Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Mai Thúc Loan

30/04/201300:00:00(Xem: 6440)

Nguyễn Lộc Yên

(Lời tâm tình: “Sử Việt” chỉ khái quát các Nhân vật lịch sử, không đi sâu từng chi tiết của Nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung của đề tài đã biên soạn. “Sử Việt” đăng vào ngày thứ Ba (Tuesday) mỗi tuần.)
MAI HẮC ĐẾ: MAI THÚC LOAN
(? - 722)
Mai Thúc Loan quê Hà Tĩnh, sinh ở Hoan Châu (Nam Đàn, Nghệ An ngày nay), ông có thân hình lực lưỡng khoẻ mạnh. Năm Kỷ mão (679), Đường Cao Tông (Tàu), đổi Giao Châu thành An Nam Đô hộ phủ (từ đấy nước ta gọi là An Nam). Vào năm 713, bọn quan quân nhà Đường tàn ác, còn bắt dân ta gánh vải từ nước ta đem nộp cho nhà Đường, vì vua Đường Huyền Tông có một ái phi tên là Dương Quí Phi, thích ăn trái vải ở An Nam. Mai Thúc Loan là người có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, kết thân với nhiều hào kiệt, như: Tiết Anh, Mao Hoành, Phùng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du, Tùng Thu... sau này họ trở thành những tướng tài và tụ nghĩa dưới cờ khởi nghĩa của ông.
Năm 713 (Qúy sửu, Đường Huyền Tông nguyên niên), Mai Thúc Loan cùng con trai là Mai Thúc Huy chiêu mộ nghĩa quân, chọn Hùng Sơn (núi Rú Đụn ở Nghệ An) làm căn cứ khởi nghĩa. Ông truyền hịch đánh đuổi quân xâm lược và cho con đi liên kết với các thủ lĩnh miền núi và các nước láng giềng: Chăm (Chiêm Thành, Chân Lạp (Cambodia), Kim Lân (Malaysia), để cùng chống lại xâm lăng Đại Hán. Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi, sử gọi ông là Mai Hắc Đế (Ông mạng thủy tức là nước, mà mạng thủy thuộc màu đen; nên ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mạng của mình (theo Việt điện u linh)). Mai Hắc Đế đóng bản doanh ở núi Vệ, lập kinh đô Vạn An (Nam Đàn ngày nay), nơi này hiểm yếu tiện lợi việc phòng thủ.
Năm 714 (Giáp dần), quân của Mai Hắc Đế phối hợp với quân của các thủ lĩnh miền núi và các nước lân bang lên tới 10 vạn quân, tiến đánh thành Tống Bình (Hà Nội). Thái thú nhà Đường là Quách Sở Khách, bỏ thành chạy về Tàu. Ông đã giữ nền độc lập cho nước nhà trong 10 năm (713-722). Sau đấy, nhà Đường sai Nội thị tả giám tướng quân Dương Tư Húc và Quách Sở Khách, mang 10 vạn quân sang đánh nước ta. Quân Đường tấn công thành Tống Bình, sau nhiều trận giao tranh ác liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, Mai Hắc Đế bị thất trận. Thành Vạn An cũng không giữ nổi, ông phải rút quân về cố thủ ở núi Vệ. Một thời gian sau, ông bị bệnh mất.

Nay ở núi Vệ, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An còn di tích thành của vua Mai (Mai Hắc Đế) và ở làng Hương Lãm, huyện Nam Đàn có đền thờ của Mai Hắc Đế và Mai Thúc Huy.
*- Thiết nghĩ: Nói đến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, người ta nghĩ khởi nghĩa ấy, từ một chuyến đi cống vải Hoan Châu cho nhà Đường. Có lẽ thời gian lịch sử này quá lâu, bị lớp bụi thời gian phủ mờ chăng?! Sự thật anh hùng Mai Thúc Loan đã toan tính cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm từ nhiều năm trước đấy. Ông đã mở lò vật, lập phường săn, kết thân với nhiều hào kiệt, đưa người bám trụ ở châu Đường Lâm nơi sát bộ máy cai trị đầu não chế độ đô hộ tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay), để nắm chắc tình hình địch, chuẩn bị khởi nghĩa.
Thời Chiến quốc của nước Tàu, có thất hùng là 7 nước: Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Nguỵ và Tần. Nổi bậc thuật “Liên Hoành” và “Hợp tung”. Vậy Liên hoành và Hợp tung là gì?.
Liên hoành: Hoành có nghĩa là ngang, từ đông sang tây, nước Tần ở hướng tây, 6 nước kia ở hướng đông; muốn đông hiệp với tây; đấy là thuật “Liên hoành” của Trương Nghi. Hợp tung: Tung có nghĩa là lên xuống, nam bắc, 6 nước trên từ nam lên bắc, nên kết liên với nhau để chống lại nhà Tần, đấy là thuật “Hợp tung” của Tô Tần. Hai chiến sách này, chỉ thành công một giai đoạn.
Còn thuật “Liên hoành” Mai Hắc Đế, thì hiệu quả hơn; ông đã phân tích rành rẽ với các nước láng giềng, thấy rõ âm mưu xâm lược của Đại Hán. Liên hoành với VN là tự cứu họ. Nếu không Liên hoành, thì sau VN, nước láng giềng kế tiếp sẽ bị quân Đại Hán xâm lược. Ông đem về chiến thắng huy hoàng.
Cảm mộ: Mai Hắc Đế
Gập ghềnh gánh vải, quá bi thương!
Trăn trở thương dân, mỗi tấc đường
Lo lắng nước nhà, lo tổ quốc
Giữ gìn bờ cõi, giữ quê hương
Tống Bình tới tấp, tan hồn giặc
Hắc Đế rộn ràng, sửa thổ cương
Tận sức, mạng cùng trời đất biết!
Đồng bào nhung nhớ, bậc can trường!
Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.