Hôm nay,  

Nhược Điểm Của Độc Tài

22/03/200500:00:00(Xem: 5097)
Trước khi các chế độ độc tài bị lật đổ, người ta chỉ nói đến sức đàn áp của bạo quyền. Thực ra, ách hung tàn nào cũng có nhược điểm mà người ta cần nhìn cho ra.
Mở đầu loạt bài về kỹ thuật biểu tình ("Biểu tình: Lòng dân là ý trời" - ngày 21 tháng Ba), ta tìm hiểu về huyền thoại ổn định và nhược điểm chung của các chế độ độc tài.
Các chế độ này thường có vẻ vững chãi, được truyên truyền ra bên ngoài thành ưu điểm "ổn định", dựa trên bộ máy tình báo, công an, quân đội, nhà tù, trại tập trung hay cả… tòa án. Tài nguyên của xứ sở do thiểu số thống trị trưng thu, vơ vét và phân phối cho nhau để nuôi dưỡng bộ máy đàn áp ấy.
Người dân trong nước chỉ có một sự chọn lựa: hoặc là bọc theo chế độ, hành xử như con tin dễ bảo, để kiếm ăn trong vùng tiếp giáp giữa bộ máy thống trị với xã hội dân sinh ở vòng ngoài; hoặc là tỏ ý chống đối và bị trù giập, đàn áp, làm gia đình đói khổ, bản thân bị tù đầy.
Nhược điểm tinh thần - nhiều người gọi là sự khôn ngoan - là ít ai dám bước qua lằn ranh đề kháng. Nhược điểm lý luận - mà nhiều người còn cho là khôn ngoan hơn nữa - là nếu so sánh ách độc tài với xu hướng dân chủ, thì họ thấy dân chủ yếu thế, thiếu thống nhất và là một giải pháp thay thế đầy mơ hồ rủi ro. Vì hai nhược điểm ấy, việc chống đối mới gặp khó khăn và chế độ càng tin rằng giải pháp độc tài là hữu hiệu, nên khỏi cần thay đổi.
Sự thật có khi lại khác, nếu ta chịu khó tìm ra nhược điểm, thậm chí tử điểm - cái nhược điểm sinh tử của chế độ. Mọi cuộc vận động đối kháng để dẫn tới phong trào biểu tình đều phải khởi sự từ việc xác định tử điểm của ách độc tài. Lòng dân mong muốn tự do - chính nghĩa của đấu tranh - là một việc; tìm ra nhược điểm của độc tài là một việc khác. Nó thuộc về kỹ thuật, là bước đầu của việc huy động lòng người thành phong trào đối kháng.
Sau đây là một số nhược điểm chung của các chế độ độc tài, trong đó có nhiều nhược điểm đã thấy tại Việt Nam hoặc được chính những người trong chế độ nói ra:
1. Vì vai trò khống chế của ý thức hệ (xây dựng xã hội chủ nghĩa chẳng hạn), một số biểu tượng thực ra đã lỗi thời, hết tác dụng và phơi bày tính khôi hài không tưởng của lãnh đạo. Hết viện dẫn Mác, Lê, Hà Nội lui về hình tượng và "tư tưởng Hồ Chí Minh" mà mất dần khả năng mê hoặc quần chúng.
2. Nhưng, vì bản chất độc tài, chế độ vẫn để ý thức hệ mê hoặc chính mình và thu hẹp tầm quyết định, lấy những quyết định u tối, hoặc không kịp nhìn ra vấn đề mới. Tình hình bên ngoài càng xoay chuyển, chế độ càng lúng túng và phạm sai lầm lớn hơn.

3. Vì bản chất chủ quan duy ý chí, chế độ độc tài luôn phải xoay chuyển chánh sách cho phù hợp với tình thế mới. Điều đó dẫn tới hai nhược điểm: 1) khả năng ứng phó chậm và giới hạn, 2) với nhiều mâu thuẫn mà bộ máy tuyên truyền không ém nhẹm được. Chế độ càng "ổn định", loại mâu thuẫn ấy càng phát tác, nhất là khi khung cảnh sinh hoạt có thay đổi - thí dụ như gia nhập WTO - cho tới khi chế độ thành bất lực và sụp đổ trên sức nặng của chính nó. Nhược điểm ấy giải thích vì sao các chế độ độc tài có thể sụp đổ bất ngờ, và nhanh hơn dự đoán của người ngoại cuộc.
