Hôm nay,  

Trung Tướng Dư Quốc Đống

26/04/200800:00:00(Xem: 16461)

Tướng Dư Quốc Đống sinh Tháng 12 năm 1932  tại Minh Lương tỉnh Rạch Giá, Khi còn nhỏ theo học tại trường Tư thục Võ Thành Trứ về sau lên Sài Gòn học tại tư thục Guillerault trên đường Chasseloup Laubat ( Hồng Thập Tự )

Gia nhâp quân đội khóa 5 Hoàng Diệu, Trường Vỏ Bị Quốc Gia Việt Nam khai giảng vào tháng 7/1951 và mãn khóa ngày 24/4/1952. Sau khi tốt nghiệp Ông được đưa về phục vụ tại Tiểu Đoàn 4 Vệ Binh Sơn Cước tai Pleiku đến một năm sau mới tình nguyện thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù.

Khi về Nhảy Dù, Thiếu Úy Dư Quốc Đống giữ chức vụ Trung Đội Trưởng  Tiểu Đoàn 1 ND dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Vũ Quang Tài, Tiểu Đoàn Trưởng.

Năm 1954, Ông được thăng cấp Trung Úy và giữ chức vụ Đại Đội Trưởng khi tham gia chiến dịch càn quét lực lượng Binh Xuyên ra khỏi Đô Thành Sài Gòn năm 1955. Sau trận nầy Ông được thăng cấp đặc cách Đại Úy nhiệm chức.

Cũng trong năm nầy, Thiếu Tá Vũ Quang Tài giao quyền chỉ huy Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù cho Đại Úy Trần Văn Đô làm Tiểu Đoàn Trưởng, Ông được chỉ định làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù. Trong lúc nầy có một khoảng thời gian ngắn ông được chỉ định xử lý thường vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ6ND trước khi Đại Úy Đổ Kế Giai về nhiệm chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ6ND.

Năm 1957, Ông được Đại Tá Nguyễn Chánh Thi Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm huấn luyện đào tạo Hạ Sĩ Quan Nhảy Dù  với các bằng CC1, CC2 (Chứng Chỉ năng lực tác chiến). Đến năm 1959 ông được đề cử giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1ND.

Năm 1958 ông được bổ nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù .

Đến năm 1959 ông thuyên chuyển về giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1ND. Ngày đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm 11/11/1960 do nhóm Vương Văn Đông chủ trương ông không có mặt tại Tiểu Đoàn.

Tháng 6 / 1961, sau chiến thắng Kiến Phong ( trận Ấp Mỹ Qúi ) tất cả quân nhân của TĐ1ND đều được đặc cách thăng một cấp và ông được thăng cắp Thiếu Tá tại mặt trận.

Đến năm 1962, chiến cuộc ngày càng gia tăng, và theo nhu cầu phát triển của Quân Đội, Lữ Đoàn Nhảy Dù thành lập hai Chiến Đoàn 1 và Chiến Đoàn 2; ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Chiến Đoàn Trưởng đầu tiên của Chiền Đoàn 1 Nhảy Dù và cũng là tiền thân của Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù sau nầy.

Sau chiến thắng trận Tân Châu Hồng Ngự, Thiếu Tướng Cao Văn Viên Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù được đề bạt làm Tham Mưu Trưởng Liên Quân tại Bộ TTM/QLVNCH. Trong buổi lể bàn giao, Thiếu Tướng Viên đã trao gắng cấp bậc Đại Tá và trao Quyền Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù lại cho ông vào ngày 19/6/1964.

 Đầu tháng 11/1964, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng, chính thức nhậm chức Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù. Ngày Quân Lực 19 tháng 6/1966, ông được vinh thăng Thiếu tướng, và đến Tháng 7 năm 1970, ông  được thăng cấp Trung Tướng.

