Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa như thế nào – Phạm Trần phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã

06/12/202310:13:00(Xem: 2935)

Nha (2)
Ông Hoàng Đức Nhã.
                     

                      Henry Kissinger làm Chính trị một cách rất phi luân lý. –
Hoàng Đức Nhã.

Lời giới thiệu: Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Henry Kissinger, một nhân vật có quan hệ với Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn Hòa đàm chấm dứt chiến tranh ở Paris, Pháp, qua đời ngày 29/11/2023, thọ 100 tuổi. Trong khi đó, ông Hoàng Đức Nhã (sinh năm 1942), là nguyên Bí thư, Tham vụ Báo chí của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, đồng thời là Tổng trưởng Bộ Dân vận-Chiêu hồi năm 1973. Ông Hoàng Đức Nhã đã có mặt trong các cuộc thảo luận gay go về Hiệp định Ba Lê tại Dinh Độc Lập giữa Tổng thống Thiệu và phía Mỹ gồm các  ông Henry Kissinger, Đại Tướng Alexander Haig và Đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker.
    Nội dung bài phỏng vấn ông dưới đây được tôi thực hiện, ngay sau khi ông Kissinger tạ thế, là nhắm làm sáng tỏ một  thắc mắc của lịch sử rằng “Có phải  VNCH đã bị Mỹ bỏ rơi để thất thủ năm 1975”?
    Mời bạn đọc theo dõi.
 
                                                              ***

Phạm Trần:  Thưa ông Hoàng Đức Nhã, nhận xét của ông về cố Ngoại trưởng Henry Kissinger là con người thế nào: Khôn khoan, thông minh hay mưu mẹo?
 
Hoàng Đức Nhã: Theo tôi nhận xét ông Kissinger tùy theo người nhận xét có kinh nghiệm cá nhân làm việc, như thương thuyết, trực tiếp với ông ta hay chỉ nghe người khác kể lại, hay đọc sách báo viết rất tốt hay rất xấu về ông ta. Tôi có dịp làm việc trực tiếp với ông ta khi Tổng thống Thiệu và Hội đồng An ninh Quốc gia VNCH họp với ông ta trong một vài giai đoạn của tiến trình đưa đến Hiệp định Ba Lê 1973, và trong những trường hợp rất gay cấn chỉ có Tổng thống và tôi đối đầu với ông Kissinger và Đại sứ Bunker.
    Nhận xét của tôi đây là một nhân vật rất thông minh và thích đặt đối phương trong tình trạng bối rối khi phải ráng hiểu một lô dữ kiện liên quan đến vấn đề đang được bàn luận hậu quả cho VNCH nếu phải theo lập luận của Mỹ. Ông Kissinger trình bày theo cách ông ta, cố cho thấy những điểm ông ta cho là rất tốt cho phía Hoa Kỳ và VNCH, nhưng lại phớt qua những điểm rất tai hại cho VNCH.
    Ông ta là người muốn đạt được những gì ông ta dự tính bằng mọi cách, và nếu cần thì nịnh hót, xoa diụ, nói láo, hứa đủ điều, ép và đe dọa. Nói về những cuộc thương thuyết về Hiệp định hòa bình Ba Lê ông ta lọt vào bẫy của Hà Nội và chấp nhận những điều họ muốn, và tin rằng sẽ ép TT Thiệu chấp nhận những điều kiện đó.
    Theo tôi, ông Kissinger làm chánh trị một cách rất phi luân lý.

Phạm Trần: Trong cuộc hòa đàm Ba Lê, ông đã từng có mặt trong các cuộc gặp tại Dinh Độc Lập giữa Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và ông Kissinger, sau này với Tướng Alexander Haig, phụ tá của ông Kissinger, xin ông cho biết khi ấy Tổng thống Thiệu đã bị áp lực chính trị từ phía Hoa Kỳ như thế nào?
 
