Hôm nay,  

Em Về Tháng Ba…

05/04/202400:00:00(Xem: 2615)
Ann-Phong-1
Minh họa Ann Phong

 

Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.

 

Người ta nói người già tâm tính trở lại thời thơ dại cũng đúng vì mấy ông già cãi nhau những chuyện rất trẻ con, rồi giận nhau đến bỏ về… để uống thuốc hạ tăng xông máu. Nhưng tuần sau lại thấy ngồi cà phê với nhau vì bạn già thì chỉ có chết bớt chứ đâu có bạn mới, hệt như hồi nhỏ chơi tạt lon, tạt bao thuốc lá…. rồi giận đứa chơi ăn gian, thề không bao giờ chơi với thằng ăn gian nữa nhưng lời thề qua đêm hết hiệu lực nên sáng ra chơi tiếp vì không chơi thì chơi với ai?

 

Tôi không nói quá đâu, ở đây muốn có bạn gái dễ hơn có bạn già vì hết con gái đẹp không hẹn mà cùng dọn nhà về Dallas. Nhưng có bạn gái khác nào tự nộp đơn xin việc làm mà lại không ăn lương thì ai dại đến từ chối. Khác xa bạn già nói ra là cãi, cãi thua thì bỏ về uống thuốc hạ máu; nằm nghỉ một lát là hết giận vì giận thì giận mà thương thì thương mấy ông bạn già nên tuần sau lại gọi nhau đi uống cà phê, đại trượng phu không nhớ chuyện tuần trước…

 

Sáng nay mấy ông già hưng phấn theo xuân về nên nói chuyện gái gú như ai cũng hồi xuân. Tổng kết lại là ông trời luôn chơi khăm đàn ông. Cứ hễ người phụ nữ nào được người đàn ông thích thì đương sự không biết từ đâu mà có đến ngàn lý do để tránh mặt, rồi biến mất. Làm người đàn ông thương nhớ, đau khổ tới già mới ngộ ra, mình chỉ thích có mỗi cái răng khểnh, cái nốt ruồi thì hà cớ gì phải cưới nguyên một con vợ, không cưới được thì thương nhớ tới già, tới chết, sao không quên nó đi như quên cái ngu mấy chục năm rồi, người ta sống phải khôn ra chứ!

 

Nhưng người phụ nữ mà đàn ông không hiểu sao mình lại thích người này, thì chín mươi chín phần trăm ông trời sẽ trừng phạt cho tàn một đời trai trong tay những con gấu mẹ vĩ đại thì nói tới sang xuân rồi hạ cũng không hết chuyện nhà tôi… nên nói chuyện cua gái cho vui.

 

Hồi trẻ lắm chiêu nhiều chước tung ra cua gái, tới già nghĩ lại mới thấy ngu. Tôi không biết mấy ông bạn đang ngồi đây ngu thật hay giả để câu chuyện họ kể ra thêm vui cho bạn cà phê sáng cuối tuần. Tôi chỉ kể được một kinh nghiệm đau đớn thời tuổi trẻ. Giả sử như tan học, trời ban trưa nóng như lửa đốt lại đói bụng nữa. Nhưng phía trước có tiên nữ hạ trần đạp xe không sợ nắng. Cha mẹ ơi, con gái luôn đẹp với cái lưng thẳng, vai ngang tướng mệnh phụ. Sau này không thành bà nọ bà kia thì cũng làm người mẫu áo dài dư sức nuôi trai, lại có mái tóc dài như má không cho tiền đi cắt tóc bao giờ nhưng đẹp hoang dại vì vừa đủ hoang dã giữa thị thành. Vậy là tôi tăng tốc như thằng giật đồ vặt trên đường nhưng đầu óc không phạm pháp vì chỉ muốn… “cho anh xin số nhà, cho anh xin biết tên đường, và cho anh xin biết tên em luôn.” Nhưng lên tới, liếc ngang qua người ta xem mặt thì má ơi! Làm trời nóng gấp đôi ba lần thời tiết, cơn đói bùng lên tới hoa mắt. Mà đâu phải một lần, bị hoài thời xe đạp đua theo gái. Ôi những vòng quay, những vòng đời, hễ gặp em đẹp thì anh không may, em nhìn hay hay nên anh may may rủi rủi, em như con hủi, anh tông vô cột đèn chết sướng hơn…

