Hôm nay,  

Wa: Vĩnh Biệt Cựu Đại Tá Trần Đức Minh (1932-2009)

18/11/200900:00:00(Xem: 15228)

Wa: Vĩnh Biệt Cựu Đại Tá Trần Đức Minh (1932-2009)

Cựu Trung Tá Đăng Phùng Diễm, K5 TĐ đọc Điếu Văn trong Tang Lễ Cố Đại Tá Trần Đức Minh, Nguyên Chỉ Huy Trưởng sau cùng Trường Bộ Binh (Thủ Đức)/ QLVNCH tại Sunset Hills- Memorial Park- TP Bellvue buổi sáng ngày 14/11/2009.
(Photo: VBMN)

 

 

 


Di ảnh Cố Đại Tá Trần Đức Minh, Nguyên Chỉ Huy Trưởng sau cùng Trường Bộ Binh (Thủ Đức)/QLVNCH. (Photo:VBMN)

 

 

 


Lễ xếp cờ do các Cựu SVSQ/TB/Thủ Đức/ TBWA đảm trách tại đài hỏa táng Acacia- Funeral Home tại Sholine, trong lễ tiễn biệt Cô Đại Tá Trần Đức Minh, Nguyên Chỉ Huy Trưởng sau cùng Trường Bộ Binh (Thủ Đức)/QLVNCH chiều ngày 14/11/2009. (Photo:VBMN

