Hôm nay,  

Đừng Coi Thường Bệnh Bỏ Quên Trẻ Nhỏ

18/04/201200:00:00(Xem: 13836)
Sống trong một xã hội mà một cơn sốt thiếu thời giờ lúc nào cũng rình rập, thì căn bệnh “quên” đã trở nên một hội chứng bất trị của nhiều người. Thử hỏi một ngày bạn quay cuồng trong công việc tất bật từ lúc tới sở làm cho đến khi về nhà, việc tư lại tiếp tục chồng chất, bảo sao trí nhớ con người không có lúc kiệt quệ mà quên cái này, bỏ cái kia. Tuy nhiên, có một bệnh quên thời đại, đã ngày càng phổ thông mà bạn không thể không biết tới.

Hội chứng “bỏ quên trẻ nhỏ” đã biến thành mối quan tâm rộng lớn của mọi tầng lớp xã hội ngày nay vì mức nguy hiểm do hậu quả của nó đem lại. Trong sự suy sụp, èo uột của kinh tế, người không có việc làm thì bận rộn tìm việc hay không đủ tài chánh lo cho con cái, trẻ nhỏ. Người có việc, vì sự cắt giảm, cắt người, phải chịu áp lực nhiều hơn nơi công sở. Việc nhà làm hoài không hết, lại còn phải lo cho con cái chu toàn, đã biến con người thành cái máy làm việc không ngơi nghỉ.

Bệnh “bỏ quên trẻ nhỏ” đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đó là trường hợp của một em bé 2 tuổi bị chết trong xe vì mẹ bỏ quên.

Bà Karen Murphy(40 tuổi, ở bang Virginia, Mỹ) là một bác sĩ thú y, bị buộc tội giết người và bỏ bê trẻ nhỏ, có thể phải đối mặt với 40 năm tù giam. Daily Mail cho biết, ngày 17/6/2011, khi Karen về đến nhà lúc 4 giờ chiều thì nhận được điện thoại của chồng nói rằng bé Ryan không có ở nhà trẻ. Khi Karen nhớ ra, mở cửa xe mình, thì phát hiện bé trai vẫn bị giữ trên ghế ngồi từ buổi sáng. Cậu bé sau 7 tiếng trong xe cửa đóng, đã tử vong vì nóng. Ngay sau đó, bà đã bị bắt. Theo hãng NBC dẫn thông tin điều tra cho biết, đây không phải là lần đầu tiên Karen Murphy bỏ quên con trong xe. Trước đây, bà đã từng bỏ quên cậu bé trong xe 20 phút. Theo bạn bè kể, bà có một cuộc sống gia đình rất hạnh phúc và là một bà mẹ thương yêu con cái. Bà có 3 đứa con 11,9 và 2 tuổi, bà còn làm chủ một bệnh viện thú y lớn.

Bi kịch của lầm lỗi tai hại không thể giải thích này không phải là một tội ác. Tuy nhiên bà mẹ ấy sẽ phải rời gia đình êm ấm và 2 đứa con nhỏ để ngồi tù trong những năm còn lại đời mình. Bà không những mất đi đứa con nhỏ yêu thương mà còn phải sống trong địa ngục tăm tối của sự dày vò và hối hận vì một phút quên lãng vô tình của mình.

Hỡi những bà mẹ tay xách, nách mang, chân lúc nào cũng chạy, đầu óc lúc nào cũng bận rộn để nhớ lịch họp hành, chợ búa, tã, sữa, sinh nhật người này người nọ nhưng lại quên phắt con cái của mình. Có một sự việc xảy ra ngoài tầm nhận thức của con người, một hậu quả bi thảm của đời sống tất bật điên cuồng ngày nay, đó là sự xáo trộn của đầu óc. Đó là hiện tượng bỏ quên con nhỏ trong xe, đã được đặt tên là “Hội chứng bỏ quên trẻ nhỏ”.