 

Lần khác ngậm bồ hòn mới đau, đua theo gái gặp hôm trời Sài gòn không nắng cũng không mưa nên người ta cười với tôi mới chết con ông Địa. Trò chuyện được một quãng đường đã biết tên, số nhà mới sướng rơn người nữa chứ! Đêm về sợ ngủ là quên nên ghi lên giấy để đầu giường cho chắc ăn. Mấy hôm sau tan học đổi đường về để ghé chơi nhà giàu vì địa chỉ không xẹt, suite gì hết là nhà mặt tiền đường lớn; con nhà giàu, đẹp, dễ thương, thương nhất là không chảnh. Nên cứ tà tà đạp xe tìm số nhà, tới 268 Trần Hưng Đạo thì đúng là nhà to, quá to, nhà mặt tiền đường đại lộ, nhưng cho tiền cũng không vào, ngậm bồ hòn đạp đi cho lẹ vì đó là Sở Công an thành phố HCM, làm nhớ hoài con gái bà Chúa đểu tới già. Không biết bây giờ nơi đâu, có còn đủ đẹp để mong nhớ; đặc biệt là tính ác bớt chưa, đừng có nói với tôi là em đã quy y, Phật tử có pháp danh là Đểu muội...

 

Mấy ông bạn tôi nghe kể đều khoái, thì ra ông nào cũng từng bị tổ trác. Đúng là nhân bất thập toàn, người có gương mặt đẹp thì dáng lại không hay và ngược lại. Thậm chí người mười phân vẹn mười như Thúy Vân trong truyện Kiều thì tính nết lại mưa nắng thất thường như khẳng định là nhân bất thập toàn, con người không chứng nọ cũng tật kia, con nguy hiểm nhất là con gái.

 

Đến ông lính già kể chuyện còn đau hơn nữa, cứ nghỉ phép được một hai ngày, không đủ thời gian từ miền trung về miền tây thăm gia đình thì ra phố núi, ra thị trấn nào đó vui chơi cho khác tiền đồn heo hút gió. Lần ông gặp may nên cũng được một em ở phố núi cao hiểu lòng anh lính chiến xa nhà nên thề mây hẹn gió, thề trăng hẹn biển. Nhưng lần sau còn sống thì mới về được tới phố núi chớ; tìm em như thể tìm chim, nhưng chim nào có bay biển bắc anh tìm biển nam gì đâu, nó ngồi chình ình trên xe jeep mà thằng cầm lái tới ba bông trên vai, tủi thân mình cuốc bộ vì có một bông mai cô đơn trên vai nên biết làm gì hơn là đi nhậu bí tỉ tới hết tiền thì về nơi gió cát, rừng già…

 

Tới ông Thìn với cô Nhung đi chợ riêng về nấu cơm chung, hai người đẩy hai cái xe chợ như tình cờ gặp người quen ngoài chợ. Mà ngộ thật, chuyện gì giấu được chứ khi tình trong như đã mặt ngoài còn e làm cho người ta lúng túng, thiếu tự nhiên ở mọi lứa tuổi mới mắc cười. Dù sao thì cánh đàn ông ở địa phương cũng lác mắt nhìn theo cô Nhung đã năm bó lẻ nhưng trời cho xuân sắc lâu tàn lại biết chăm sóc bản thân nên còn mát mắt lắm. Cô là người hiền, gương mặt sáng, dáng sang, ăn nói nhỏ nhẹ… quá đủ cho mấy khứa vợ bỏ nằm mơ. Nhưng cô Nhung không thuộc loại nhan sắc tỷ lệ nghịch với chỉ số IQ nên cô cứ ung dung, tự tại trêu ngươi mấy khứa già độc cô cầu bại. Nhưng đó cũng là một tội nghiệt trong vô lượng kiếp, cho ai một kiếp không tình cũng còn nghĩa, huống hồ cô cũng năm bó lẻ rồi mà cứ giữ giá cao. Cả bàn cà phê quyết định giữ giá thì cho cô ở giá luôn. Đừng ai buông lời tán tỉnh cô nữa, xem sao?