Bùi Quốc Hùng-Vbmn
BELLEVUE, Wash.- Giữa đất trời vùng Tây Bắc cuối thu, thời tiết lạnh giá khắc nghiệt hơn mọi năm, những trận bão đánh vào vùng bờ biển Thái Bình Dương đem gió mưa nặng hạt như trút nước xuống khắp mọi miền, và lá thu vàng bay theo chiều gió khắp nẻo phố phường cùng tuyết trắng rơi trên rặng núi Cascade phía xa, hung tin Cựu Đại Tá Trần Đức Minh, Nguyên Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh /QLVNCH từ trần đã gây nên mối xúc động xâu xa, lòng thương tiếc vô hạn nơi những cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức khắp nơi.
Theo bản AI TÍN được phổ biến trên các hệ thống truyền thanh và điện báo, Cựu Đại Tá Trần Đức Minh đã tạ thế sau một thời gian lâm bệnh vào lúc 7 giờ 6 phút sáng Thứ Hai, ngày 9 tháng 11 năm 2009 tại bệnh viện Evergreen Hospital, thành phố Kirland, tiểu bang Washington. Hưởng thọ 78 tuổi. Linh cữu của Cố Đại Tá được đặït tại Nhà Vĩnh Biệt Sunset Hills - Memorial Part - Funeral Home - Thành phố Bellevue.
Thứ sáu, ngày 13/11/2009, vào lúc 3 giờ chiều Lễ phát tang theo nghi thức tôn giáo Tin Lành do Mục Sư Hồ Hiếu Hạ phụ trách; sau đó là giờ thăm viếng và phân ưu của các tổ chức cộng đồng, hội đoàn, thân hữu, đồng hương và truyền thông, báo chí.
Thứ bảy, ngày 14/11/2009, Tang Lễ chính thức tiễn đưa Cố Đại Tá Trần Đức Minh được tổ chức trọng thể tại Vĩnh Biệt Sunset Hills - Memorial Part - Funeral Home - Thành phố Bellevue.
Hôm nay thời tiết vẫn lạnh giá nhưng trời quang mưa tạnh, ngay từ trước 9 giờ sáng, hàng trăm đồng hương, thân hữu, đại diện các tổ chức, hội đoàn quân đội, truyền thanh, báo chí và đông đủ thành phần cựu quân nhân, Cán bộ Trường bộ Binh, Hải, Lục, Không Quân, các Binh Chủng thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đến dự Tang Lễ và tiễn đưa Cố Đại Tá đến nơi an nghỉ nghìn thu.
Tại Nhà Tang Lễ, chính giữa phía trên là linh cữu của Cố ĐaÏi Tá Trần Đức Minh, bên cánh trái từ trên trông xuống là bục thuyết trình và một hàng quốc Kỳ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và Hiệu Kỳ Quân Trường Bộ Binh (Thủ Đức). Bài trí rất đơn giản, duy nhất là vòng hoa trên linh cữu và ba ngọn bạch lạp lửa cháy bập bùng, còn lại là hoa, gần cả trăm lẵng hoavà vòng hoa lớn muôn màu với các giải băng phân ưu tiếc thương tràn ngập bốn bề được trưng bày dọc theo bờ tường trừ cửa chính ra vào. Hàng trăm quan khách, toàn bộ trong y phục đen đã ngồi kín tất cả các hàng ghế cùng với gia đình tang quyến. Rất đông quan khách không còn chỗ đã đứng bên ngoài, gồm có hầu hết các cựu quân nhân mặc quân phục của Quân Trường Bộ Binh (Thủ Đức), Hải Quân và Không Quân, Lực Lượng Đặc Biệt, Biệt Động Quân …
Vào lúc 9 giờ sáng, Tang Lễ khởi đầu bằng Lễ Cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo Tin Lành do Mục Sư Hồ Hiếu Hạ chủ lễ.
10 giờ sáng, Cựu SVSQ Vũ Trung Bình, thành viên Hội Cựu SVSQ/TB/TĐ/ Washington, Điều Hợp Nghi lễ Phủ Quốc Kỳ, ngỏ lời chào quan khách. Kế tiếp là Lễ Phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa theo Lễ Nghi Quân Cách, do Chiến hữu Văn Sáng (H.O. Seattle) và các Cựu SVSQ/TB/TĐ đảm trách.
Lể Phủ Quốc Kỳ Việt Nam Nền Vàng Ba Sọc Đỏ lên linh cữu Người Chiến Sĩ VNCH Trần Đức Minh, Người đã suốt đời chiến đấu vì dân vì nước, vì chính nghĩa quốc gia diễn ra rất trang nghiêm, long trọng. Dẫu không còn binh, quyền, không còn Quân Đội để phụng sự, dẫu không là hy sinh nơi chiến địa "da ngựa bọc thây" thì giờ đây, ở khắp bốn phương trời Thế giới Tự Do, khi những "Người Lính Già- Danh xưng củaTướng MacArthur-American general" của QLVNCH nằm xuống, Nghi Lễ Phủ Quốc Kỳ Việt Nam vẫn là một nhu cầu cần thiết, vẫn luôn mang một ý nghĩa thiêng liêng là "chiến đấu dưới bóng cờ ấy và chết dưới bóng cờ ấy," bởi lá cờ quốc gia luôn mang "Hồn Thiêng Sông Núi, " ngoài ra còn là nguồn an ủi cho những người còn sống như một di sản vô giá và nhất là để tôn vinh và để cho người chết được "Ngậm Cười Nơi Chín Suối".
Trưởng Nam, Tiến Sĩ Trần Trung Sơn lên trình bày Tiểu Sử của Người quá cố.
Đại Tá Trần Đức Minh sinh ngày 5 tháng 8 năm 1932 tại làng Hà Lão, Huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình., trong một gia đình trung lưu, sống bằng nghề nông.
- Động viên khóa 3 phụ Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, tháng 9 năm 1953.
- Tốt nghiệp Tham Mưu Trung Cấp / Quân Đội Quốc Gia& Quân Đội VNCH
- Tốt nghiệp Khóa Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp thường xuyên tại Trường Chỉ Huy và
  Tham Mưu của Lục Quân Hoa Kỳ tại Fort Leavenworth, Kasas, 1964-1965
- Tốt nghiệp Khóa Quản Lý Quốc Phòng tại Trường Hậu Đại Học Hãi Quân Hoa Kỳ
 1972-1973 tại Monterey, California.
- Gián đoạn việc học vì chiến tranh và vì bận công vụ, tự học là chính, trong thời gian
  tại ngũ, tốt nghiệp Cao Học Văn Chương Anh (1974) tại Trường Đại Học Văn Khoa
  Sàigòn.
- Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh/QLVNCH (danh xưng nguyên thủy là
  Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức) cho đến ngày 30/4/1975. Chính tại Đồi Tăng Nhơn
  Phú, nơi đặt BCH của Quân Trường, Đại Tá đã chỉ huy các môn đệ Sinh Viên Sĩ
  Quan chiến đấu với quân cộng sản đến giây phút cuối cùng.
- Sau ngày miền Nam Việt Nam bị CS cưỡng chiếm, như bao Quân, Cán Chính khác,
  Đại Tá phải vô lao tù cộng sản 13 năm 4 tháng mới được trả tự do dể rồi sau đó qua
  Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình.