Hội chứng này không chỉ xảy ra tại Hoa Kỳ mà còn ở nhiều nơi khác, Nó không những xảy ra cho các bà mẹ, mà cả những ông bố hay các ông bà trông cháu. Từ năm 1990, tại Mỹ đã có hơn 600 vụ rủi ro xảy ra chưa kể những vụ không được báo cáo. Năm rồi ở Ý, trong vòng 1 tuần có liên tiếp hai đứa bé bị chết vì bị cha mẹ bỏ quên.

Một trong 2 trường hợp này Lucio Petrizzi, là một giảng viên đại học, tưởng đã bỏ đứa con gái 22 tháng của mình ở nhà giữ trẻ. Thực ra ông đã bỏ quên em trong xe 5 tiếng đồng hồ và em chết dưới cái nóng ngột ngạt. Ông nói với cảnh sát “Tôi không hiểu tại sao, cái gì đã xảy ra, dường như ai đã lấy mất đầu óc tôi rồi”.

Năm 2010, một bác sĩ 40 tuổi khi đang đem con mình tới nhà giữ trẻ ở Cypress Hoa Kỳ, ông nhận được một cú phôn khẩn cấp. Ông lái thẳng tới bệnh viện theo quán tính và quên phắt đang chở cậu con trai yêu quí 5 tuổi trong xe. Ông chỉ phát hiện ra điều mình quên 8 tiếng đồng hồ sau, khi vợ ông gọi điện thoại cho ông, và đứa bé đã chết cứng vì nóng trên ghế sau xe ông.

Hầu hết các tai nạn đều xảy ra trong những ngày nóng nhưng có một trường hợp cái chết xảy ra một ngày nhiệt độ trung bình khoảng 63 độ F.

Janette Fennell, giám đốc của một tổ chức ngăn ngừa cái chết và tổn thương cho trẻ nhỏ nhận xét, “Một phần bi kịch xảy ra vì người ta không ai ngờ sự việc lại xảy ra cho chính họ. Người thì nghĩ rằng, quên một vài phút có hề gì, đâu phải chuyện của 8,9 tiếng. Nhưng họ đâu hiểu rằng họ đã bỏ quên chúng, đầu óc họ cứ đinh ninh, chúng đã ở trong nhà giữ trẻ rồi, và óc họ cho một tín hiệu, từ đây đến cuối ngày không có gì phải lo nữa cả.”

Bà Fennell thêm rằng, theo những con số và sự kiện của những tai nạn xảy ra, chúng ta không thấy có gì rõ rệt trong việc quy kết những người bị mắc hội chứng quên này thuộc vào nhóm người có đi làm, không đi làm, nam hay nữ, giàu hoặc nghèo. Thường, người ta hay nghĩ phụ nữ có đi làm sẽ mắc bệnh này. Thực tế thì bi kịch lại xảy ra cho các ông bố nhiều hơn các bà mẹ, thậm chí cả với các bà nội, ngoại hay những bà mẹ không đi làm chỉ ở nhà coi con.

Tôi đã chứng kiến một tai nạn chết người xảy ra cho một bé gái 7 tuổi ở kế bên nhà tôi. Sáng hôm đó mẹ em vì phải chạy ra ngân hàng đã giao em lại cho bà ngoại(52 tuổi) giữ. Em ngồi im lặng xem hoạt hoạ trước một màn hình tivi to khoảng 21 inches, trong khi cậu em trai 5 tuổi của em chơi bên cạnh. Em đòi ăn bánh cookies và bà ngoại chiều cháu bèn lui cui dưới bếp làm bánh cho các cháu ăn. Bi kịch xảy ra khi cậu bé chạy đến quay cái trục của tivi chơi. Tivi được đặt trên một cái trục quay 360 độ để người xem có thể quay theo góc cạnh nào tùy thích. Thình lình vì sức quay và lực đẩy của đứa bé quá mạnh, chiếc tivi rời khỏi bàn quay, rơi xuống phang ngay vào đầu bé gái. Em chết ngay tại chỗ. Khi tôi chạy qua xem thì em đã nằm co quắp lạnh ngắt bên chiếc tivi loại tube cũ to đổ lăn kềnh.

