Hôm nay,  

Giong buồm ra biển rộng

22/06/202321:48:00(Xem: 1502)
Tạp ghi

poetry

Tháng Năm 2023 vừa qua đi, để lại trong tâm tư tôi khá nhiều sự kiện đáng ghi nhớ:
    Đầu tiên là thời tiết: Hiện giờ, nơi tôi ngụ cư là thành phố Westminster - Little Sàigòn -  phía nam của tiểu bang  California,  đang bước vào những ngày sang tháng sáu - June Gloom - [1], ban ngày thường lệ thì bầu trời nhiều mây, nhiệt độ ở mức trung bình mát mẻ giữa cuối xuân và đầu hè.
Tiêu chuẩn thời tiết bình thường lâu nay vẫn vậy.
    Khổ nỗi năm nay ngay từ tháng tư đến giờ, kéo dài trên 2 tháng rồi, khí hậu hầu hết lúc nào cũng na ná như thế, thỉnh thoảng gió lại nổi lên hay có mưa lắc rắc. Cá nhân tôi luôn cảm thấy người mình ơn ớn, mặc dù chưa bị buốt lạnh run lên bao giờ để phải dứt khoát uống thuốc trị cảm ngừa trước. Cứ vài ba bữa lại có ngày, sáng ui ui, trưa chợt nắng lên một lát rồi tự nhiên trời âm u tiếp; cứ thế, thay đổi mấy lần trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Hóa ra năm nay thời gian cuối xuân sang hè lại giống như là khí hậu đầu thu.
    Thêm nữa, không phải chỉ Cali mà cả Hoa Kỳ từ đầu năm đến nay đều bất thường hiếm có như vậy: Từ phía đông bắc xuống đông nam, đến trung tây, nam và tây nam, nơi nào  cũng hết bão tuyết dầy đặc tiếp sang mưa lũ rồi cuồng phong - bão lốc - bão xoáy, cứ thế tàn phá, khiến hàng trăm triệu dân cư Mỹ khốn đốn. Chưa hết. Dự báo mùa hè năm nay sẽ nóng sớm và kéo dài hơn bao giờ!
    Thời tiết kiểu ấy đối với một người 80 tuổi như cá nhân tôi đây xem ra khá khó chịu: Thà lạnh thì lạnh hẳn mà nóng thì cũng nóng hẳn lên đi, mà đằng này khí hậu cứ triền miên âm u rồi đột biến vì gió, khiến cơ thể luôn xìu xìu ển ển, làm như bất cứ lúc nào cũng có thể đổ ra thành bệnh được. Bất thường rõ.
    Do đấy, thời khóa biểu sinh hoạt của tôi cũng phải thích ứng theo. Nghĩa là mỗi ngày tôi cứ phải ngồi trước cái laptop nhiều lần hơn mọi khi: Bất cứ lúc nào nẩy ra một ý mới là bật máy tính lên, ghi lại. Và như thế thì  giấc ngủ - nghỉ cũng thay đổi theo, cắt khúc ra thành nhiều đoạn lắt nhắt, bất kể ngày đêm!
    Và trong lúc sức khỏe bấp bênh ở những ngày tháng này, thì chính cái khí hậu bất thường đã lại càng khiến tôi bứt rứt nhắc nhớ về mốc điểm 30 Tháng Tư và Tháng Năm 1975 của bốn mươi tám năm về trước. Miên man tôi liên tưởng tới:
    -  "Ngày cá tháng Tư" (April Fools' Day; Wikipedia), nhằm vào mồng Một tháng Tư dương lịch hằng năm, theo nếp văn hóa của dân cư phương tây, vốn là ngày mà người ta tha hồ đùa nghịch nhau bằng những lời riễu lừa hay những trò chơi khăm, nhằm mục đích mua vui cho mọi người mà khi được chợt nhớ ra thì sẽ không hề bị chỉ trích, chỉ cười vui với nhau thôi.   
    Nhưng trái khoáy thay, Ba mươi Tháng Tư 75 lại là mốc điểm bi kịch trong lịch sử cận đại, quan trọng đến mức có tính cách đổi đời mà bất cứ người Việt nào cũng không hề quên được!
Với một người gốc Việt như tôi, mốc điểm này hẳn nhắc nhớ đến tháng Tư ... nhưng  nội dung 'Cá tháng Tư' với ' Ba mươi Tháng Tư' thì lại 'tréo ngoe' nhau. Từ ý tưởng này mà suy diễn ra, thì thực tại thường luôn xẩy đến một cách trái khoáy trong đời  người trải nghiệm như vậy đấy. Và sống trong cái thực tế oái oăm ấy, thái độ chúng ta đã - đang và sẽ phản ứng như thế nào. Đấy mới là vấn đề...
    - Còn Tháng Năm vừa qua và mới bắt đầu trong vòng 15 ngày Tháng Sáu này thì sao?

