Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Nam Định

13/09/201300:00:00(Xem: 10186)
TỈNH NAM ĐỊNH

Tỉnh Nam Định diện tích 1.670 km vuông. Dân số năm 2011 là 1.833.500 người, mật độ 1110 người/km vuông. Sắc dân: Kinh Tày, Mường, Hoa... Gồm có: Thành phố Nam Định, và 9 huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Hải Hậu. Tỉnh lỵ ở thành phố Nam Định. Nam Định, phía bắc giáp Hà Nam, Thái Bình, tây giáp Ninh Bình, đông và đông nam giáp biển Đông (72 km). Nhiệt độ trung bình 23 độ C. Nam Định đất đai trù phú, thủy sản dồi dào, giao thông dễ dàng. Kinh tế, trường ốc, buôn bán phát đạt.

Lịch sử tỉnh Nam Định: Vùng đất Nam Định vào thời thuộc Đường, thuộc huyện Chu Duyên. Đời Trần gọi là lộ Thiên Trường; thời Lê thuộc xứ Sơn Nam. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi thành tỉnh Nam Định. Tháng 5-1965, Nam Định hợp nhất với Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Năm 1976, Nam Hà và Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1991, tách ra lại và tái lập tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Tháng 11-1996, tách tỉnh Nam Hà để tái lập hai tỉnh Nam Định và Hà Nam.

Chùa Keo Hành Thiện: Chùa do Thiền sư Không Lộ xây năm 1061. Đến năm 1167, Lý Anh Tông đổi tên là Thần Quang Tự, chùa trông qui mô bề thế, với 13 dãy nhà, gồm có 121 gian rộng rãi. Chùa còn giữ được nhiều cổ vật từ thời Hậu Lê, như: Các sắc phong của nhiều triều đại, tượng đại pháp thiền sư Không Lộ bằng đồng. Tương truyền thiền sư Không Lộ, chẳng những là một vị cao tăng, mà còn là một danh y.

Chùa Phổ Minh ở làng Tức Mặc, xã Lộc Vượng. Chùa xây từ thời nhà Lý. Đến năm 1262, nhà Trần cho đại tu sửa, chùa đồ sộ, trước cửa chùa có đỉnh đồng nặng 7 tấn, cổng có tháp xây năm 1305, cao 14 tầng, tháp cao 21m. Tháp hình khối, các tầng trên nhỏ dần, đáy vuông mỗi cạnh 5,2m, trên cùng là bút tháp được xây bằng đá. Tháp đứng trên diện tích 30 mét vuông, mặc dù tháp ở nơi trũng thấp, nhưng đứng từ xa vẫn trông thấy tháp đồ sộ.

Chùa Cổ Lễ ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, là ngôi chùa cổ, xây từ thời nhà Lý. Trước chùa có tháp Cửu phẩm liên hoa, cao 12 tầng, trong lòng tháp có 60 bậc thang xoáy trôn ốc đi lên đỉnh tháp. Chùa có chuông nặng 9 tấn và tượng Phật Thích Ca cao 4m. Chùa Cổ Lễ là di tích lâu đời, xây từ thời nhà Lý.

Làng Tức Mặc thuộc xã Lộc Vượng, cách thành phố Nam Định 3 km, là nơi xuất thân của nhà Trần. Khu di tích rộng khoảng 10 ha, nơi đây có đền thờ Thiên Trường, thờ các vua nhà Trần, đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Vương. Năm 1262, dựng cung Trần Quang, để các vị Thái Thượng Hoàng, sau khi nhường ngôi cho Thái tử, về nơi đây để ở.

Khu di tích Phủ Dày ở huyện Vụ Bản, thờ bà chúa Liễu Hạnh. Phủ Dày có ba di tích chính: Phủ Thiên Hương, phủ có 19 toà nhà, 81 gian lớn nhỏ, có 5 pho tượng rất giá trị. Phủ Vân Cát có 7 toà nhà, 50 gian lớn nhỏ, trung tâm thờ chúa Liễu Hạnh, bên trái thờ Phật, bên phải thờ Lý Nam Đế. Lăng bà chúa Liễu có diện tích 625 mét vuông. Lăng là một ngôi mộ hình bát giác, có 60 búp sen, trông rất sinh động. Lễ bà chúa Liễu Hạnh (lễ hội Phủ Dày) được tổ chức tưng bừng nơi đây từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Khu rừng Giao Thủy, ở huyện Giao Thủy, rộng 12.000 ha. Nơi đây có nhiều loại chim trú ngụ: cò, vịt nước... luôn bay xập xoè. Dưới nước mèo biển, rái cá, tôm, cua, cá... chen chúc bơi lội đầy rẫy. Rừng cây sú vẹt đến mùa nở hoa trông rực rỡ, hương bay thoang thoảng với mùi thơm phưng phức.