Hoàng Đức Nhã: Giai đoạn căng thẳng và nguy hiểm nhất trong tiến trình thương thuyết, từ đầu 1969 cho đến đầu tháng Giêng 1973, là bốn ngày trong tháng 10 năm 1972, 19 đến 23 tháng 10. Trong khoảng thời gian này Hoa Kỳ quyết tâm buộc VNCH chấp thuận bản thảo hiệp định mà phía Hà Nội thuyết phục Hoa Kỳ là tốt cho hai bên VN vì đó là sự sụp đổ của lập trường của Hà Nội cũng như là sẽ tạo một nền tảng tốt cho hai bên tại miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chánh trị của mình. Hoa Kỳ chấp nhận lập luận của Hà Nội mà không hề bàn với VNCH trước khi đồng ý với Hà Nội.
    Giải pháp Hà Nội đưa ra và Hoa Kỳ vội chấp thuận chỉ là một đầu hàng của VNCH. TT Thiệu quyết tâm từ chối ngay cả khi Hoa Kỳ hăm dọa cắt đứt viện trợ. Sau khi ông Kissinger không thuyết phục và ép TT Thiệu được trong bốn ngày tháng 10 năm 1972 thì Tướng Alexander Haig qua Saigon và, trong nhiều phiên họp rất căng thẳng với TT Thiệu và tôi, cũng không thuyết phục được TT Thiệu, ngay cả khi đe dọa “lấy những biện pháp rất tàn bạo” đối với TT Thiệu và tôi.”
 
Phạm Trần: Có phải ông Henry Kissinger đã “qua mặt” (hay có phê bình nặng nề rằng “đâm sau lưng”) Việt Nam Cộng Hòa khi thảo luận “sau lưng” Tổng thống Thiệu về giải pháp chấm dứt  chiến tranh với Trung Cộng và Chính quyền miền Bắc khi ấy là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?
 
Hoàng Đức Nhã: Vì quá muốn có một thắng lợi để một phần giúp TT Nixon tái đắc cử nhiệm kỳ hai sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 1972, và mặt khác, muốn chứng tỏ cho các cấp lãnh đạo trong giới chánh trị và xã hội thượng lưu của Hoa Kỳ rằng ông ta làm được những gì mấy người khác chưa làm được cho nên ông Kissinger không muốn bị VNCH cản trở và không những đi sau lưng đồng minh VNCH mà còn tự định đoạt tương lai chánh trị của miền Nam nữa. Ông ta giấu điều này cho đến khi Hà Nội cho biết sẵn sàng ký và trao cho ông ta một bản thảo Hiệp định với rất nhiều điều kiện tai hại cho VNCH. Ông Kissinger chấp nhận ngay và bay qua Saigon ép TT Thiệu chấp nhận khi TT Thiệu chưa hề được biết bản thảo Hiệp định này.


Phạm Trần: Thưa ông, có phải ông Henry Kissinger là người chỉ biết lo cho quyền lợi của Mỹ khi ông ta nói chuyện với đại diện miền Bắc ở Paris khi ấy là ông cố vấn Lê Đức Thọ, nhưng không điếm xỉa gì đến quyền lợi của VNCH trong các cuộc thượng lượng này?
 
Hoàng Đức Nhã: Đúng thế. Chúng ta đều hiểu rằng một ông Ngoại trưởng của Hoa Kỳ phải phác họa và thi hành chánh sách ngoại giao để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trước hết. Ông Kissinger thì làm điều này bất chấp ước muốn của đồng minh và hậu quả tai hại cho đồng minh.
    Như tôi trả lời trong câu hỏi trên, ông Kissinger bất cần những nguyên tắc thương thuyết – mà điều chính là tương lai chánh trị tại miền Nam phải do hai bên trong miền Nam quyết định – và tự quyết định khi thương thuyết với Hà Nội, và chỉ thông báo cho VNCH biết sau khi ông ta và Lê Đức Thọ phê chuẩn dự thảo Hiệp định mà VNCH không hề được biết trước và cũng không có cơ hội để phê bình.
 
Phạm Trần: Trong các cuộc “đối mặt thảo luận trực diện” tại Dinh Độc Lập với ông Kissinger, bên cạnh Tổng thống Thiệu, về Hiệp định Paris ký ngày 27/01/1973, ông có trở ngại gì với ông Henry Kissinger không, chẳng hạn như “bực tức”, “cãi vã” hay “công khai phản đối áp lực của ông Kissinger” đối với vận mệnh VNCH?

Hoàng Đức Nhã: Chúng tôi hành động rất lễ độ, đúng mức, như một nhà thương thuyết theo đúng căn bản của một cuộc thương thuyết. Chúng tôi không hề la lối, đập bàn, sỉ nhục hay chửi rủa ông Kissinger.
    Khi ông ta hăm dọa, TT Thiệu tỏ ra rất nghiêm chỉnh và trả lời một cách đúng nghi lễ rằng VNCH không chấp nhận bản thảo Hiệp định. TT Thiệu nhấn mạnh nhiều lần với ông Kissinger rằng xin ông ta trình lại TT Nixon rằng VNCH rất muốn có một hiệp định chân chính, bảo vệ quyền lợi của VNCH nhưng không thể chấp nhận bản thảo Hiệp định mà ông Kissinger đã đồng ý với Lê Đức Thọ.
 
