ‘Tổ Quốc Gọi Tên’ Mình

13/09/201300:00:00(Xem: 10876)
Đêm qua tôi nghe Tổ Quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá


Trong những ngày biết chắc rằng mình sẽ bị bắt. Ls Lê Quốc Quân nhắn lại với bằng hữu và đồng bào anh những suy tư của mình qua bài thơ “Tổ quốc gọi tên” Của Nguyễn Phan Quế Mai.

Biển đã dậy sóng trong Lê Quốc Quân; vì biển cũng đã từng dậy sóng những năm nào khi thuyền trưởng Nguỵ Văn Thà ra lệnh cho các thuỷ thủ của ông dùng bè để đào thoát. Vị thuyền trưởng đã cùng một số pháo thủ chọn ở lại tiếp tục chiến đấu khi con tàu HQ-10 lúc đó đã bị hư hại nặng nề. Để rồi sau đó hộ tống hạm Nhựt tảo HQ-10 đã chìm xuống cùng với vị thuyền trưởng và các pháo thủ quả cảm này.

Tiếng sóng Hoàng Sa dường như còn vọng tiếng của vị chỉ huy và các pháo thủ của ông. Lê Quốc Quân nghe được tiếng vọng ấy và anh nghe như tiếng Tổ quốc gọi tên mình.

Tiếng Tổ Quốc vọng về từ biển cả
Nên bão tố dập dồn chăng lưới bủa vây


Ôi! Tổ quốc của anh, bao nhiêu người đã ngã xuống cho mảnh đất này được vẹn toàn. Hỏi ai không bị xúc phạm khi tàu của hải quân Trung Quốc ngang nhiên xả súng bắn vào tàu của ngư dân vô tội ngay trên vùng biển quê mình?! Ai không đớn đau khi dấu vết máu xương của Nguỵ Văn Thà và các pháo thủ ngày nào còn nguyên đó mà Hoàng Sa, Trường Sa bây giờ giặc đang chiếm đóng?! Ai không căm giận khi sau lưng mình, hàng chục ngàn cây số vuông lãnh thổ và lãnh hải đẫm đầy máu và nước mắt của tiền nhân trong đó có Ải Nam Quan, có thác Bản Giốc, và nhiều cao điểm quân sự khác đã bị sang nhượng cho quân giặc?! Ai không căm giận khi ngày nay chính những con người mang tên Việt ngồi trên ghế cai trị dám mở miệng dạy bảo dân chúng rằng tất cả những lãnh thổ ấy xưa nay vẫn thuộc Tàu?!

Tổ Quốc của tôi, Tổ Quốc của tôi!
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa Bình,
Bao người đã ngã

Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

Ai có thể quên được cuộc tàn sát đẫm máu những người lính hải quân Quân Đội Nhân Dân trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 14/03/88 ? Sau 14 năm xảy ra biến cố tại Hoàng Sa của HQ-10 và sau 13 năm thống nhất đất nước; những người lính đi xây dựng đảo hôm ấy không có lấy một vũ khí nào trong tay ngoại trừ cuốc xẻng. Dù vậy, cho tới những hơi thở cuối cùng họ đã nhất quyết giữ vững ngọn cờ chủ quyền Việt Nam. Và họ đã ngã xuống dưới lằn đạn của hải quân Tàu trong uất hận không giữ được xương thịt của tổ quốc.

Tổ quốc là một khái niệm mang tính cách tinh thần, chúng ta không nhìn thấy, không đong đếm, không sờ mó được, nhưng tổ quốc gắn bó với ta và làm chúng ta gắn bó với nhau một cách lạ lùng. Ta cảm được cái tiết tháo, cái can trường khi Trần Bình Trọng chỉ tay mắng giặc: "Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Ta rung động cùng vị vua trẻ khi ngài đặt bút viết câu thơ về người lính già của cuộc chiến thắng những năm Nguyên Phong xưa. Ta thấu hiểu vì sao với hai chân bại liệt, người tù Lương Ngọc Quyến vẫn giành được bảy ngày độc lập cho Thái Nguyên. Nhưng ta không thể hiểu khi kẻ cầm quyền quay lưng với tổ quốc. Dù bất cứ với danh xưng gì, họ không còn là đồng bào của ta, họ đã nhập bọn cùng "kẻ lạ".

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ Quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời vạn tấc đất đớn đau


Lê Quốc Quân đã đau cái đau của đất, anh đã đau cái đau của binh nhất Nguyễn Văn Lanh khi trung uý Phương ngã xuống với ngọn cờ. Nhìn thấy đồng đội ngã xuống trước họng súng của hải quân Tàu, biết mình sẽ là người kế tiếp nhưng binh nhất Lanh vẫn lao đến đỡ lấy lá cờ trên tay của trung uý Phương. Ngọn lưỡi lê của giặc có thể đâm thẳng vào trái tim anh nhưng nó không thể nào chia cắt anh cùng tổ quốc.