Bà ngoại em không bị kết tội vì cái chết của em nhưng bà lúc nào cũng bị mặc cảm phạm tội đeo đẳng suốt đời. Bà giờ trông xơ xác, già hẳn đi,mắc bệnh trầm cảm, hồi hộp, sợ hãi và mưu toan tự tử mấy lần. Bà luôn bị ám ảnh với ý nghĩ, lúc ấy sao mình lại chểnh mảng thế, sao lại ỷ y không trông nom cháu kỹ càng để sự việc đáng tiếc xảy ra. Bà đau đớn vì mất đứa cháu gái bà thương yêu và ân hận suốt quãng đời còn lại vì một phút vô ý của mình, chưa kể cái đau mất con của người mẹ.

Những báo cáo cho biết bi kịch thường xảy ra với những bậc cha mẹ cẩn thận mà lại lẩm cẩm. Loại người mua cả khoá cửa an toàn cho con nhưng hay đãng trí. Có một số trường hợp quá cẩn thận đến nỗi cột chiếc ghế an toàn của con vào đằng sau xe và quay mặt(rear-facing) vào lưng ghế để bảo đảm an toàn hơn. Tuy nhiên những nghiên cứu cho thấy những yếu tố góp phần vào hội chứng quên này là áp lực của công việc và cố gắng làm quá nhiều thứ một lúc. Thiếu ngủ, cuộc sống lứa đôi không hoà thuận, hay ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc cũng góp phần vào việc đánh gục sự minh mẫn của trí nhớ.

Nếu bạn làm việc nhiều quá và cảm thấy kiệt sức, hãy cẩn thận, có thể óc bạn không kham nổi quá nhiều mệnh lệnh của bạn nữa đâu.


Không ai có thể nghĩ đến việc một phút quên lãng đã ảnh hưởng đến những đứa con yêu quý của bạn. Nhưng nó đã xảy ra cho Lyn Balfour, 40 tuổi, là một nhân viên tình báo ở Bosnia và Iraq. Vàp ngày 30 tháng 3 năm 2007, một trân bão đầy áp lực nặng nề đã làm thay đổi hết mọi sự. Bé trai 9 tuổi của bà bị cảm lạnh. Người mẹ đã thức suốt đêm để chăm cho con. Sáng ra dù kiệt sức, bà vẫn lái xe đưa con tới nhà người giữ trẻ. Hôm ấy xe của chồng hư, bà phải chở chồng tới sở và bé trai được đặt ở ghế an toàn phía sau xe, khuất tầm nhìn của Lyn. Sau khi bỏ chồng xuống, óc bà theo thói quen bảo bà rằng đã “bỏ xuống” rồị. Bà chạy ngang qua nhà người giữ trẻ mà không dừng lại như đi trong vô thức. Người giữ trẻ có gọi bà vài lần trong ngày mà bà không trả lời. Cho đến 4 giờ chiều khi ra khỏi sở, bà gọi cho người giữ trẻ và hỏi con bà có sao không? Người giữ trẻ bảo, bà không có đem con tới gởi hôm nay. Lyn la lớn “ Bà nói vậy là nghĩa gì? Nó ở đó mà” . Người giữ trẻ một mực nói bà không có đem nó tới. Bà hỏi thêm, chồng bà có tới rước nó không? Nhắc đến chồng, một tia sáng chợt loé lên trong óc bà, bà chạy ra xe, chân chạy miệng la “Tôi có chở nó tới, tôi biết đã đem nó tới rồi”.