Phạm Trần: Ông có thể ghi lại những “phản ứng quyết liệt” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong những lần nói chuyện tại Dinh Độc Lập với phía Mỹ nói chung và riêng hai ông Kissinger và Tướng Alexander Haig về hòa đàm Paris?
 
Hoàng Đức Nhã: TT Thiệu hành động rất bình tĩnh và không hề khóc lóc, đập bàn như một vài người viết lại trong sách của họ. Có hai trường hợp rất căng thẳng cho thấy cách TT Thiệu đối đầu với đe dọa của phía Hoa Kỳ. Lần đầu là trong những ngày tháng 10 năm 1972 khi ông Kissinger hăm dọa một cách mỉa mai rằng: “Hai ông [TT Thiệu và tôi] không nên trở thành người tử đạo (You two should not try to be martyrs)”. TT Thiệu không trả lời và ngó qua tôi cũng như nói tôi trả lời đi. Tôi nói với ông Kissinger: “Chúng tôi không hề muốn trở thành người tử đạo. Chúng tôi chỉ là người ái quốc thi hành Hiến pháp một cách nghiêm chỉnh để bảo vệ quê hương chúng tôi”. Ông Kissinger rất bực tức vì thấy tôi trả lời ông ta thay vì TT Thiệu. Lần thứ hai là khi ông Alexander Haig qua Saigon vào đầu 11 năm 1972. Mục đích của ông ta là tiếp tục ép TT Thiệu chấp thuận bản thảo Hiệp định mà ông Kissinger không thuyết phục được. Khi TT Thiệu lặp đi lặp lại rằng VNCH không thể ký bản thảo Hiệp định này nếu không có những điều khoản rất quan trọng cho VNCH. Ông Haig rất bực tức, và với một giọng trầm và nét mặt giận dữ nói rằng Hao Kỳ “sẽ có những hành động rất táo bạo (brutal actions) đối với VNCH”. Cũng như lần ông Kissinger đe dọa lần này TT Thiệu cũng ngó về tôi, và tôi nói với ông Haig rằng: “Hành động táo bạo hả? Chắc cũng táo bạo như trong tháng 11 năm 1963 chứ gì?”
 
Phạm Trần: Là người “trong cuộc”, xin ông cho biết “có đúng” Chính quyền Mỹ đã bội ước bảo vệ  VNCH và để cho cho quân Cộng sản miền Bắc chiếm đóng ngày 30/4/1975?
 
Hoàng Đức Nhã: Đúng thế. Chánh phủ Hoa Kỳ đã bội hứa, giảm thiểu môt cách nhanh chóng viện trợ quân sự cho VNCH, ngay cả nhiều điều khoản trong Hiệp định cho phép Hoa Kỳ thay một khẩu súng, một chiến cụ bị hư hại trong việc VNCH chống lại vi phạm của Bắc Việt. Hoa Kỳ đã không cần quan tâm đến số phận của miền Nam khi CSBV vẫn được viện trợ ồ ạt của Trung Cộng và Liên Sô sau khi bản Hiệp định được ký và Hoa Kỳ long trọng tuyên bố sẽ phản ứng mãnh liệt nếu BV vi phạm Hiệp định.
    Theo tôi, lỗi lầm lớn nhất của VNCH là không hiểu được rằng TT của Hoa Kỳ không có quyền chỉ thị Quốc Hội chấp thuận viện trợ do Hành Pháp yêu cầu.
 
Phạm Trần: Nếu ông Richard Nixon không bị vụ Watergate làm mất chức Tổng thống thì liệu VNCH có tồn tại không?

Hoàng Đức Nhã: Theo tôi, vụ Watergate chỉ là một yếu tố đưa đến việc Bắc Việt chiếm miền Nam. Nếu TT Nixon tồn tại và Quốc Hội vẫn chống viện trợ cho VNCH thì miền Nam cũng bị bỏ rơi. Lý do chánh là sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 1972 Quốc Hội thứ 94 do đảng Dân Chủ nắm đa số tại Hạ Viện và Thượng Viện. Họ đã sử dụng đa số đó để một mặt áp lực tối đa TT Nixon phải từ chức nếu không muốn bị luận tội vì vụ Watergate, và mặt khác, rút khỏi miền Nam càng sớm càng tốt vì binh lính và tù binh chiến tranh của Hoa Kỳ đã trở về nước. Trong tinh thần đó đảng Dân Chủ không chấp thuận viện trợ cho miền Nam bất chấp những trách nhiệm của Hoa Kỳ theo Hiệp định Ba Lê và những lời hứa của TT Nixon với TT Thiệu.

