Hôm nay,  

Viết Về Anh: Trường-kỳ

22/08/200900:00:00(Xem: 5872)

VIẾT VỀ ANH: TRƯỜNG-KỲ                                                                         
MBQ (Em Bé Quê)


Ban-Nhạc Trẻ: “Ngân-Hà” -1981. Từ trái qua phải: Dung (Las Vegas), Thúy-Anh (LS.Radio), MBQ (Guitar), bé Lì (Trống), Duyên (Họa-Sĩ-“Viễn- Đông Newspaper”).
Khoảng cuối thập-niên 60 (thế-kỷ 20) tôi chỉ là một cô bé theo học Đệ Thất (lớp 6) trường Nữ Trung-Học Trưng-Vương.  Vì Thân-Phụ tôi làm việc ở Bộ-Nội-Vụ, số 164 đường Tự-Do.  Quận I.  Saigon – (Bây giờ đổi tên là đường “Đồng-Khởi”), Bố lại cho tôi theo học Dương-Cầm của các Frère trường Lasan Taberd ngay bên cạnh (góc đường Nguyễn-Du và Hai-Bà-Trưng).  Học gần hết cuốn “Method Rose” vỡ lòng, một hôm nghe lớp bên cạnh chơi nhạc sôi nổi nhờ có tiếng Guitar, tiếng Trống.  Thế là, liền bữa sau, tôi bỏ học Piano, xin phép Thầy cho được chuyển sang học Trống rồi đến Guitar. Cũng kể từ đó tôi bước vào làng âm-nhạc Việt-Nam. 
Vì còn quá bé nên tôi không bao giờ đuợc tham dự các buổi trình-diễn.  Nhưng tôi nghe Bố, Mẹ và các chị thường nhắc đến tên anh: “Trường-Kỳ”, người từng làm mưa làm gió, “đứng mũi chịu xào”, tổ chức các buổi Đại-Hội-Nhạc-Trẻ thời ấy. 
Thành-phố Saigon khoảng năm 1969 thật nên thơ, rất ít người chứ không bị “Nạn Nhân-Mãn” như ngày nay.  Lúc bấy giờ làm gì có “You Tube”, MP3 hoặc Iphone để có thể xem và nghe nhạc bất cứ lúc nào.  Người dân ở các tỉnh làng hẻo lánh suốt ngày lo chạy giặc, còn dân ở Saigon thì sợ bị Việt-Cộng pháo-kích (như Tết Mậu-Thân 1968).  Do đó “Âm-Nhạc” là những liều thuốc cực bổ cho tinh-thần, là cơn gió mát sinh-động khơi lên niềm hy-vọng của sự “Sống” trong giới thanh-thiếu-niên Việt-Nam khắp nơi nơi. 
Thời ấy lính Mỹ qua nước mình như đi chợ.  Họ mang nhạc trẻ vào, tạo nên luồng sinh-khí mới năng động, vui tươi và hồn nhiên.  Tiếng trống, đàn và câu hát reo rắc đến mọi nhà trên băng-tần của những làn sóng phát thanh hoặc truyền hình đen trắng, làm tan đi những nỗi lo sợ của người dân, lúc mà họ đang phải sống trong một giai-đoạn khốc liệt nhất của lịch-sử chiến-tranh Việt-Nam.  Và anh: nhạc-sĩ Trường-Kỳ, một dáng người nhỏ bé nhưng tấm lòng nghệ-sĩ bao la, vô tận,  anh đã bắt nguồn, reo giắc và dàn trải nền nhạc trẻ Việt-Nam đi suốt dòng lịch-sử âm-nhạc qua bao thế-hệ từ trong nước đến hải-ngoại ngày nay. (Trong đó có chúng tôi).
 Khoảng tháng 10, 1991.  Khi ban nhạc nữ “The Misses” của tôi lưu-diễn tại Montréal (Canada), do ông bầu: Tề-Nhơn tổ-chức (đây là một Kiến-Trúc-Gia “Architecher” nhưng  vô-cùng đam-mê âm-nhạc).  Lúc ấy, anh Trường-Kỳ có liên-lạc bằng điện-thoại với tôi và tỏ ý  nuối-tiếc vì không là người đứng ra tổ-chức show nhạc trẻ này. 