* Sinh hoạt văn hóa Việt nở rộ

Tôi muốn đề cập tới tháng Năm và tháng Sáu - 2023 với những sự kiện vừa được thông tin trên hầu hết các cơ quan truyền thông Việt - Mỹ. Chẳng hạn:

    - Cuộc triển lãm có tên Con Thuyền Hy Vọng: Một chiếc thuyền vượt biển nguyên bản đã trưng bày từ mấy chục năm trước tại một viện hàng hải ở bên Pháp nay được vận động thành công đem về trưng bày tại trụ sở  Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt - Vietnamese Heritage Museum - VHM - ở thành phố Garden Grove vào ngày 6 Tháng Năm 2023. Đồng thời, buổi triển lãm này cũng là mốc điểm mở đầu cho  một chương trình dài hạn mỗi cuối tuần, VHM hướng dẫn và dẫn giải về lịch sử 48 năm thuyền nhân - bộ nhân của cộng đồng gốc Việt ở hải ngoại cho những toán học sinh các trường trung - tiểu học quanh vùng lần lượt đến thăm và tận mắt quan sát - tận tay tiếp cận vô số các hiện vật cụ thể mà viện này thu thập được lâu nay. Từ hình ảnh, sách báo, videos, youtubes đến quần áo và vật dụng còn sót lại từ những đợt vượt biển - vượt biên của Người Tỵ Nạn gốc Việt đã được trân trọng lưu giữ như những kỷ vật vô giá - rồi cuối cùng là tặng dữ cho viện bảo tàng này.[2]
    - Tác giả Kalynh Ngô viết lời mở đầu cho bài "Nguyễn Thanh Việt, Ocean Vương, Eric Nguyễn đã ghi tên vào văn đàn nước Mỹ như thế nào?", được đăng trên nhật báo Người Việt, ngày 23 tháng Năm, 2023: " Tháng Năm là “Tháng Di Sản Văn Hóa Người Mỹ Gốc Châu Á -Thái Bình Dương,” xuất phát tý tưởng của một cựu nhân viên Quốc Hội Mỹ, ban đầu chỉ là 10 ngày đầu của Tháng Năm, gọi là “Tuần Lễ Di Sản Văn Hóa Người Mỹ Gốc Châu Á -Thái Bình Dương,” (sau đó )Quốc Hội (Hoa Kỳ) chấp thuận năm 1976, (và) được Tổng Thống Jimmy Carter ký ban hành (thành) nghị quyết năm 1978 . Năm 1990, Tổng Thống George H.W. Bush (lại) gia tăng (thời gian lên) thành một tháng. Và năm 1992 “Tháng Di Sản Văn Hóa Người Mỹ Gốc Châu Á -Thái Bình Dương” ( bắt đầu) chính thức được gọi như hiện nay, với mục đích vinh danh thành tựu của cộng đồng thiểu số (này) tại Hoa Kỳ. "
    Kalynh Ngô viết tiếp: Sau 40 năm, kể từ khi người Việt tị nạn đóng dấu ấn vào tự điển lịch sử thế giới, có một thế hệ trẻ gốc Việt đang dần khẳng định vị trí đặc biệt của mình trong văn đàn nước Mỹ.
    Trong số đó, có những tên/họ thuần Việt được vinh danh tại các giải thưởng văn chương cao quý của nước Mỹ và thế giới, như: Nhà văn, Giáo Sư Nguyễn Thanh Việt đoạt giải Pulitzer với tiểu thuyết 'The Sympathizer' năm 2016; nhà thơ Ocean Vương với giải Thiên Tài 'Genius Grant' của MacArthur Foundation; nhà văn Eric Nguyễn giải The 2022 Crook’s Corner Book Prize cho tiểu thuyết đầu tay 'Things We Lost to the Water.'
    Tác phẩm của họ hầu như có một điểm chung, đó là sự ẩn chứa nhiều trăn trở về cuộc sống của một trong những sắc tộc thiểu số ở Mỹ. Đâu đó trong những trang sách là những cám cảnh về quá khứ - về chiến tranh, là tiếng chuông vọng về truyền thống gia đình - dân tộc. Mãnh liệt hơn nữa, ẩn chứa trong nội dung, câu chữ, là cuộc hành hương thầm lặng, khát khao tìm về nguồn cội."
Ở đây, tôi chỉ xin thêm vào một ý: Hai tác giả Nguyễn Thanh Việt và Ocean Vương sinh tại Việt Nam, lớn lên tại Mỹ ; còn Eric Nguyễn sinh và trưởng thành luôn tại Hoa Kỳ.[3]
    - Việt Báo online, ngày 27/05/2023, bài "Trần Anh Hùng Đoạt Giải Đạo Diễn Xuất Sắc Nhất Tại Cannes" viết: "Trần Anh Hùng,  đạo diễn gốc Việt nổi tiếng với phim "Mùa Đu Đủ Xanh" hay "Xích-lô" vừa đoạt giải  Đạo Diễn Xuất Sắc Cannes với cuốn phim  “The Pot au Feu” tại Cannes Film Festival.
    Lấy bối cảnh thế giới ẩm thực Pháp năm 1885, bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1924 của Marcel Rouffe “The Passionate Epicure” kể về một nhân vật hư cấu sôi nổi, Dodin Bouffant, người được truyền cảm hứng từ nhà ẩm thực nổi tiếng người Pháp Jean Anthelme Brillat-Savarin...
    Một đạo diễn gốc Việt nữa là đạo diễn Phạm Thiên Ân cũng đã đoạt giải phim đầu tay hay nhất - Prix Caméra d'or (phim 'Bên trong vỏ kén vàng')."