4. Dù là hệ thống toàn trị hay một chế độ đang chuyển hướng theo lối "phi cầm phi thú" (tự do kinh tế bên dưới ách độc tài chính trị của một thiểu số ở trên), các chế độ độc tài đều cần đến sự hợp tác của nhiều thành phần xã hội, tổ chức, đoàn thể hay cơ chế. Thí dụ: bộ máy ngụy danh tư pháp cần đến sự phục tòng hay hợp tác của thẩm phán, luật sư; bộ máy tuyên truyền cần đến sự đớn hèn của báo chí. Trong các thành phần nghề nghiệp này, không thiếu gì người nhìn ra điều ấy và không vui, có khi còn thấy nhục. Chế độ càng mua chuộc hay răn đe, họ càng bất mãn. Họ có thể vô tình hay cố ý làm suy yếu bộ máy thống trị mà chế độ không biết, hoặc không kịp biết.
5. Loại chế độ chuyển hướng theo lối "phi cầm phi thú" đều bị quy luật "lấy thúng úp voi", thúng là hệ thống kiểm soát và voi là đời sống và thị trường. Chế độ gặp mâu thuẫn trong cách kiểm soát, thí dụ dễ thấy là kiểm soát thông tin và mạng lưới internet. Hệ thống này không chặt, thường xuyên bị "tràn ngập" chẳng phải vì các hoạt động đấu tranh dân chủ mà vì phản ứng kinh doanh, kiếm tiền của những người thiết lập ra website. Làm sao phân biệt loại "phi pháp mà vô hại" (văn nghệ, thể thao, giải trí, bài bạc) và loại "phi pháp có hại" (diễn đàn dân chủ)" Khi hai loại này lại kết hợp, bộ máy kiểm soát phải bó tay.


6. Loại chế độ độc tài "phi cầm phi thú" phải mở ra cho các sinh hoạt dân sự, có khi để ru ngủ quần chúng, như thể thao, tân nhạc, trình diễn thời trang. Nhưng, thành phần tham gia các sinh hoạt này đa số là giới trẻ, có những khát khao mà lãnh đạo không thể hiểu được và nơi quy tụ của đám đông trong những sinh hoạt ấy có thể là cơ hội chống đối, xoay chuyển thành đối kháng có ý thức và tổ chức.
7. Vì những ưu tiên lệch lạc - thí dụ như bảo vệ hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước - mà tài nguyên quốc dân dùng vào mục tiêu này sẽ không thể dùng cho mục tiêu khác và chế độ luôn luôn bị thiếu thốn khi có mục tiêu bất ngờ. Thiên tai thường tạo ra mục tiêu bất ngờ làm chế độ lúng túng và gây thêm bất mãn. Không phải ngẫu nhiên mà các chế độ độc tài thường sụp đổ sau một thiên tai lớn.
8. Vì ách độc tài ở trên, thuộc cấp ở dưới thường che giấu sự thật bằng báo cáo sai, thiếu chính xác hay chậm lụt. Chế độ độc tài có hệ thống lấy quyết định lệch lạc, phiến diện và kém chuẩn xác nhất. Khi hữu sự, chế độ phản ứng bằng kỷ luật gay gắt có khi oan uổng và gây bất mãn ngay trong nội bộ mà bên ngoài ít biết nên ít biết khai thác.
9. Bộ máy công quyền là công cụ cho chế độ nên hoạt động kém hiệu năng, là ổ tham nhũng và bè phái. Bộ máy này thường xuyên mâu thuẫn với nhau - về chánh sách thì ít mà về quyền lợi thì nhiều - và không phục vụ lãnh đạo được như ý. Từ đó, lãnh đạo hay các phe nhóm trong lãnh đạo phải lập riêng bộ máy phục vụ song hành để kiểm soát và khống chế lẫn nhau. Mâu thuẫn nội bộ vì vậy thường xảy ra và trầm trọng hơn là mọi dự đoán ở bên ngoài. Vụ Tổng cục 2 tại Hà Nội là một thí dụ.