Bãi biển Thịnh Long, dài cả cây số, cát trắng nước trong trẻo, phong cảnh còn hoang sơ, rất thích hợp cho tắm mát và bơi lội.

Làng điêu khắc La Xuyên ở huyện Ý Yên, những người thợ cần cù, khéo léo đã tạo ra vô số sản phẩm, trông sắc sảo như: Tủ, bàn thờ, sập gụ, hoành phi... với các hình như rồng bay phượng múa... Làng cây cảnh Vị Khê ở huyện Nghĩa Hưng, đã nổi tiếng từ thời nhà Lý, cây cảnh do các nghệ nhân uốn tỉa khéo léo, nên trông rất xinh xắn.

Nhà Trần, Nam Định quê hương
Phủ Dày, chùa miếu, phố phường nguy nga
.
Cảm tác: Non nước Nam Định
Đất đai Nam Định, nam sông Hồng
Bờ biển bao la ở phía đông
Ngô lúa dồi dào, đồng bát ngát
Cá tôm đầy đủ, biển mênh mông
.
Học hành trường ốc, khá khang trang
Chợ búa bán buôn, khách rộn ràng
Đường sá mở mang, đường rộng rãi
Phố phường sang sửa, phố thênh thang
.
Quê hương Tức Mặc của Nhà Trần
Nơi ấy xa xưa chốn xuất thân
Triều Lý khó khăn, rời nghiệp đế
Nhà Trần may mắn, được lòng dân
.
Phủ Dày Liễu Hạnh, tiếng thiêng liêng
Mùng một tháng ba, rộn rã kèn
Rước Kiệu xênh xang, nhiều khách khứa
Sửa lăng tươm tất, đủ hoa đèn
.
Rừng Giao Thuỷ, thăm thẳm trời mây
Sú vẹt trỗ hoa, khắp đó đây
Dưới biển lờ đờ, bầy cá lội
Trên trời lơ lửng, đám chim bay
.
La Xuyên, điêu khắc đã lâu đời
Tỉ mỉ nét đường đẹp hẳn hoi
Nghề nghiệp đồng bào, tinh xảo lắm
Nước non Nam Định, thiết tha hoài


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ một thời gian ngắn trước đây, tên tuổi “Cung Le” còn được hò reo vang trời trong các trận đấy Ulitimate Fighting, trong lồng sắt,
Lý do chính vì Việt Nam trễ nải 25 năm mê ngủ trước tham vọng của Trung Quốc, lại trì trệ không phát triển
Năm 1989 là một dấu mốc thời gian khó quên trong lòng người dân ở nhiều nơi trên thế giới.
Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế tại Bichkek, nước Kirghizistan, tưởng nhớ nhà giáo Đinh Đăng Định và các thi văn hữu đã mất trong năm qua
Dọc theo 15 km đường biên giới dài với gần 7.000 quả bóng bay rực rỡ ánh sáng đón mừng dân Bá Linh và du khách từ khắp nơi trên thế giới.
hơn mười triệu người dân đã ngã gục cho sự nghiệp tàn phá đất nước của Hồ Chí Minh và cái đảng của ông để ngày nay nước mất cho Tàu
độc tài toàn trị cộng sản còn tồn tại ở Việt Nam thì tự do, dân chủ, nhân quyền sẽ mãi mãi còn là chiếc bánh vẽ
nhiều chỉ dấu cho thấy ông Trọng rất muốn giữ vai trò TBT thêm 5 năm nữa và cũng đã khởi động nỗ lực vận động của riêng ông trong thời gian qua
Nội dung của buổi gặp gỡ giũa ông Tâp và ông Abé bên lề thượng đỉnh APEC chắc chắn là sự băn khoăn của ông Obama
Conrad Schumann đã phóng qua hàng rào kẽm gai ngày 15/8/1961 để tìm tự do ở Tây Đức trong lúc bức tường Bá Linh mới bắt đầu được xây
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.