    - Sang ngày thứ bẩy, mùng 3 tháng sáu năm 2023, trong bài "Đông đảo giới trẻ Little Saigon dự Viet Book Fest, nghe nói chuyện văn thơ" đăng trên báo Người Việt cùng ngày, tác giả Đằng Giao cho biết " Phần mạn đàm của Viet Book Fest 2023 do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức tại Thư Viện Santa Ana vào sáng Thứ Bảy, 3 Tháng Sáu, với các diễn giả nhà văn Nguyễn Thanh Việt, Lan Dương, Lưu Trường Khôi và Isabelle Thúy Pelaud [4] được rất đông người tham dự, đặc biệt là giới trẻ.
    Đây cũng là dịp đánh dấu 25 năm ra mắt tuyển tập thơ đột phá “Watermark: Vietnamese American Poetry and Prose” và chuẩn bị tái xuất bản tập thơ này với sự đóng góp của những thi sĩ gốc Việt mới như Nam Lê, Anvi Hoàng, và Vinh Nguyễn [5].
Buổi n
ói chuyện xoay quanh những khó khăn mà các tác giả gốc Việt phải đối mặt từ 25 năm trước như tìm nhà xuất bản chấp nhận tác giả gốc Việt với tiếng nói trung thực phản ảnh những tâm tư, nguyện vọng, trăn trở hết sức đặc thù của người gốc Việt.
Được biết, sau buổi mạn đàm tại Thư Viện Santa Ana, Viet Book Fest tiếp tục với phần “Book Market” tại Chợ Alta Baja để giới thiệu một số tác giả người Mỹ gốc Việt mới gia nhập văn đàn tại Mỹ và sau cùng là chương trình văn nghệ tại rạp chiếu phim Frida cũng tại Santa Ana.
To
àn bộ chương trình Viet Book Fest do VAALA phối hợp với Diasporic Vietnamese Artist Network (DVAN) tổ chức nhằm làm quảng bá tiếng nói của các tác giả gốc Việt."