10. Trong khi quần chúng an phận bên dưới thì thấy chán chường và trở thành ù lì thì tầng lớp sinh viên, chuyên viên, trí thức, văn nghệ sĩ lại thấy bất ổn, hoang mang và bất mãn vì hai hiện tượng: 1) sự mù lòa của lãnh đạo trước những vấn đề mới và 2) phản ứng đàn áp hay kiểm soát của lãnh đạo khi bị các vấn đề mới này đe dọa. Vì lý do ấy mà thành phần chuyên viên trí thức, sinh viên và học sinh hay đi bước đầu trong phong trào phản đối.
11. Vì chánh sách phát triển lệch lạc và thực chất là bất công, dị biệt về giàu nghèo, về quyền lợi, văn hóa, hay chủng tộc thường bị đào sâu và gây mầm mống bất ổn mà chế độ không biết, hoặc không được báo cáo trung thực. Khi biết thì đã quá trễ vì khủng hoảng đã bất ngờ bùng nổ.
12. Vì lề lối cai trị độc đoán và bí mật, việc thăng thưởng hay kỷ luật thường không được công khai hóa và xảy ra với nhịp độ cao, làm xáo trộn cuộc sống người dân. Mà đa số những thay đổi thường xảy ra sau những vụ tai tiếng không che giấu nổi. Chế độ chứng tỏ sự bất lực của mình qua hệ thống đề bạt hay kỷ luật mờ ám đó.
13. Bên dưới hệ thống cai trị tưởng như tinh vi và thuần nhất, nhiều phe nhóm lợi dụng đặc quyền để truy tìm đặc lợi, nhất là trong bộ máy công an và quân đội. Rốt cuộc thì đi ngược với mục tiêu nguyên thủy của lãnh đạo, thậm chí còn tiến hành đảo chánh - hoặc kín đáo bên trong, hoặc công khai ở bên ngoài. Các vụ đảo chính này thường tiên báo sự sụp đổ. Các lãnh tụ mới lên thường mất thời gian củng cố quyền lực và vây cánh, trong những lúc đó, chẳng còn ai lo việc nước, hoặc dám có những quyết định cấp bách do tình thế đòi hỏi.
14. Khi quyền lực bị tập trung, chế độ hay lấy quyết định sai. Để ứng phó, chế độ phải tản quyền, phân quyền; đấy là lúc mà đấu tranh quyền lực gia tăng và khả năng kiểm soát của lãnh đạo bị thu hẹp. Mà nhiều khi lãnh đạo lại không kịp biết!
15. Để bảo vệ quyền lực, chế độ độc tài có thể thần phục một ngoại bang, hy sinh quyền lợi đất nước và thành công cụ cho ngoại bang. Cái "chính nghĩa" hay ý thức hệ biện minh cho quyền lãnh đạo bị sụp đổ và chế độ dễ dẫn quốc gia vào giao tranh oan uổng, bị lật đổ ngay trong chiến tranh. Những gì đang xảy ra tại Lebanon vì vai trò của Syria hay sự mờ ám trong quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh có thể phơi bày tử điểm ấy.
Nếu có kiểm điểm lại tình hình hình thực tế của các chế độ độc tài, ta phải thấy rằng sự ổn định chỉ là một huyền thoại và bạo quyền có thể bị lật đổ dễ hơn là người ta nghĩ, hoặc chính cấp lãnh đạo độc tài có thể nghĩ. Hãy nhớ đến Ceaucescu, Honnecker hay Milosevic tại Đông Âu thì rõ….
Tuy nhiên, nhìn ra và khai thác nhược điểm sinh tử của chế độ là một chuyện. Huy động và tổ chức sự chống đối thành một phong trào lan rộng lại là một chuyện khác và nhiều khi người ta thất bại, các lãnh tụ bị hy sinh. Chúng ta sẽ tìm hiểu kinh nghiệm thành bại này trong một kỳ sau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.