 

Nhưng đàn ông có biết trung thành là gì? Đàn ông không có bạn lâu dài, không có thù mãi mãi, chỉ có quyền lợi là trên hết. Nên khi đồng minh còn lấn cấn đã hứa với anh em, vì u mê sĩ diện hão, quân tử tàu: nhất ngôn cửu đỉnh tứ mã nan truy thì cha nội Thìn, ông Thìn vợ bỏ ai chả biết hết rồi, nhưng đâu phải ai cũng biết vì sao vợ bỏ, nhiều khi ông ấy giỏi quá nên vợ hổ thẹn thì sao? Khoan hãy nói chuyện nhân vật thuộc hàng hiếm này. Ở đây còn có ông Thìn khai thuế, ông Thìn bán nước nữa nên phải thêm biệt danh thì người nghe mới rõ là ông Thìn nào? Ông Thìn khai thuế là Phật tái sanh, làm nghề khai thuế mà gặp người nghèo thì không lấy tiền công, còn lén vợ cho người nghèo mượn tiền đóng thuế rồi trả góp, không lấy tiền lời. Có trách thì trách người nghèo còn nhiều chuyện nên nghèo trọn bộ. Thay vì lặng lẽ trả góp là xong chuyện, ai xui nghe người ta chửi ông Thìn khai thuế cà chớn chống xâm lăng rồi chịu không nổi, ra mặt bênh vực cho ông là người tốt, giúp đỡ đồng hương khó khăn, ủng hộ phong trào dân chủ trong nước mà nói là cà chớn. Người nói ông cà chớn mới đúng là đồ cà chớn… Làm ông Thìn khai thuế xém lên thiên đường vì vợ ông là truyền nhân của Hoạn Thư, dễ gì không nổi tam bành mụ lên khi đồng hương khó khăn kia nghèo tiền nhưng hơi dư lửa, bốc thấy nên mới thành chuyện cộng đồng. Dư luận đa chiều đã nhiều, sáng nay mới được nghe đương sự tỏ bày. Lòng từ bi bất ngờ của đàn ông quả sinh nghi…

 

Đến ông Thìn bán nước hay còn gọi là ông Thìn Dân chủ mới mâu thuẫn vì ông chống cộng ác liệt triệt để, người hăng hái nhất trong việc gây quỹ ủng hộ những phong trào dân chủ trong nước, những nhà bất đồng chính kiến trong nước bị bức hại là ngoài này ông tổ chức gây qũy ủng hộ, biểu tình rùm beng… Nhớ vụ luật sư Lê Thị Công Nhân bênh vực người thấp cổ bé họng trong nước nên cô bị nhà cầm quyền bỏ tù. Ngoài này ông đứng ngồi không yên, chả lo làm ăn mà cứ lo cho liệt nữ trong tù làm chạnh lòng người nằm bên cạnh. Đến ông nghe tin nhà báo Tiêu Dao Bảo Cự từ Huế bay qua thăm cộng đồng chống cộng có tiếng ở hải ngoại là ông có mặt nghênh đón nhà đấu tranh dân chủ. Những người chống cộng nổi tiếng ở thành Đà nhưng không dám chụp hình chung với nhà văn Bảo Cự vì họ sắp về Việt nam, sợ gặp rắc rối với nhà cầm quyền. Ông Thìn Dân chủ chửi hết là bọn võ mồm.