Tướng Dư Quốc Đông có vóc dáng uy nghi, mày rậm, mắt to, cử chỉ hiên ngang. Ông là một sĩ quan can đảm, tài ba, đã từng trải qua nhiều trận chiến ác liệt trên khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Ngoài tài hành quân tác chiến, Tướng Đống còn là một người rất nghĩa khí.

Có lần trong cuộc họp Đại Hội Đồng Quân Lực ngày 10/3/1966 dưới sự chủ tọa của Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lảnh Đạo Quốc Gia để bầu phiếu buộc tội Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi về việc dung túng những thành phần quá khích ở Vùng I Chiến Thuật, họ biểu tình phản kháng lại Chính Phủ Trung Ương. Hầu hết Tướng lãnh đều bỏ phiếu thuận, chỉ có một phiếu trắng; Trung Tướng Nguyễn Hữu Có đẩy ghế đứng dậy lên tiếng :

-Trong phòng họp nầy, Chúng ta là những người có trách nhiệm trong Đại Hội Đồng với tư cách thay mặt toàn quân, bỏ phiếu thuận hay không thuận, bỏ phiếu trắng trong trường hợp nầy là “lưng chừng” không dứt khoát lập trường. Vậy ai là người bỏ phiếu trắng nên giải thích cho anh em rõ.

Chuẩn Tướng Dư Quốc Đống đứng lên nói:

- Kính thưa Trung Tướng Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, kính thưa qúy vị, tôi là người bỏ phiếu trắng đó. Trung Tướng Thi đã một thời là cấp chỉ huy của tôi trong binh chủng Nhảy Dù nên tôi không thể hành động chống lại Trung Tướng Thi, tôi vẫn biết rằng hành động của tôi không làm thay đổi được quyết định chung cuộc, nhưng tôi vẫn làm vì lẻ đó. Và nếu sau nầy có điều gì xảy ra với Trung Tướng Viên tôi vẫn hành động như tôi vừa làm. Và bây giờ qúi vị toàn quyền quyết định về tôi : “ở hay ra khỏi Nhảy Dù, tôi thi hành ngay” xin cảm ơn qúy vị.

Các tướng lãnh, trong đó có Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Trung Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có ,,, nghe lời nói khí khái hùng hồn của ông ai cũng mến phục (Tướng Thi, Tướng Viên nguyên là Tư Lệnh tiền nhiệm của Sư Đoàn Dù).

Tướng Đống rất thương yêu binh sĩ, nhưng ông lại rất khắt khe với các sĩ quan cao cấp, các vị Tư Lệnh Phó, Lữ Đoàn Trưởng, Trưởng Phòng, Tiểu Đoàn Trưởng rất nể sợ ông. Các sĩ quan cấp tá trở lên mới bị Tướng Đống quở trách, đối với cấp Úy thì ông không nói gì. Nhưng với anh em binh sĩ, ông hết sức nhỏ nhẹ, cặp mắt luôn luôn nhìn họ một cách hiền từ, trìu mến. Ông nghĩ họ là thành phần cực khổ và chịu nguy hiểm nhiều nhất, ông muốn yểm trợ giúp đỡ thật nhiều cho binh sĩ và gia đình họ, giống như người cha lo lắng cho đứa con thân yêu của mình vậy.

Tướng Đống là Tư Lệnh thứ tư của Sư Đoàn Nhảy Dù (từ 1964-1972, sau Đại Tướng Đỗ Cao Trí, Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, Đại Tướng Cao Văn Viên). Trong binh chủng Dù, ông phục vụ lâu năm nhất, chỉ huy từ cấp Trung Đội Trưởng và không hề có thời gian gián đoạn chỉ huy so với các Tư Lệnh khác.