Ngày 3, tháng 7, năm 1996, khi tôi đang điều-hành một văn-phòng Luật-Sư ở thành-phố Fountain Valley, California thì Trần-Thị-Diễm-Phúc (chủ báo Diễm) đưa Trường-Kỳ đến văn-phòng tôi xin bảo-trợ cho buổi ra mắt sách lần đầu “Tuyển Tập Nghệ-Sĩ 96” của anh.  Tôi đã vui vẻ nhận lời và bảo trợ phân nửa số vé của vũ-trường Majestic (khoảng gần 300 vé).  Nhưng rất tiếc hôm ấy tôi lại không tham-dự được vì quá bận với công-việc trong ngành Luật-Sư.  Tôi nghe khách hàng (Clients của tôi) và bạn bè nói rằng buổi tối khi vào vũ-trường họ thấy bàn nào cũng đề “Reserved” tên “DBN” mà không thấy mặt mũi tôi đâu hết.  Tôi đã phải hết lời xin-lỗi anh Trường-Kỳ và chị Diễm-Phúc về việc ấy.
Những “Tuyển Tập Nghệ-Sĩ” sau, anh đã phỏng-vấn và viết về tôi, như một thế-hệ nhạc trẻ tiếp nối gót chân anh.  Tôi cũng bảo trợ trang bìa màu mặt sau cho phần quảng-cáo văn-phòng Luật-Sư của tôi trong những sách này.
Hai anh em chúng tôi thỉnh thoảng điện thoại và “email” cho nhau.  Đến khoảng đầu năm 2006, Trường-Kỳ điện thoại cho tôi biết anh phụ-trách mục “Nghệ-Sĩ và Đời Sống” cho đài VOA bấy lâu nay.  Anh muốn trải tâm-sự của tôi với thính-giả khắp nơi trên thế-giới.  Thế là tôi cũng được góp mặt trong chương-trình này. Trích dẫn từ web-site: www.diamondbichngoc.com:
Người mà chương trình Nghệ Sĩ Và Đời Sống do Trường Kỳ thực hiện giới thiệu đến quí vị trong kỳ phát thanh này không phải là một ca sĩ chuyên nghiệp. Cô cũng chẳng phải là một nhạc sĩ trình diễn kiếm tiền, tức là một người sinh sống bằng nghề ca hát hay sử dụng đàn, trống, vv.... Diamond Bích Ngọc  hội đủ những khả năng như vậy. Nhưng cô chỉ coi đó như một sở thích với nhiều đam mê hoặc dùng khả năng của mình để cùng với các bạn mang lại niềm vui cho những người già cả, đơn chiếc hay những người thiếu may mắn trong xã hội.  Điển hình như qua những lần sinh hoạt của cô và nhóm Chân Quê từ vài năm nay với các vị cao niên trong những viện dưỡng lão, những trung tâm điều dưỡng, vv.... Hoặc với những người vô gia cư ở Orange County, nam California là nơi cô cư ngụ.  Nghệ Sĩ Và Đời Sống sẽ cùng quí vị tìm hiểu thêm về Diamond Bích Ngọc trong chương trình này qua những hoạt động trong những lãnh vực văn nghệ, truyền thông và những công tác thiện nguyện của cô... (Ngưng trích).
Lần cuối cùng chúng tôi gặp anh là ngày 4, tháng 2, năm 2007 khi Trường-Kỳ cùng với anh Xuân-Hồng (BBC-London) và anh chị Tú đến sinh-hoạt cùng ban-nhạc “Chân-Quê” tại một Nursing-Home ở thành-phố Garden Grove.  Nơi mà các bệnh-nhân trông chờ từng ngày, từng giờ được nghe tiếng đàn, tiếng hát của “Chân-Quê”. 