Nguyễn văn Lanh không phải là một vị tướng, anh chỉ là một người lính mang cấp bậc binh nhất; nhưng anh biết để còn là một người lính, dẫu với hai tay không, anh phải bảo vệ danh dự của tổ quốc.

Ngày ấy, nào có xa lắm đâu hỡi những người đồng đội của binh nhất Nguyễn Văn Lanh. Các anh đang ở đâu sao giờ đây trên vùng biển trời của quê hương:

Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tầu
Sóng cuộn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc


Tôi sẽ vẫn là tôi nếu tôi còn tổ quốc. Lê Quốc Quân biết vậy, để còn được là người Việt Nam, để còn được là một phần của tổ quốc, anh chấp nhận mọi cái giá mà kẻ cầm quyền giáng xuống anh cùng gia đình. Anh bảo: “Tôi xin đón nhận mọi khó khăn như những món quà mà tổ quốc đã trao tặng cho mình” Anh gởi lại đàng sau những lời tâm huyết với chín mươi triệu đồng bào của anh. Ước mong họ sẽ đứng cùng anh đem thân mình chở che cho tổ quốc.

Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng Việt Nam
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ Quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố


Tôi tin rằng bằng hữu và đồng bào của Lê Quốc Quân đã nghe được lời anh nhắn. Và cái ngày mà chín mươi triệu người cùng đem thân mình chở che cho tổ quốc đó đang đến gần. Ngày đó tù ngục sẽ rạp dưới chân người. Không một ai, không một bạo lực nào có thể cắt chia dân mình với tổ quốc.

Và tôi như nhìn thấy cái hình ảnh của Lê Quốc Quân trước hàng ngàn những con người đổ về Hà Nội đứng cùng anh dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ. Và cũng cái giọng Nghệ An ngày nào, anh sẽ đọc những câu thơ của Nguyễn Phan Quế Mai:

Ngọn đuốc Hòa Bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe Tổ Quốc gọi tên mình


Và bạn ơi! mỗi chúng ta, mỗi người Việt Nam hôm nay hãy cùng với anh Lê Quốc Quân nghe Tổ Quốc gọi tên mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
vợ tôi và con trai đã mãn hạn tù. Hiện nay còn con gái tôi là Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị kết án 8 năm và đang bị cầm tù tại Thanh Hoá.... Bất công xã hội đã thúc đẩy Mẫn vào con đường dấn thân.
Tôi là một mục sư của Hội Thánh Mennonite, thành viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. Tôi đến đây vì những người bạn, đồng đạo, và tín đồ của tôi bị đàn áp chỉ vì bày tỏ đức tin
Ở Pháp, luật 1901 qui định các hội, như các hội ái hữu với mục đích bất vụ lợi, mà không phải tổ chức tranh đấu chánh trị vì tổ chức tranh đấu chánh trị có qui chế khác, qui chế "chánh đảng.”
Học thuyết do Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) là 2 người Đức (German), được Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924) và Josef Stalin (1927-1953) là 2 người Nga (Russia)
Làm người đôi lúc phải chịu đựng những nỗi oan không thể giải, cho đến khi qua đời, đành mang nó theo xuống mồ. Đó là trường hợp của J.M.W. Turner(1775-1851), một hoạ sĩ uyên bác, thành công,
Trong niềm tự hào về sự vững chắc của thành trì Liên Xô do mình tạo ra, Lê nin khẳng định: một chế độ XHCN nếu có sụp đổ thì chỉ có thể do chính bàn tay của những người cộng sản gây ra mà thôi;
LĐV* 12/6/2015 – Lao Động Việt hôm 11/6 gởi lá thư ký cùng 2 tổ chức VN đến Quốc Hội Mỹ về TPP và quyền lao động ở VN. Hôm nay, báo Huffinton Post đăng tin, đồng thời đài MSNBC phỏng vấn thân hữu người Mỹ của LĐV.
Đặc Ủy Chính Phủ về chính sách nhân quyền và viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, ông Christoph Strässer, đã sang thăm và làm việc tại Hà Nội và Saì Gòn từ ngày 3 đến 9.06.2015
Ngày 6/6/2015, cũng tại Paris, THDCĐN cũng tổ chức cuộc ra mắt Dự án nói trên. Đến dự có một số thành viên đến từ Bỉ, Hà Lan, Đức, Na Uy. Trên mạng Thế kỷ 21 có đăng toàn văn tài liệu này.
Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đang bối rối trước vấn đề chủ quyền biển đảo nhưng chưa biết phải đối phó ra sao vì dân và đảng không còn đi chung một đường.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.