 

Phần ông cứ lo đấu tranh dân chủ cho quê nhà nên sao nhãng chuyện làm ăn. Vợ ông Thìn Dân chủ thay chồng làm kinh tế để nuôi con. Bà mở dịch vụ bán nước, bà con rất tin tưởng đem bình không đến lấy nước lọc ở tiệm bà đầy bình rồi trả tiền. Bà làm ăn lương thiện, đúng tiêu chuẩn nước lọc của FDA, giá cả lại phải chăng hơn tiệm Mỹ nên đồng hương ủng hộ. Từ đó, ông Thìn Dân chủ nổi tiếng hơn với biệt danh thứ hai là ông Thìn bán nước! Tự sự với anh em, ông chỉ nói sau lưng vợ, không biết vợ tôi có phải do Hà nội gài qua thực hiện Nghị quyết 36 không nữa…?

 

Còn ông Thìn vợ bỏ thì ai nổi tiếng bằng ông, ai không biết con người vui tính, rộng rãi, bá nghệ nhưng rất hàn lâm, ông giỏi thật vì sơ sơ thông thạo bốn thứ tiếng, từng học đại học ở Mỹ tới ba trường nhưng không tốt nghiệp trường nào hết vì nhiều lý do mà ông tồng kết lại là ông có số làm cu li. Nên không ai biết được vì sao ông bị vợ bỏ. Có hỏi ông ông cũng chỉ cười, trả lời, “Không có lửa làm sao có khói, lỗi tại tôi. Được bà xã chừa cho cái mạng già đã là từ bi có thật rồi!” Ông không giận vợ đã cưới bỏ ông mà giận vợ sắp cưới chờ hoài không tới, lỡ bồ cũ không rủ cũng tới là chết chắc luôn ở ngã ba đường.

 

Cả bàn cà phê thôi cãi nhau. Ai nấy đều quen biết ông Thìn vợ bỏ, nhưng sáng nay mới được nghe người làm chung hãng với ông ấy và cô Nhung kể chuyện hai người cho anh em nghe. Thì ra may mắn nào cũng có bàn tay ông trời giúp đỡ vì cô Nhung chỉ có một ở thành Đà trong khi mấy ông vợ bỏ thì nhiều như ruồi ở khu chợ, quán cà phê Việt nam tiết xuân về. Cái bàn cà phê này thôi đã dư sức cho cô Nhung chọn một tặng một cũng có luôn. Ông Huế của ta, ta có Huế tự hào mới trò chuyện thơ văn với tôi ban nãy đây nè. Không lo đi làm cho tử tế mà cứ mải mê thơ văn, đọc thơ mùa thu rồi ngâm thơ mùa đông nên vợ cho ăn chùa ngủ nhà thờ luôn cho tiện. Ông cũng từng thả thính cô Nhung khi có cơ hội gặp ngoài chùa nhưng cô ngại người đàn ông chỉ đứng tới vai cô, tán gái mà cứ phải ngước lên như đi xin sữa, thật ngại.

  

Người bạn kể tiếp chuyện ông Thìn vợ bỏ. Tính ông vui là thế nên hôm nào ông không đi làm thì đồng nghiệp đồng hương buồn lắm, ai cũng ngồi ngáp vặt. Không ai ngờ ông nói với cô Nhung, “đánh chó chạy đi chứ ai đánh chó chạy lại”, vì ông cứ rảnh tay là đến chỗ cô Nhung cà khịa, gặp hôm khó ở thì cô ấy đuổi đi. Nhưng không ngờ câu dân gian ấy phải người trong cuộc mới hiểu vì cô cũng dang dở. Lý do hiểu được là cô không có con, chịu không nổi áp lực bên gia đình chồng nên cô đâm đơn ly dị. Cô nghe ra thiên lý ở đời theo ý ông Thìn, đánh chó chạy đi là người chồng phụ bạc cô nhưng còn sợ tiếng đời nên ép cô đâm đơn ly dị. Sao cô lại đánh chó chạy lại là ông? Vợ bỏ coi như được ra tù, ai dại dẫn thân vào đó lần nữa theo lý trí bao giờ, nhưng con tim không có lý lẽ.

