Hôm nay,  

Lịch Sử đã được viết như thế

09/09/202309:45:00(Xem: 1433)
Tùy bút

thaihoc 


Chúng tôi biết ước mơ của họ
:

đủ để biết họ đã mơ và đã chết

 

Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
    Người Việt Nam chúng ta cũng có một bài thơ sống động mà có vẻ như ngôn ngữ của thi ca không thể nào diễn tả hết nét đẹp. Đó là những tứ thơ diễm lệ, đẫm đầy tình yêu và sự hào hùng của những người trẻ, những thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng, trong chuyến xe ra pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930. Tôi nhớ mài mại câu nói của một diễn giả nổi tiếng người Anh. Ông bảo rằng tất cả chúng ta đều là những nghệ sĩ của cuộc sống và của chính cuộc đời mình. Mỗi chúng ta có cơ hội để được mời và mời nhau cùng tạo nên cuộc sống này.
    Lịch sử chúng ta là tranh đấu sử. Mỗi chặng đời chúng ta đã cùng mời nhau đi chung một chuyến tàu “thác ghềnh” của đất nước mình. Tôi tiếc thương da diết tinh thần và cung cách sống ấy: sống có trách nhiệm với chính mình, với nhau, và với xã hội. Đau xót thay! chưa đầy một trăm năm trong cái lò luyện của Xã Hội Chủ Nghĩa, nếp văn hoá quý giá này dường như đã mai một.
    Tôi sẽ lặp lại 13 cái tên của các chí sĩ Yên Bái, những người đã cùng nhau tạo nên một áng văn chương tuyệt tác trong ngày 17 tháng sáu, nay còn gọi là “Ngày Tang Yên Bái”. Nhưng, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hồ Văn Lạo, Phó Đức Chính hay Mac Donagh, Connolly, Mac Bride, Pearse trong “Lễ Phục Sinh 1916” không còn đơn thuần là cái tên nữa. Khi ta nhắc đến họ, ta nhắc đến ngọn lửa.
    Lịch sử Ireland đã được thắp sáng bằng ngọn lửa ấy, ngọn lửa của thủ lĩnh Patrick Pearse trong đêm lễ phục sinh 1916:“Bạn không thể chinh phục Ireland; bạn không thể  giập tắt niềm đam mê tự do của người Ireland. Nếu hành động của chúng ta không đủ để giành được tự do, thì con cái chúng ta sẽ giành được nó bằng một hành động tốt hơn”.
    Cả Pearse, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đều biết cái giá phải trả cho tự do. Cái chết chỉ là một điều phải đối mặt khi chọn lựa hành trình gian nan ấy, và họ kiên định với chọn lựa của mình ngay đến phút cuối cùng của cuộc đời. Tại pháp trường Yên Bái, thái độ của các chí sĩ VNQDĐ đã khẳng định với người Pháp rằng cuộc chiến của họ vẫn đang tiếp diễn.
    Hãy nói về đảng trưởng Nguyễn Thái Học trước ngày ông bị giải ra pháp trường. Tôi chắc những đồng chí của ông sẽ không bao giờ quên được lời dặn dò đêm ấy. Trong nhà ngục, ông đã nói to lời từ biệt với các chiến hữu của mình:
    Chúng tôi đi trả nợ nước đây, các anh em còn sống cứ người nào việc ấy, cờ độc lập phải nhuộm bằng máu, hoa tự do phải tưới bằng máu, Tổ Quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều hơn nữa! Rồi thế nào cách mạng cũng thành công”.
    Trở lại với chuyến xe ngày 17 tháng 6 năm 1930. Sáng hôm ấy, có một chuyến xe lửa bí mật, riêng biệt, khởi hành từ Hà Nội lên Yên Bái. Chuyến xe chở theo 13 chí sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Họ là những người có tên sau: Bùi Tử Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hồ Văn Lạo, Đào Văn Nhít, Nguyễn Văn Du, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Văn Tiềm, Đỗ Văn Tứ, Bùi Văn Cửu, Nguyễn Như Liên, Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Học. Ba tháng trước đó, thực dân Pháp cũng đã hành hình bốn đồng chí của họ ở pháp trường Yên Bái.