* Đòi lại công bằng?

Cuốn sách "Building a republican nation in Vietnam, 1920-1963"  do Nu-Anh Tran & Tuong Vu chủ biên, gồm 11 bài viết của các sử gia, chuyên gia khoa chính trị học, xã hội học và học giả văn học; tổng cộng trong đó có đến 10 tác giả gốc Việt.
    Nói chung, nội dung cuốn sách được các tác giả này nêu lên những nguồn phát triển chủ trương cộng hòa qua nghiên cứu chế độ cai trị từ giai đoạn thuộc địa ( Pháp) chuyển sang thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) ở xã hội Miền Nam Việt Nam: Họ cho rằng ý niệm cộng hòa đã được nỗ lực thực thi một cách phôi thai ở xã hội Việt Nam nhưng đã không được đề cập đến một cách sâu rộng bằng chủ nghĩa cộng sản. Và ý niệm cộng hòa hiện diện trong chính sách cai trị  qua diễn trình thực thi (còn sơ sài ở giai đoạn này nên chưa đủ sức bén rễ một cách sâu xa ) nhân quyền, tự do dân sự  và ý niệm tối cao là quốc gia trong xã hội Miền Nam Việt Nam.
Cuốn sách này đã được xuất bản lần đầu vào 31 tháng 12, 2022; rồi sau đó đã và đang lần lượt được các đại học Hoa Kỳ, như ở Hawaii - Columbia - UCLA ,Oregon...tiếp tục xuất bản, nhằm giới thiệu và vận động để được chính thức trở thành sách giáo khoa môn sử và chính trị học tại các trường nêu trên.
    Và tuần lễ vừa qua cuốn sách này đã  chính thức được giới thiệu ở cộng đồng gốc Việt trên Bắc Cali.[6]
    Sự kiện này khiến tôi chợt nhớ lại buổi ra mắt cuốn Their War cách đây 3 năm rưỡi.
Trong bài báo ‘Their War: Công Bằng và Danh Dự cho VNCH', tác giả Lê Hữu đã viết:
"Ba mươi phút hội luận giới thiệu cuốn Their War của tác giả Julie Phạm vừa diễn ra vào chiều Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Một, 2019, tại Langston Hughes Performing Arts Theater, Seattle, tiểu bang Washington.
    Their War là cuốn sách tóm tắt bằng Anh Ngữ về đề tài chiến tranh Việt Nam mà Julie Phạm được chấm ưu hạng ra bậc cử nhân sử tại UC Berkeley năm 2001, để nhận được học bổng tiến sĩ sử tại Đại Học Cambridge, Anh Quốc, năm 2008. Tháng Bảy vừa qua, cuốn Their War được Amazon in và phát hành.Với cuốn sách này, cô Julie Phạm nói về cuộc chiến tranh ấy và giương danh cuộc chiến đấu hào hùng của người lính VNCH...Trả lời câu hỏi về sự quay lưng của đồng minh lớn Hoa Kỳ dẫn đến việc kết thúc chiến tranh Việt Nam mà miền Bắc là 'bên thắng cuộc,' tác giả 'Their War' cho biết cô ghi nhận nguời Mỹ 'loại bỏ' VNCH đến hai lần. Lần đầu, họ cam kết không bỏ rơi miền Nam nhưng rồi lần lượt rút quân về nước, cắt đứt mọi viện trợ và không một phản ứng nào khi Bắc Việt xé bỏ hiệp định chấm dứt chiến tranh năm 1973 để tiến chiếm miền Nam. Lần thứ hai, qua việc giới truyền thông Hoa Kỳ không nhắc nhở gì đến quân đội VNCH hoặc rất mờ nhạt như thể đấy là cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt chứ quân đội miền Nam thì vắng mặt.
    Với tập sách Their War ấy, Julie Phạm muốn trả lại sự công bằng và danh dự cho người lính VNCH, trả lại tính trung thực và sự thật cho lịch sử và cũng trả lại niềm hãnh diện, nỗi tự hào cho thế hệ trẻ người Việt một khi các cháu hiểu được, hiểu rõ và hiểu đúng về cuộc chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến đấu anh dũng của người lính miền Nam thế hệ cha ông mình..."[7]
Hai thông tin đại loại như trên, khiến người ta bình luận rằng:
    - Đã đến lúc cần tích cực đòi lại sự công bằng lịch sử, trả lại danh dự cho quân dân cán chính VNCH, nhất là đối với QLVNCH.
    - Phục hồi chính nghĩa của dân cư Miền Nam Việt Nam trong biên niên sử cận đại.
    Riêng tôi thì trộm nghĩ rằng dù sao đây cũng chỉ là những thể hiện đã - đang và sẽ tiếp tục minh chứng bằng đời sống kiên trì ròng rã gần nửa thế kỷ qua, và còn nỗ lực tiếp diễn nữa, của các cộng đồng dân cư gốc Việt ở khắp nơi trên thế giới. Họ muốn minh chứng bằng nhân cách và nhân phẩm sẵn có của chính họ ở sức vươn lên và lan tỏa sống còn, như một đóng góp trong tầm cỡ dân tộc cho bước tiến bộ chung của loài người.