Tuần sau đó tôi mời Trường-Kỳ, anh Xuân-Hồng, anh-chị Tú và các anh khác như Phạm-Long, Kỳ-Phát đi ăn trưa ở nhà hàng Thailand.  Không ngờ hôm đó lại là bữa “Tiệc Ly” với Trường-Kỳ.
Ngày 22, tháng 3, năm 2009, nghe tin anh nằm xuống, khi đang ở Trang-Trại của tôi thuộc thành-phố Brisbane, Queensland, Australia.  Xem điện-thư “email” từ bạn bè, tôi bàng hoàng đến rụng rời tay chân.  Không về Canada được để dự tang-lễ Trường-Kỳ.  Theo hướng-dẫn trong “email” anh Nam-Lộc, tôi đã gọi điện thoại cho tiệm hoa, thay mặt cho toàn nhóm “Chân-Quê”, gửi đến anh vòng hoa phúng-điếu như một lời chia tay:
03/31/09 CHECK CRD PURCHASE 03/27 ARTIFLORA ROSEMONT MONTREAL CD (tòa soạn VB cắt bỏ mã số của check).
Trường-Kỳ ơi! Vĩnh-biệt một người anh Văn-Nghệ vô cùng yêu quý của chúng em. 
Em Bé Quê (Chân-Quê), California August 21, 2009.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hồ Chí Minh chết nay được 46 năm, mồ yên mả đẹp nhưng ông vẫn chưa được yên. Người ta đào bới lên đủ thứ chuyện về ông: bản thân, gia đình, con đường lập thân,...
SINGAPORE—Cách Trung Quốc xem các tranh chấp chủ quyền đang sôi động ở Biển Đông, rằng sự nhẫn nại của họ đã đi quá xa.
Phùng Khắc Khoan hiệu Nghị Trai, tự Hoàng Phu, quê ở làng Bùng, huyện Thạch Thất, Hà Tây (nay Hà Nội). Nên sau khi đỗ đạt người ta gọi ông là Trạng Bùng.
Nhân quyền của dân tộc Việt Nam không phải là nhu cầu hàng đầu của Mỹ. Đó là điều kiện mang tính chính nghĩa và văn minh mà Mỹ đưa ra để bắt chẹt các chế độ độc tài như Cộng Sản, vì độc tài làm gì có nhân quyền.
Biển Đông (tiếng Anh South China Sea) là một vùng biển rộng khoảng 3,5 triệu cây số vuông của Thái Bình Dương. Bao bọc bởi phía Tây là Phi Luật Tân, phía Nam là Mã Lai, Brunei, Nam Dương, Tân Gia Ba.
Cách đây khoảng 20 năm, đang ngồi ở nhà viết một bài xã luận, một anh bạn H.O. gọi giật giọng:
Những biến cố dồn dập từ nhiều tháng qua trên vùng Thái Bình Dương đã khiến dư luận thế giới e ngại rủi ro đụng độ hoặc thậm chí xung đột trong khu vực.
Giáo sư Tomás Summers Sandoval gốc Mễ dạy Sử tại đại học Pomona, California, có ông bố tham gia chiến tranh Việt Nam, nhưng ông ít thấy báo chí Mỹ nói về người lính Mỹ gốc Mễ trong quân đội Hoa Kỳ.
Tham vọng của Bắc Kinh thống trị một trong những thủy lộ quan trọng nhất thế giới là Biển Đông, một lần nữa trở thành điểm chú ý khi Mỹ và các nhà lãnh đạo Á châu tụ họp về cuộc Đối thoại Shangri-La,
Đi vào mùa bầu cử thì các ứng cử viên tại Mỹ đều sợ dính vào cái nhãn hiệu tinh hoa hay trí thức vì họ cần dân chúng thấy gần gũi và thông cảm nguyện vọng của người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.