Tuy nhiên, nhìn qua làn cửa kiếng, bà đã thấy con bà còn được cột trên dây an toàn của ghế xe. Mắt em nhắm nghiền, khuôn mặt không còn sự sống. bà la lên một cách cuồng loạn cầu cứu mọi người kêu xe cứu thương dùm bà và bắt đầu làm cấp cứu mong em sống lại. Bà biết đã quá trễ nhưng cố gắng để cứu con bà làm CPR trong điên loạn. Em bé đã chết từ lâu. Bà bị vào tù với tội danh, ngược đãi, sao nhãng bổn phận và giết con không cố ý.

Trong cuộn băng ghi lại cuộc thẩm vấn của bà, bà đã than khóc một cách đau khổ “Tôi đã giết con tôi, trời ơi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi”. Người ta nghe được những tiếng la hét van nài con sống lại.

Hiện nay, bà đang vận động một chiến dịch kêu gọi sự cảnh báo của mọi người về hội chứng “bỏ quên trẻ nhỏ”. Bà nói “Ngày xưa, tôi nghe đến chuyện này xảy ra cho người khác và nghĩ chuyện thật là điên khùng, vì tôi không bao giờ ngờ nó xảy đến cho chính tôi”. Bà khích lệ mọi người có con nhỏ cố gắng bằng mọi cách tự bảo vệ mình đừng để điều đáng tiếc như thế xảy ra. Tỷ như dặn các người giữ trẻ phải liên lạc hay gọi cho cha mẹ, ông bà ngay khi thấy hôm đó các em nhỏ vắng mặt không có lý do báo trước. Hoặc viết một dòng chữ lớn, “đừng quên em bé” dán trên bảng xe ngay trước mắt mình. Hay tập một thói quen nào đó như, bỏ bóp, ví phía sau xe, gần ghế ngồi của em bé và luôn luôn kiểm soát ghế con mình trước khi bước xuống xe. Bởi vì ai cũng có khuyết điểm, ai có thể bảo đảm rằng mình không bao giờ làm lỗi, mà cái lỗi này lại là cái lỗi chết người.

Gần đây nhất, ngày 5 tháng Ba, 2012, một bé gái 3 tuổi bị bố mẹ bỏ quên ở quán ăn Chuck E.Cheese ở Bel Air, Maryland và chỉ phát hiện là mất tích khi bố mẹ bé nhìn thấy cô con gái trên bản tin truyền hình vào buổi tối. Nhân viên nhà hàng chỉ biết bé Harmony bị bỏ quên khi cô đến chỗ họ kêu khát nước vào lúc 8 giờ 30 tối thứ Hai. Họ đã báo ngay cho cảnh sát và khai báo rằng bé gái đến đây vào khoảng 4 giờ chiều và tham gia vào một bữa tiệc lớn gồm khoảng 10 thành viên trong một gia đình.

Bố mẹ cô cũng tham gia bữa tiệc đó và có lẽ họ bỏ quên cô con gái vì nghĩ rằng bé đã được họ hàng đưa đi cùng khi rời khỏi nhà hàng.

Ba ngày sau, ngày 9 tháng Ba, 2012 cũng tại Chuck E.Cheese ở Texas, lại 1 bé gái 5 tuổi bị bỏ quên trong ngày sinh nhật được tổ chức ở đó. Bà mẹ có 10 đứa con này chỉ phát hiện ra sự vắng mặt của cô bé sáng hôm sau khi chuẩn bị đưa các con đến trường.

Chỉ trong vòng 1 tuần có đến 2 đứa bé bị bỏ quên ở Chuck E. Cheese !!!!

Tuy nhiên không chỉ có thế, đài truyền hình ABC còn tìm ra trong những năm gần đây ít nhất có thêm 3 vụ nữa, tất cả toàn là trẻ 2 tuổi bị bỏ quên ở các chi nhánh khác của Chuck E. Cheese. Những nơi đó là West St. Paul, IL; Chicago, IL; và Fort Worth, TX.