* Những nỗ lực khai ph
á

Từ mấy sự kiện sốt dẻo nêu trên, tôi nhớ lại rằng nhiều bài viết suốt 40 năm nay, cũng như rất nhiều tác giả khác, cá nhân tôi đã có cơ hội đề cập tới nhiều những cá nhân nỗ lực khai phá các ngành văn học - nghệ thuật Việt trên xứ người.
    Đến nay, tôi còn có thể lướt qua đến khá nhiều nhân vật kiệt xuất trong nhiều lãnh vực sinh hoạt văn nghệ, họ đã khuất nẻo đường đời trong cộng đồng Việt hải ngoại: Về văn học thì những Mai Thảo, Nguyên Sa, Nghiêm Xuân Hồng, Hà Thượng Nhân, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Bảo Trúc, Thanh Tâm Tuyền, Nhật Tiến, Du Tử Lê, Tô Thùy Yên ...Riêng về lãnh vực âm nhạc thì tôi nhớ ngay đến những Phạm Duy, Trần Văn Khê, Trần Quang Hải,...mới đây nhất là Cung Tiến...
    Nhưng hiện nay vẫn còn những 'cây cổ thụ' đang hiện diện. Như Nguyễn Đình Toàn...Và Lễ mừng thọ 100 tuổi và vinh danh Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ do năm hội đoàn là Hội Giáo Chức Việt Nam-Nam California - Gia Đình Sư Phạm Sài Gòn - Viện Việt Học - Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt - Cựu Học Sinh Bưởi - Chu Văn An đồng hợp lực tổ chức vào sáng Thứ Bảy, 10 Tháng Mười Hai, 2022 tại Hội trường Royal Garden Estates, thành phố Westminster- Nam Cali. Cụ Doãn Quốc Sĩ vừa là nhà giáo vừa là nhà văn tiêu biểu có chiều dầy lịch sử hiếm có [8]
    Tuy nhiên, nhân trong khoảng thời gian này, tôi lại thấy cần bốc ra đây mấy sự kiện tiêu biểu khác nữa. Như:
    - Nhạc sĩ Xuân Tiên: Mời quí vị đọc qua những sơ lược trích từ Wikipedia: "Tên thật là Phạm Xuân Tiên (28 tháng 1 năm 1921 – 2 tháng 6 năm 2023) là một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam, hoạt động âm nhạc từ thời kỳ tiền chiến đến sau năm 1975. Ngoài sáng tác nhiều bản nhạc có giá trị được nhiều người yêu thích như "Khúc hát ân tình", "Mong chờ", "Về dưới mái nhà", "Duyên tình",... thì ông còn có khả năng chơi 25 loại nhạc cụ, đồng thời cải tiến và sáng tạo một số nhạc cụ mới...
    Giai đoạn từ năm 1944 đến năm 1975, ông điều khiển nhiều dàn nhạc nổi tiếng từ Bắc vào Nam: dàn nhạc Hà Nội (1944 – 1946), Nam Định (1951 – 1952) và các đài phát thanh tại Sài Gòn gồm Pháp Á, Sài Gòn, Mẹ Việt Nam và Đài Tiếng nói Quân Đội trong thời kỳ 1952 – 1975...
Đến năm 1986
được bảo lãnh sang Úc, 10 năm đầu ông sống tại thủ đô Canberra, làm nghề sửa chữa kèn, sáo, sau chuyển về khu Cabramatta ( ngoại ô Sydney)...Sinh thời ông chăm chỉ rèn luyện thể chất. Thời còn ở Hà Nội, ông học võ Việt Nam và quyền Anh, đến dịp theo đoàn Tố Như vào Nam thì học võ Thiếu Lâm.Thường ngày ông tập luyện kéo tay...Năm 2021, nhạc sĩ Xuân Tiên cho ra cuốn hồi ký 'Những mẩu chuyện giữa hai thế kỷ'.Từ tháng 5 năm 2018, ông vào an dưỡng tại tại Viện dưỡng lão Australian Vietnamese Aged Care Services (AVACS) ở khu Smithfield – cũng ở ngoại ô Sydney, thuộc Hội đồng thành phố Fairfield. Ông qua đời ngày 2 tháng 6 năm 2023, hưởng thọ 102 tuổi...