- Tác giả bộ sách sử liệu giá trị "Một Thời Nhiễu Nhương" xuất bản năm 2006 với Bút
  hiệu Bạch Hạc Trần Đức Minh.
- Đại Tá Trần Đức Minh tạ thế lúc 7 giờ 6 phút sáng ngày 9 tháng 11 năm 2009  tại bệnh viện Evergreen Hospital, thành phố Kirland, tiểu bang Washington. Hưởng thọ78 tuổi. Đại Tá ra đi để lại người nội tướng suốt đời tận tụy, chăm sóc gia đình, nuôi nấng con cái mà Ông yêu thương trọn đời và sáu người con, 2 trai 4 gái. Riêng hai người con trai đều đã thành đạt và làm rạng danh cho gia tộc và vẻ vang cho cộng đồng Việt Nam nơi quê hương thứ hai: Trưởng Nam, Tiến Sĩ Giáo Dục Ưu hạng Trần Trung Sơn, Thứ Nam, Luật Sư Trung Tá Petre Trần, Quân Đội Hoa Kỳ, tham gia chiến trường Afghanistan.
Trong bản Tiểu Sử, có nói đến tâm sự của Đại Tá "… rất buồn tủi khi côngcuộc chống lại sự áp đặt chủ nghĩa Cộng sản bị thất bại" và "… tuyệt đối tin tưởng rằng chủ nghĩa Cộng sản cuối cùng cũng bị tan rã như ở Liên Xô năm 1991."
Đại Tá cũng đạt được những điều đắc ý như: Đại tá đã cùng quân nhân Trường Bộ Binh và Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị tại Thủ Đức chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần bất khuất của QLVNCH và giữ vững uy danh của Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức, một quân trường đã đào tạo 80,000 sĩ quan cho QLVNCH, và Đại Tá đã hoàn tất bộ sách "Một Thời Nhiễu Nhương: 1945-1975".
Phần tiểu sử chấm dứt, Cựu Trung Tá Đặng Phùng Diễm, đại diện Hội Cựu SVSQ/TB/ Thủ Đức đọc Diếu Văn Tiễn Biệt. Tiếp theo, Cựu Đại Tá Hứa Yến Lến, cộng sự viên của Cố Đại Tá; Ông Nguyễn Văn Ân, một người bạn tâm giao; Cựu SVSQ Nguyễn Hữu Ký, đại diện khoá SQTB/ TĐ; và Cựu SVSQ Nguyễn Quốc Hùng, Quyền Trưởng Ban Lãnh Đạo Hội Cựu SVSQ/TB/ TĐ/ WA lần lượt lên ngỏ lời Phân Ưu với Bà Quả phụ, phu nhân Cố Đại Tá Trần Đức Minh. Sau cùng, Trưởng nữ Trần Minh Tâm, đại diện tang gia lên ngỏ lời cảm tạ quan khách.
11 giờ 07', Lễ di quan đến nơi hỏa táng. Đoàn xe tang từ từ lăn bánh rời nhà tang lễ khu đồi Hoàng Hôn ở Bellvue để đến nơi cuối cùng, Acacia Memorial Part-Funeral Home ở Shoreline, Washington. Trên lộ trình dài gần 30 phút, với 4 xe mô tô cảnh sát mở đường, chỉ duy nhất có đoàn xe tang chạy tốc độ 40 dậm giờ trên một Free Way đóng lại tất cả các đường nhập.
Khi đến nơi, một lễ nguyện cầu cho Cố Đại Tá Trần Đức Minh do Mục Sư Hồ Hiếu Hạ phụ trách. Tất cả quan khách đưa tiễn Cố Đại Tá đến nơi an nghỉ cuối cùng, cùng gia đình tang quyến đứng chung quanh linh cữu vẫn còn yên vị trên xe tang để nghe những lời cầu nguyện của vị Mục Sư. Với quốc kỳ Hoa Kỳ, Việt Nam và Hiệu Kỳ Trường Bộ Binh Thủ Đức đứng hai bên, 6 cựu SVSQ/TB/TĐ đã từ từ nâng linh cữu của Cố Đại Tá, trên phủ quốc kỳ VNCH di chuyển vào trong khu đài hỏa táng.
Tại đây, toán cựu SVSQ phụ trách nghi lễ quân cách đã đứng nghiêm chào kính vị niên trưởng, huynh trưởng, và chỉ huy trưởng của Quân trường Bộ Binh lần cuối cùng. Kế tiếp là Lễ xếp cờ trên linh cữu do các SVSQ phụ trách: lá quốc kỳ sau khi xếp xong được trao cho chiến hữu Văn Sáng, chiến hữu Văn Sáng lại trao lại cho Cựu SVSQ Nguyễn Quốc Hùng, thay mặt Hội trao tặng Bà Quả Phụ Trần Đức Minh.