Phạm Trần: Xin cảm ơn ông.
 

Phạm Trần thực hiện

(12/2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
26/04/202400:00:00
Mới nghe qua thì tưởng chỉ đơn thuần là mấy lời bông phèng với chuyện gái trai thế nhưng, thực sự, câu ca dao hiện đại hậu tháng Tư 1975 này là lời gan ruột của những thành phần tinh hoa ở miền Nam, giới khoa bảng thiên tả và ngụy hòa, sau bao nhiêu năm mơ về miền Bắc với niềm hy vọng “chờ nhìn quê hương sáng chói”, đã cay đắng nhận ra rằng nàng Thúy Kiều mình ngày đêm mơ tưởng chỉ là một thứ Thị Nở, cái kẻ không chỉ “xấu ma chê quỷ hờn” mà còn khiến đất nước ngày càng tăm tối hơn.
23/04/202415:32:00
Hôm qua, 22 tháng 4 là Ngày Trái Đất, khởi nguồn từ 1970 nhằm hỗ trợ bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên.
22/04/202417:22:00
Trump được bàn dân thiên hạ đặt cho một biệt danh là vua nói dối (Lying King). Theo Washington Post, tổng số tuyên bố sai trái hoặc gây hiểu lầm của Trump là 30,573 trong 4 năm làm tổng thống. Trump còn một khuyết điểm nghiêm trọng hơn nữa là việc làm không đi đôi với lời nói. Chỉ còn hơn sáu tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Đây là lúc kiểm điểm lại một số sự kiện đã và đang xảy ra trong vài năm qua liên quan cựu Tổng Thống Donald Trump và sẽ là một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa vào tháng 11 sắp tới. Bài báo này sẽ khá dài vì Trump có nhiều khuyết điểm mà độc giả cử tri cần phải biết và có thể sẽ không có phần tham khảo vì tôi đã phải tham chiếu vài chục tài liệu hoặc là tôi sẽ chỉ liệt kê khoảng 10 tài liệu quan trọng nhất. Xin độc giả thông cảm.
21/04/202417:38:00
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
12/04/202400:00:00
Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.
10/04/202407:58:00
Cha và mẹ của học sinh 15 tuổi ở Michigan đã bị tòa tuyên án từ 10 tới 15 năm tù vì tội đã mua súng cho con trai và cậu bé này đã dùng nó để thảm sát bốn học sinh tại Oxford High School. Còn cậu bé bị án tù chung thân không ân xá. Công tố viên đã buộc tội cặp vợ chồng này đã không để súng tại một nơi có khóa an toàn và không có hành động ngăn cản khi có biểu hiện con mình sẽ có hành động điên cuồng...
05/04/202400:00:00
Trái với những lời đàm tiếu hay tiếng cười khẩy trước hình ảnh thất thểu của ông thạc sĩ triết học khi từ chủ tịch… chuyển sang cựu chủ tịch, tôi lại hình dung ra cả một tương lai học thuật huy hoàng. Được làm vua, thua làm nhà nghiên cứu, nếu mất một Chủ tịch Võ Văn Thưởng chán phèo mà được một triết gia họ Võ với tầm cỡ thế giới thì, xét ra, nước nhà cũng có phần khá hơn, không có miếng cũng có tiếng. Nhìn lại lịch sử theo hướng này thì có ông Trần Văn Giàu nhưng so ra thì thạc sĩ cựu chủ tịch phải hơn. Một thời là Bí thư Xứ ủy, toàn quyền sinh sát ở cõi Nam kỳ, oai phong, hiển hách; đùng một cái ông Giàu bị điều ra Bắc làm con cá nằm trên thớt, lẻ loi, bất lực, chỉ biết lao đầu vào việc nghiên cứu để cuối cùng trở thành… sử gia
04/04/202411:21:00
Chúng ta đang chứng kiến những nghịch cảnh “đấu thầu dân chủ” trong cuộc sống Bầu Cử Tổng Thống 2024 vốn chỉ dựa theo thủ đoạn tuyên truyền, quảng cáo mị dân, mà xa lìa những nguyên tắc điều hành tổ chức chính trị, hay danh dự và trách nhiệm lãnh đạo của những người ứng cử viên trong đảng phái chính trị đã được ghi nhận từ Hiến Pháp Hoa Kỳ...