    Xuân Tiên sáng tác từ trước năm 1945, thuộc lứa nhạc sĩ thời kỳ tiền chiến, các ca khúc như "Chờ một kiếp mai" viết chung với Ngọc Bích và "Trên kiếp hoa"(1939 – 1942). Ông chủ trương đào sâu vào nhạc Việt, dùng kỹ thuật và nhịp điệu phương Tây nhằm cải tiến và làm giàu nền nhạc Việt" [9]
    - Trong khi đó, một buổi Lễ Mừng Thọ & Vinh Danh giáo sư - nhạc sư - nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa đã được các hội đoàn văn hóa & truyền thông Việt hải ngoại ( Hội Giáo Chức Việt Nam-Nam California, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt, Viện Việt Học, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt, Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian & nhật báo Người Việt) cùng đứng ra tổ chức vào chiều thứ Bảy 10 tháng 6 năm 2023 tại Hội trường của nhật báo Người Việt.
    Trong nhiều đại diện lên tiếng ở dịp này, ông Châu Thụy của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt ( Vietnamese Heritage Museum, VHM) đã phát biểu đại khái: "... Qua đoạn phim tài liệu về Nhạc Sư LVK, do VHM thực hiện, anh đã chia sẻ tấm lòng của mình đối với quê hương Việt Nam, dù đã xa xứ gần nửa thế kỷ. Anh luôn nêu cao tinh thần và bản sắc dân tộc Việt, trong các sinh hoạt nghệ thuật của anh, nhất là trong âm nhạc [8]. Anh là một trong những cá nhân đầu tiên đưa những âm điệu Việt Nam vào với dòng nhạc giao hưởng thế giới. Tuy vậy, anh có một cuộc sống rất giản dị, và luôn hết lòng cho nghệ thuật; cho nên, chị Ngọc Hà ( người bạn đời của anh) vẫn thường nói đùa, "anh viết nhạc không lời để rồi mãi không có lời"!
    Thưa anh, anh đã đem chuông đi đánh xứ người, tiếng chuông ấy đã và vẫn đang âm vang trên khắp năm châu. Anh luôn là một tấm gương sáng cho các bạn trẻ, để nỗ lực luôn cố gắng vươn lên, vượt mọi khó khăn, với một tinh thần học hỏi không ngừng. Chúng ta, những thế hệ trẻ tiếp nối, hãy trân quý những di sản mà anh LVK đã trọn đời cống hiến: Hãy gìn giữ lấy cội nguồn dân tộc, để tiếp tục làm rạng danh người Việt Nam."[10]
    Một điểm lý thú là buổi lễ đặc biệt này diễn ra đúng vào sinh nhật của đương sự, ông Lê Văn Khoa!

