Hôm nay,  

Bình Nhưỡng Và Seoul Đồng Y Tái Khởi Động Khu Công Nghiệp Kaesong

16/08/201300:00:00(Xem: 6003)
Theo tinh thần bản Thông cáo chung hôm 14/8/2013, Nam và Bắc Triều Tiên, sau 7 vòng đàm phán, đã đồng thuận mở lại khu công nghiệp Kaesong. Nội dung bản thông cáo chung hàm chứa nhiều quyết định chung quan trọng của cả Bình Nhưỡng và Seoul.

- Khu công nghiệp Kaesong cần phải được tái khởi động càng sớm càng tốt, mặc dầu mãi đến hôm nay ngày mở cửa lại của khu công nghiệp này chưa được hai bên xác định.

- Cả Binh Nhưỡng và Hán thành, đều đồng ý sẽ triệu tập buổi họp đặc biệt để nghiên cứu đánh giá những thiệt hại về kinh tế gây nên do vụ việc đóng cửa khu công nghiệp Kaesong trong những tháng vừa qua.

- Để tránh sự tái diễn việc đóng cửa khu công nghiệp Kaesong, Seoul cam kết sẽ giảm thiểu tối đa cường độ tập trận phối hợp giữa lực lương quân sư NTT và Hoa Kỳ. Bình Nhưỡng cũng cam kết sẽ không bao giờ tự ý rút 53,000 công nhân BTT ra khỏi Kaesong một cách bất thần và Bình Nhưỡng sẽ không hâm dọa tấn công NTT và Hoa Kỳ trong tương lai.

- Seoul tự cam kết sẽ bù trả lên đến 250 triệu Mỹ kim cho những thiệt hại về kinh tế trong những tháng qua khu công nghiệp Kaesong đóng cửa, nhất là những thiệt hại của 53,000 công nhân, các cấp điều hành, các nhà đầu tư.

- Điều đồng thuận thứ 5, là một ngạc nhiên lớn và cũng là một điều rất là lý thú cho kẻ viết bài tường thuật này: Seoul đề nghị, khu công nghiệp Kaesong sẽ mở rộng lớn hơn trong tương lai rất gần để đón nhận nhiều ngưồn đầu tư từ các nước ngoài. Khu công nghiệp Kaesong sẽ là khu vực đầu tư toàn cầu. Như vậy Seoul đã vô hình trung biến Bình Nhưỡng thành điểm đến thuận lợi cho những đầu tư thế giới tìm kiếm một vùng đất mới phì nhiêu cho việc phát triển công nghiệp và kinh tế. Đồng thời NTT đã vô tình đưa BTT hội nhập nền Kinh tế Thị trường Tư do. Điều ngạc nhiên hơn nữa là BTT đã đồng thuận chấp nhận đề nghị này.

Ngay lập tức, cũng trong ngày thứ tư 14/8, các nhà đầu tư NTT hoan hỉ đón mừng nội dung với 5 điều khoản đồng thuận của bản thông cáo chung ở trên. Tất cả các nhà đầu tư NTT đều lên tiếng phiền trách chính phủ Bình Nhưỡng và Hán Thành đã sử dụng khu công nghiệp Kaesong như quả bóng đá chính trị.


Khu công nghiệp Kaesong là chiếc cầu nối liền Seoul và Bình Nhưỡng hôm nay, là bước khởi đầu cần thiết cho việc thống nhất bán đảo Triều Tiên ngày mai. Thống nhất đất nước trong hòa bình là niềm khát khao, là sự mong đợi lớn lao của người dân Triều Tiên trong suốt 60 năm qua. Vì thế người Triều Tiên hôm nay quyết chí vượt lên trên mọi rào cản nhất là những rào cản dựng lên từ các thế lực bên ngoài. Trái với sự mong đợi của Hội Đồng Bảo An-LHQ và Mỹ, nội dung của bản thông cáo chung giữa Bắc và Nam Triều Tiên hôm 14/8, trong ý chí kiên cường tái khởi động khu công nghiệp Kaesong, không một từ đề cập đến vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, cũng như không một lời yêu cầu Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình thí nghiệm và phát triển vũ khí hạt nhân.

Tại sao người dân Triều Tiên làm được những điều lớn lao như vậy, họ vượt qua đầu của bọn Ngũ Cường-5 thành viên thường trực của Hôi Đồng Bảo An-LHQ? Câu trả lời quá hiển nhiên: NTT có một nền kinh tế hùng mạnh, BTT có một lực lượng quân đội tuy ít ỏi, nhưng được võ trang nguyên tử. So với bọn độc quyền chuyên chính toàn trị thế giới, bọn Ngũ Cường, dân tộc Triều Tiên tuy nhỏ bé như con chuột, nhưng con chuột có hàm răng nhuyên tử, nó có tiếng gầm của con sư tử khi cần.

Viết tới đây, tôi vô cùng tức tối bực bội trước sư nhu nhược của Chính phủ Cộng Sản Việt Nam ở trong nước, trong tháng bảy vừa qua cũng như năm 2007, họ đã nhượng bộ để cho bọn thế lực quốc tế với danh nghĩa gian dối phi hạt nhân hóa ViệtNam, tước đoạt của ta 16 kg Uranium tinh luyện ở nồng độ cao 36%, một yếu tố không thể không có trong việc phát triển vũ khí nguyên tử để bảo vệ tổ quốc tổ quốc, để đối phó với mộng bành trướng của Hán tộc, để ViệtNam trường tồn trong danh dự cùng nhân loại./.

Đào Như - thetrongdao2000@yahoo.com
Aug 15-2013
Hudson-Ohio.USA
Chú thích về Nguồn
TWO KOREAS AGREE TO REOPEN INDUSTRIAL PARK- Aljazeera (English) Aug-14-2013
http://www.aljazeera.com/news/asia-pacific/2013/08/201381410511958190.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.