Hội chứng “bỏ quên trẻ nhỏ” xảy ra cho bất cứ giai cấp nào trong xã hội, bất kể sắc tộc, giới tính, tình trạng tài chánh. Cái giá cho sự bỏ quên là bị kết tội, bất kể vì vô ý hay cố ý.

Đầu năm nay, hai cặp vợ chồng ở Chicago Shanpreta Howard và Antowain Johnson đã cố tình “bỏ quên” hai đứa con 12 tuổi và 9 tuổi ở nhà một mình để bay đi Las Vegas chơi với một nhóm bạn. Họ bị bỏ tù với tội bỏ bê con cái khiến chúng ở trong tình trạng nguy hiểm.

Cặp vợ chồng này rời Chicago đêm thứ tư 22 tháng 2,2012 và không trở về cho tới chiều thứ sáu 24 tháng 2,2012. Thầy giáo hai đứa trẻ không thấy chúng đi học, gọi về nhà mới hay chúng bị bỏ ở nhà một mình, sau đó họ báo cảnh sát. Đã vậy họ còn đăng hình và thông báo cùng bạn bè để chia sẻ tin vui bằng câu sẽ “đi trác táng” trên facebook của họ. Người mẹ còn khoe đã đi làm móng tay xong và không quên viết câu “cha mẹ yêu các con bằng cả trái tim và sẽ du lịch cho tới tận cùng trái đất cho các con” !!!

Độc giả đọc bản tin này rất giận dữ và kết án cặp vợ chồng này vô trách nhiệm và không thương yêu con cái. Độc giả tự hỏi, họ có tiền đi Las Vegas phung phí, ăn chơi, cờ bạc, sao lại không thể trả tiền giữ con. Nếu không thì cũng đem gởi cho gia đình hay người thân trông nom dùm, thời gian là hai ngày đâu phải chỉ một vài giờ. Hơn nữa luật pháp xứ Mỹ đã quy định sự an toàn cho đứa trẻ là không được bỏ trẻ em dưới 14 tuổi ở nhà một mình mà không có người lớn trông giữ.

Sau khi nhìn qua những sự kiện kể trên chúng ta rút ra được một bài học kinh nghiệm hay cho cuộc sống ngày nay. Để sống còn, chúng ta đã phải thổi quá nhiều bong bóng để giữ thăng bằng và còn nổi được trong bầu không khí hiện tại. Nếu chúng ta không tiếp tục tung hứng những quả bóng, lỡ tay làm nổ từng quả từng quả một, chính chúng ta sẽ bị rớt vào khoảng không mất hút. Chúng ta cũng không thể đi chậm hay dừng lại trong thời đại tiến hoá này, ngược lại sẽ bị đào thải hay rớt lại phía sau. Do đó chỉ còn cách để mình cuốn theo nhịp sống, nhưng lúc nào cũng nên dè chừng, cẩn thận kiểm soát lại chính mình, đừng quá coi thường những sự việc tưởng là nhỏ nhưng hậu quả rất lớn. Hội chứng “quên” xảy ra với tất cả mọi người nhưng rủi ro do bệnh “bỏ quên trẻ nhỏ” rất nghiêm trọng, nếu ngăn ngừa được, chúng ta nên làm ngay, khi bạn có con hay cháu nhỏ.

Trịnh Thanh Thủy

Tài liệu tham khảo

Parents 'leave young children home alone for TWO DAYS while they jet off to Vegas for party weekend'
http://www.dailymail.co.uk/news/article-2118184/Parents-leave-young-children-TWO-DAYS-jet-Las-Vegas-party-weekend.html

Forgotten baby syndrome 
http://www.dailymail.co.uk/femail/article-2113440/Forgotten-baby-syndrome-It-unthinkable--accidentally-leaving-baby-hours-lots-busy-parents-devastating-consequences.html

Trịnh Thanh Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.