Thời gian ông chỉ huy SĐND là lúc chiến tranh Việt Nam lên tới cực điểm khốc liệt nhất, những trận đánh dữ dội không giản dị như thời còn quân đội Pháp. Nhiều trận giao tranh ở cấp Sư đoàn và phối hợp hành quân tác chiến với các quân binh chủng khác. Dưới quyền lãnh đạo của Tướng Đống, lực lượng Nhảy Dù đã không những mang lại nhiều chiến thắng mà còn làm cho quân lực Đồng Minh phải ngưỡng mộ. Đại Tướng Lindsay, nguyên là cựu cố vấn TĐ8ND đã nói: "Những chiến thắng gần đây ở Grenada và kinh đào Panama do Nhảy Dù Mỹ đem lại chính là chúng tôi đã học hỏi nhiều kinh nghiệm tác chiến của Nhảy Dù Việt Nam..."

Dưới quyền Tướng Đống, binh chủng Dù từ cấp Lữ Đoàn đã trở thành cấp Sư Đoàn, với quân số trên dưới 12.700 gồm 9 tiểu đoàn tác chiến và ba tiểu đoàn pháo binh. Cũng như vị tiền nhiệm là Đại Tướng Trí, người chỉ huy Dù dẹp loạn Bình Xuyên, lúc Thủ Tướng Diệm mới cầm quyền, Tướng Đống chỉ huy SĐND lập nhiều công lớn trong Tết Mậu Thân, trận Ia Drang, Đồi 1416 ở Dakto, cuộc tiến quân sang Kampuchia, trận Hạ Lào, trận An Lộc...

Sau khi bàn giao chức vụ Tư Lệnh Nhảy Dù lại cho Tướng Lê Quang Lưỡng vào cuối năm 1972, ông được Tổng Thống Thiệu đề cử làm Trưởng đoàn thương thuyết trong Ủy Ban Liên Hơp Quân Sự bốn bên thay thế Tướng Ngô Dzu vào ngày 2/2/1973.

Tháng 11 năm 1973 ông nhận chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế Nha Trang.

Tháng 11 năm 1974, Trung Tướng Dư Quốc Đống được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu 3 thay thế Trung Tướng Phạm Quốc Thuần được hoán nhiệm chức vụ để giữ chức chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ quan Nha Trang mà tướng Đống đảm nhiệm .

Ba tháng sau đó, ông đã xin từ nhiệm, sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bác bỏ lời yêu cầu của ông gởi quân tăng viện đến mặt trận Phước Long là cửa ngõ dẫn vào tới Sài Gòn, mà sau đó đã bị quân Cộng Sản Bắc Việt tràn ngập.

Tướng Đống không còn giữ chức vụ nào nữa cho đến khi ông phải rời Sài Gòn vào ngày 29 Tháng Tư, sau khi nhận thức rằng miền Nam Việt Nam khó có thể đối phó được với cuộc tổng tấn công xâm lược của quân Cộng Sản Bắc Việt, và Sài Gòn đã thất thủ một ngày sau đó.

Sau khi đến định cư tại Hoa Kỳ, Tướng Đống đã có một cuộc sống kín đáo, giản dị, ít khi xuất hiện trước đám đông, và ngay trong gia đình ông cũng ít kể lại chuyện chiến tranh, những chiến công của ông.

Trung Tướng Dư Quốc Đống qua đời vào lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Ba 22/4/2008 tại Huntington Beach California hưởng thọ 76 tuổi.

Tài liệu tham khảo :

- Tướng Đống Bàn về Tình Hình Quân Sự Tháng Giêng Năm 1975 tại QĐIII (Thông Tin Tình Báo CIA)trên trang nhà /www.generalhieu.com

 -    Đôi dòng ghi nhớ hồi ký của Phạm Bá Hoa.

-  Ph ỏng vấn các Niên Trưởng Tạ Thái Bình, Nguyễn Phẫm Bường, Nguyễn Tự Bảo, Lê Văn Phát, Đàm Trọng Toàn…

-  Một Cánh Hoa Dù của. Trương Dưỡng

-  Phỏng vấn trực tiếp các chiến hữu trong SĐND.

 (Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.