Giờ phút sau cùng, một phần nắp linh cữu được mở ra để gia đình tang quyến chiêm ngưỡng, nhìn mặt và hình hài Người thương yêu, kính mến lần cuối. Vào giây phút này, thời gian như ngừng trôi, không gian chìm xuống đến não nùng với những tiếng kêu thương, những tiếng nức nở nghẹn ngào đến nhức nhối tâm hồn, và nước mắt, và nước mắt, hàng ngàn giọt lệ tuôn rơi của người vợ, các con trai, con gái trong gia đình. Trong một không gian chật hẹp chỉ đủ chỗ cho vài chục người trong gia đình, chúng tôi đứng đấy để chứng kiến, để tiễn biệt vị huynh trưởng của mình mà nước mắt tiếc thương cũng nhạt nhòa trên mắt. Trước khi
nắp linh cữu đóng lại, người con trai thứ, theo truyền thống quân đội đã thốt lên lời tiễn biệt vị cha già thống thiết và đưa tay lên chào kính theo lễ nghi quân cách mà bàn tay run lên bần bật do mối thương cảm tận cùng và chúng tôi cũng đưa tay lên chào kính vị Niên Trưởng lần cuối cho đến khi linh cữu đã được chuyển vào đài hỏa táng.
Đại Tá Trần Đức Minh không chỉ là một sĩ quan chỉ huy mà Ông thực sự còn là một nhà nghiên cứu xâu sắc về cuộc chiến tranh dai dẳng đẫm máu trong suốt thời kỳ 1945-1975. Bộ sách sử liệu "Một Thời Nhiễu Nhương" xuất bản năm 2006 với gần hai ngàn trang tài liệu, nhận định và nhiều hình ảnh phụ lục đã là một bộ sách quí báu và là một nguồn tài liệu về sử phong phú cho những nhà sử học và những người muốn tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử đen tối nhất của nước Việt Nam trong hậu bán Thế kỷ 20.
Nhìn lại tiểu sử của Ông, chúng ta thấy lịch sử là những vận động mới mẻ không ngừng nhưng đôi khi định mệnh của một đời người và lịch sử cũng thường hằng lập lại. Đối với Cố Đại Tá Trần Đức Minh, cuộc đời chiến binh của Ông tỏa sáng những nét hiên ngang, khi là Thiếu Uý Chỉ huy trưởng Điểm Tựa Việt Trì Đông của Quân Đội Quốc GiaViệt Nam ở Vĩnh Yên, Bắc Phần VN, Ông và binh sĩ đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng vào ngày đình chiến 20/7/1954. Và với cuơng vị Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh, Ông đã cùng quân nhân các cấp trong Trường và toàn bộ SVSQ chiến đấu đến phút chót trong ngày 30/4/75. Như vậy, cùng với Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (Đà lạt), Trường Thiếu Sinh Quân (Vũng Tàu), Trường Bộ Binh (Thủ Đức) đã là các Đại Đơn Vị chiến đấu đến giây phút cuối cùng trước khi Cộng Quân cưỡng chiếm toàn miền Nam, nêu cao tinh thần và khí tiết của những người trai thời ly loạn với tín điều "Tổ Quốc-Danh Dự- Trách Nhiệm".
Than ơi! Bạch Hạc về Trời.
Gửi cho nhân thế "Một Thời Nhiễu Nhương".
Ngậm ngùi xa cách quê hương.
Sông Hồng sóng vỗ đoạn trường từ đây.
Bạch Hạc bay vút chân mây. (BQH)
Nguyện Cầu Linh Hồn Niên Trưởng sớm yên nghỉ nơi cõi Vĩnh Hằng.
Vĩnh biệt Bạch Hạc Trần Đức Minh.
Tường trình từ Tacoma-Washington State.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.