 

Gừng càng già càng cay, chưa biết cay cỡ nào khi việc của ông ở đầu dây chuyền sản xuất, việc của cô ở cuối dây chuyền vì cô phải kiểm lại sản phẩm khi thành phẩm trước khi cho qua QC. Nhưng sản phẩm tới tay cô là cô cầm lên chỗ ông, bắt làm lại. Cô cảnh cáo ông về tội làm ẩu, cô chê ông làm dở, làm gì mà xấu quắc, thấy ghê, làm gì mà dơ hèm vậy…? Không biết cô có biết hay không? Ai cũng tin là cô biết nhưng trước khi thành phụ nữ cô là con gái mà con gái nói có là không, nói không là có... Ông cố tình làm sai, làm ẩu, làm thấy ghê hay dơ bẩn sản phẩm nhưng chút xíu thôi để cô đến chỗ ông bắt làm lại. Ông lại có cơ hội đến chỗ cô để xin lỗi, và hứa cho nhiều cũng vâỵ thôi. Cứ mỗi lần hai người lên xuống với nhau trên danh nghĩa việc làm thì bọn trẻ trong line lại râm ran, “anh ở đầu line em cuối line, giỡn chơi một chút mà có thai.”  Ông Thìn cười khoái chí bao nhiêu thì cô Nhung giận ra mặt, nhưng sao hai má cô lại hồng hồng..

 

Ông cứ tìm cớ đến chỗ cô, vừa đi vừa hát tửng tửng như trời đất chỉ có hai người, “bằng lòng đi em vê với quê anh, một cù lao xanh một dòng sông xanh. Bằng lòng đi em thưa má thưa ba, mình ngồi bên nhau chuyện trò thâu đêm…” Mọi người vỗ tay khen ông hát hay nên ông tới luôn, tấn công cô Nhung tới tắp nên lỏng lẻo phòng thủ, bị bà già chằn ăn trăn quấn làm với cô Nhung tức giận bà trang lứa với ông sao không thả thính mà cứ đi lên đi xuống may mà có em với cô Nhung trẻ đẹp, ít nhất cũng là trẻ hơn tuổi thật của cô nhiều. Bà ghen ngầm mới ghê, nhưng làm ông cứng họng, làm nên trận cười muốn vỡ hãng xưởng. Bà nói, “về cù lao xanh làm gì cho muỗi chích, chuyện trò gì tới thâu đêm… Con Nhung ở nhà có máy lạnh, ngủ có giường nệm rồi. Còn trẻ lại không chồng đêm bảy ngày ba ra vào không kể, nhắm nổi không mà gù người ta hoài…” Ai nấy cười như chưa bao giờ được cười. Cười nhất là ông Thìn như chó cụp đuôi, lủi lủi bỏ đi thấy thương. Cô Nhung bụm mặt xấu hổ với bà già ó đâm.

 

Sau đó ông đổi lời nhạc chế mua vui… “bằng lòng đi em anh về quê dẫn má lên liền. Ngày mai đám cưới rước dâu bằng bằng xe ba bánh. Ba má ngồi trên đầu xe, hai đứa mình ngồi ở sau vè…” Lần nào hát xong ông cũng nhận được tràng vỗ tay tán thưởng của đám trẻ. Ông giỡn riết thành tật, ông đưa bất cứ gì cho cô cũng qùy xuống một chân như trao chiếc nhẫn cầu hôn làm mọi người không nhịn được cười. Ông vốn vui tính nên hát hò suốt ngày, có hôm ông hát, “Về đây nghe em, về đây nghe em. Về đây mặc áo the đi guốc mộc. Kể chuyện tình bằng lời ca dao. Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới. Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai…” Trời ơi! Ai nấy hết hồn vì ông già hát lên tông cao ngọt như mía lùi rồi thả giọng ngọt ngào… “Và về đây nghe lại tiếng xưa…” Tụi nhỏ nói hôm đó ông uống lộn thuốc nên sung sảng, chơi luôn như đang ở quán karaoke, ông hát hay thật, “Về đây nghe em, về đây nghe em. Về đây thoả ước mơ đi hát dạo. Để chào đời bằng hạt sương mai. Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối. Và hận thù người người lắng xuống. Và tìm nhau như tìm xót xa. Trong lúc lệ đã đầy vơi…”

