Hôm nay,  

Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ Tùng Giang

06/06/200900:00:00(Xem: 15716)

Vĩnh Biệt Nhạc sĩ Tùng Giang
Nam Lộc


Joe Marcel, Tùng Giang, Trường Kỳ, Nam Lộc năm 1995.
Sau buổi “họp mặt hoàng hôn” cùng bạn bè và người thân cách đây đúng 2 tuần lễ, nhạc sĩ Tùng Giang đã vĩnh viễn giã từ trần thế vào lúc 9 giờ 45 phút tối giờ California ngày thứ Năm mùng 4 tháng 6, 2009 với đông đủ các con và các cháu ở bên cạnh. Xướng ngôn viên Giáng Ngọc, trưởng nữ của nhạc sĩ Tùng Giang đã sụt sùi gọi điện thoại thông báo cho một số bạn thân của “bố” trong đó có tôi. Cô cho biết nhạc sĩ Tùng Giang đã không ăn uống được gì từ mấy ngày nay, cơ thể yếu dần, chìm vào hôn mê rồi nhẹ nhàng ra đi về bên kia thế giới. Như vậy là sau cái chết đột ngột của “ông vua nhạc trẻ” Trường Kỳ cách đây 3 tháng, thì hôm nay làng văn nghệ lại mất thêm một tên tuổi trụ cột và tiên phong trong lãnh vực nhạc trẻ Việt Nam.
Nhạc sĩ Tùng Giang tên thật là Phạm Văn Lượng, sinh ngày 17 tháng 11 năm 1940, anh chào đời tại Cambodia, nhưng thời niên thiếu lại sống ở thành phố Nha Trang. Vốn sẳn có máu nghệ sĩ ở trong người (mẹ Tùng Giang là Cô Ba Được, một đào hát cải lương rất nổi tiếng thuở đó) nên vừa học xong trung học thì Tùng Giang đã bỏ quê lên tỉnh theo tiếng gọi của nghệ thuật. Với lòng đam mê sân khấu, Tùng Giang đã sẵn sàng nhận bất cứ vai trò hay nhiệm vụ nào để có cơ hội và hoàn cảnh được hoạt động âm nhạc và kịch nghệ. Anh đã từng phục vụ trong đoàn kịch nổi tiếng Dân Nam bên cạnh các tên tuổi lớn như Ba Vân, Tuý Hoa và Tuý Phượng v..v... Rồi anh thọ giáo nhạc sĩ Huỳnh Hớn và trở thành một trong số những tay trống cừ khôi nhất của các ban nhạc trẻ nổi tiếng ở VN. Tên tuổi Tùng Giang càng nổi bật thêm vì tài sáng tác, tuy viết không nhiều, nhưng hầu hết các nhạc phẩm của anh đều được đón nhận một cách nồng nhiệt và vẫn tiếp tục được các ca sĩ thuộc thế hệ trẻ trình bầy cho đến ngày hôm nay.


Tuy nhiên thành tích đáng kể nhất của nhạc sĩ Tùng Giang chính là sự khai phá ra kỹ nghệ “phòng thu âm” các tác phẩm âm nhạc cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại sau năm 1975. Có thể nói Tùng Giang là người đi tiên phong trong lãnh vực này, anh đã có công phổ biến và lưu truyền các tác phẩm giá trị của Việt Nam trong những thập niên đầu kể từ khi kỹ thuật và máy móc còn rất thô sơ. Nhưng cũng chính nhờ vậy mà nền âm nhạc VN tại hải ngoại không bị mai một. Hầu hết các cuộn băng cassette rất giá trị của Khánh Ly, Sĩ Phú, Lệ Thu, Khánh Hà, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Phạm Duy v..v.. đều do bàn tay “phù thủy” của Tùng Giang chăm sóc và nắn nót từng câu hát, từng tiếng đàn. Và cũng từ những phòng thu do Tùng Giang làm chủ, anh đã lần lượt giới thiệu đến người yêu nhạc các giọng hát lần đầu tiên cất tiếng ca như Diễm Liên, Phi Nhung, Thanh Hà, Kỳ Duyên v..v... Ngoài ra vào thời gian đó Tùng Giang còn cộng tác với người bạn thân là Trường Kỳ xuất bản tờ báo Hồng dành riêng cho giới trẻ yêu nhạc tại hải ngoại.
Tin Tùng Giang qua đời tuy không làm tôi ngạc nhiên như khi Trường Kỳ đột ngột ra đi, vì Giang đã dự đoán trước chuyện này, nhưng tôi vẫn cảm thấy thật bàng hoàng, vì chỉ trong vòng 3 tháng tôi đã mất đi hai người bạn thân mà cuộc đời cả 3 đứa đã gắn liền với biết bao nhiêu kỷ niệm. Ôi còn đâu “bộ ba” Trường Kỳ - Nam Lộc - Tùng Giang!
Vĩnh biệt bạn hiền!
Nam Lộc
California, những ngày hè trống vắng! 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 8/6/2015 trên các trang webs truongtansang. net, nguyentandung. org, và nguyenthiennhan. net... có đăng ý kiến đóng góp của ông Nguyễn Thu Giang,
Cô bé Hmông vượt “cổng trời” ra phố đi học... 11 tuổi, Mị vượt 50 cây số đường rừng, vượt những con dốc cao, lội qua những con suối mùa mưa nước cuồn cuộn chảy để đi học thêm cái chữ.
Nguyễn Ư Dĩ có tài liệu ghi là Ư Kỷ, tự là Vô Sự, quê Hải Dương, sau dời vào Thanh Hoá, Ông là anh vợ của Nguyễn Kim, là cậu ruột Nguyễn Hoàng,
Làm cộng sản, giết dân, tìêu diệt sản xuất xã hội, phá hoại luân thường đạo lý, Hồ chí Minh không gì khác hơn là tên tội phạm diệt chủng, tức tên tội chống nhơn loại.
cho phép công nhân trong hệ thống của họ, tổ chức công đoàn theo sự lựa chọn của họ sẽ là một bước đột phá lịch sử của một nhà nước độc đảng. TPP sẽ đòi hỏi tất cả các nước tham gia hiệp định này phải thay đổi luật pháp
Hải Ninh: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, dường như “Con Đường Tơ Lụa Mới” và “Bạch Thư Quốc Phòng” của Bắc Kinh là hai mặt trái ngược của Trung Quốc.
Khi thực dân Pháp xử tử 13 chí sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Bái, người Pháp đã rúng động trước sự dũng cảm và tinh thần ái quốc của tuổi trẻ VN.
Hướng Đạo là phong trào áp dụng một phương pháp giáo dục bổ túc cho gia đình và học đường, nhằm đào tạo thanh thiếu niên trở thành hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thỉnh thoảng trên Tv có chiếu hình ảnh một ông già gân, mồ hôi nhuể nhoại,khòm lưng,vừa chạy vừa cố sức đẩy đứa con bại liệt ngồi trên một xe lăn đặc biệt. Mặt mày cậu ta méo xẹo,
Năm ngoái, con trai thứ của bà Ngô Đình Nhu, anh Ngô Đình Quỳnh, cho xuất bản ở Pháp hồi-ký của mẹ anh mang tên Le Caillou Blanc (“Hòn cuội trắng”) dưới tên La République du Việt-Nam et les Ngô-Đình
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.