    Các tử tù cứ hai người bị còng làm một, ngồi trò chuyện với nhau ở toa hạng tư trên một lộ trình dài 4 tiếng đồng hồ. Họ là những trang tuấn kiệt nước Việt. Qua cuộc trò chuyện, chúng ta thấy họ luôn giữ vững tinh thần cho nhau. Điều họ không ngờ là cũng chính thái độ đó đã giữ vững tinh thần cho hàng bao thế hệ thanh niên Việt Nam sau này.
    Phó Đức Chính nói đùa với anh em:
    “Chúng ta đến ga Yên Bái, chắc chắn sẽ được các đồng chí Lương, Tiệp, Thuyết, Hoằng, ra đón rước nồng hậu”.
    Bốn đồng chí vừa được Phó Đức Chính nhắc tên là những chí sĩ đã bị xử tử vào ngày 8-3-1930 cũng tại Yên Bái.
    Cùng đi trong chuyến xe còn có thanh tra sở mật thám Pháp, hai cố đạo người Âu là Linh mục Mechet và Dronet. Cả hai đã được gởi theo để làm lễ rửa tội cho các tội nhân trước giờ bị hành quyết.
    Đảng trưởng Nguyễn Thái Học ngồi trò chuyện với linh mục Dronet. Để khẳng định về quyết tâm của mình và các đồng chí trước vị linh mục người Pháp, ông khẳng khái ngâm mấy câu thơ bằng tiếng Tây. Những câu thơ này được dịch ra như sau:
    Chết cho tổ quốc
    Đó là số phận đẹp đẽ nhất
    Cũng là số phận cao cả ước ao nhất…
    Người Pháp cho máy chém di chuyển theo cùng chuyến xe.  Đao phủ thủ phụ trách buổi hành quyết hôm đó tên là Cai Công. Cuộc hành quyết khởi sự vào lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17-6-1930 trên một bãi cỏ rộng với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ.
    Khi bước lên máy chém, từng người một, cả 13 người đã lần lượt hô to: “Việt Nam Muôn Năm!”
    Đến lượt Phó Đức Chính, ông yêu cầu đao phủ cho mình nằm ngửa để nhìn xem lưỡi của máy chém xuống như thế nào.
    Xác 13 người anh hùng được chôn chung dưới chân đồi cao. Bên cạnh đồi là đền thờ Tuần Quán cách ga xe lửa độ một cây số. Thực dân đã cho lính canh gác mộ phần của họ một thời gian sau đó. Đảm lược của các đảng viên VNQDĐ còn được nhìn thấy qua một nữ đồng chí, Cô Giang, người đã có mặt ở đó từ sáng sớm. Cô đến từ xa, đứng lẫn trong đám đông dân chúng. Cô đến để âm thầm đưa tiễn các đồng chí cùng vị hôn phu của mình.
    Những người trẻ Việt Nam ngày ấy đã viết lịch sử như thế, như thể một bài thơ. Pháp trường, đao phủ, máy chém… tất cả bỗng trở thành mờ nhạt. Chỉ riêng họ, chỉ hình bóng họ là sống mãi. Họ chính là những vần thơ, là lời khẳng định mạnh mẽ nhất trước quân thù về một dân tộc mà thực dân đang muốn thống trị!
    Vâng, chúng tôi biết ước mơ của họ, đủ để biết họ đã mơ, đã sống và đã chết như thế! Chúng tôi còn biết rằng mình là một phần của cái tuyệt vời, của cái đẹp ấy; đủ để những thế hệ Việt Nam soi giọi lại chính mình, xem chúng ta có luôn sống xứng đáng? Sống với nhân cách của một con người đang đứng trên vai của những người khổng lồ.
 
Nguyệt Quỳnh
 
Chú thích:
 
Viết theo tài liệu của tác giả Hoàng Văn Đào trong tác phẩm “Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.