 

Ông hát thật lòng nên tiếng hát truyền cảm làm xiêu lòng cô Nhung. Ông Thìn đốn ngã cô Nhưng là tin nóng trong hãng, lan ra nhà thờ, tới chợ, nhà hàng Việt nam… Kết thúc ở casino bên Oklahoma khi thằng nhóc trong hãng đã thấy hai người bên nhau ở sòng bài lúc nửa đêm. Nhưng nó đi sòng bài với con nhỏ Mễ nên tránh mặt cô chú cho cô chú bớt ngại. Nó cũng không muốn cô chú biết nó cặp bồ với con nhỏ Mễ nên tránh mặt. Nhưng tật nhiều chuyện của nó không bỏ được nên về hãng kể với bà chị kín tiếng nhất hãng, nhưng không có khế ước thời gian bảo mật bao lâu nên ai cũng biết.

 

Thôi cũng mừng cho ông Thìn vợ bỏ khi cô Nhung đã bằng lòng ngọt ngào hấp hối… Già rồi thì rổ rá cạp lại, góp gạo thổi cơm chung cho bớt cô đơn. Cô lại có ông Tuấn Ngọc hát cho nghe mỗi ngày thì quá sướng, ông Thìn khi bình thường nói tiếng nam cho hoà đồng, nhưng khi hát thì ông là người bắc di cư, ông hát giọng bắc xuất sắc, từng hát cho ca đoàn nhà thờ, từng mở quán karaoke làm ăn khấm khá… nhưng ông cũng bởi đam mê âm nhạc tới quá đà với một tiếng hát học trò nào đó nên mới bị vợ bỏ, nghe người ta nói vậy! Chỉ biết nghe ông hát nhưng không nhìn mặt thì tưởng nghe Tuấn Ngọc hát, ai cũng nghĩ vậy. Ông còn hơn ông Tuấn Ngọc mặt buồn vì mặt ông rất vui, hài hài, tếu tếu của kẻ nghịch ngầm. Tôi mà biết viết nhạc thì sẽ viết cho ông bài “em về tháng ba…” vì thấy hai người đi chợ riêng về nấu cơm chung nó vui vui pha một chút ngậm ngùi cho hai người đã có tuổi. Người ta nói: tình yêu không có tuổi vì họ chưa thấy đó thôi, chưa thấy thời gian hằn trên mối tình già vừa chớm nở… 

Phan

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông làm bí thơ, quyền lực trùm một phương, ở triều đình hay ngoài châu quận đều đứng trên vạn người trong thiên hạ. Người ta vẫn bảo ông làm vua một cõi, điều này chẳng phải nói điêu mà thật sự như vậy! Lời bàn tán cũng đến tai ông, ông không nói năng gì nhưng tỏ vẻ hài lòng và mặc nhiên cho là thế. Ông chẳng phải là nhân viên công quyền mà chỉ là người đứng đầu một bang phái nhưng quyền hành của ông phủ khắp, mọi việc lớn nhỏ đều do ông định đoạt, mọi chức vụ cao thấp do ông đặt để...
Trung úy Nguyễn Thanh Long, đã hy sinh 1972 ở Núi dài Châu Đốc. Anh tốt nghiệp Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt. Cùng khóa của anh nhiều người cũng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt...
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.