Như muối bỏ biển?

Đồng thời, tôi chợt nhớ rằng trong lần trao đổi mới đây, một thân hữu đã khề khà kể cho nghe mấy đoạn còn sót lại ở ký ức người này. Tôi xin tóm tắt sau đây hầu chuyện quí vị:
" Tháng 12 năm 1946, toàn dân kháng chiến chống Pháp, gia đình tôi từ Hànội vội chạy về lại quê sống tạm; lúc ấy tôi mới 5 tuổi. Suốt ngày sinh hoạt trong đoàn thiếu nhi địa phương khiến tôi năng động thích mê đi. Độ tháng 11 năm sau, 1947, đoàn văn nghệ của Trung đoàn Thăng Long thuộc sư đoàn Thủ Đô lưu diễn đến quê tôi, ở lại phục vụ văn nghệ dân cư và các đơn vị đồn trú tại địa phương quanh vùng lẫn sinh hoạt hằng ngày với các đoàn thể nam-phụ-lão-ấu, mà thường xuyên nhất là với các toán thanh thiếu niên; trong đấy tôi còn nhớ tới ba nhân vật nổi bật: Phạm Nghệ - trưởng đoàn, Trịnh Hưng và Phạm Huy Ngà, họ đều ở lớp tuổi 18 - đôi mươi cả.
    Sau đấy, độ đầu năm 51, ông Phạm Viết ( lúc ấy đang phụ trách quyền chỉ huy trung đoàn quân Kháng Chiến) kín đáo khuyên là nên về Thành. Ba nhân vật này nghe theo. Nhưng vào Tề rồi thì chỉ có ông Phạm Huy Ngà là chuyển ngành sang giáo dục, để trở thành giáo sư dạy môn lý-hóa nổi tiếng vào cuối 1950 sang 1960.
    Hai người kia vẫn tiếp tục theo đuổi ngành âm nhạc: Vào Nam, Trịnh Hưng thành nhạc sĩ trình diễn, còn ông Phạm Nghệ theo học vĩ cầm và dạy lại môn này ở trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn. Tới khi tái định cư bên Mỹ, ngoài việc đi làm kiếm sống, ông Nghệ tiếp tục chơi vĩ cầm cho một ban nhạc nhỏ ở New Orleans. Đến lúc các con khôn lớn, ông ấy khuyên nên phát triển học theo ngành nhạc; nhưng 2 đứa đầu đã chuyển sang học kỹ sư và tài chánh, còn đứa chót học lên tốt nghiệp đại học nhưng lại trở thành huấn luyện viên lành nghề môn quần vợt (Tennis). Nói chung, được cái là gia đình cả ba người này họ đều khá giả, an vui..."
    Sau khi vui miệng kể như trên, bạn tôi thổ lộ, như chính anh đang băn khoăn tự nhủ: " Không biết sự kiện như vậy có phải là như muối bỏ biển chăng?". Nhất thời chưa nghĩ ra được lý giải, tôi ậm ừ trong lần mò: " Anh có cho là như thế không?"
    - Dường như không hẳn là vậy...
    - Ồ...
    - Còn anh, thấy thế nào?
    - Chiếu theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy là trong thời gian mới tái định cư, lạ nước lạ cái - tay trắng, mọi thứ đều phải khởi sự lại từ đầu...
    - Dù sao đấy cũng vẫn là những nỗ lực vươn lên để mong sao tiếp tục nghề cũ..Nhưng thấy đó, phải kiên trì.. Tuy nhiên, xem ra rất là bấp bênh, rất là họa hiếm, cần phải gặp thêm được nhiều may mắn, nhiều tình cờ hỗ trợ, may ra mới có thể đạt được mức thành tựu khiêm tốn...Ngoài ra, cũng phải khách quan mà nhận định rằng chúng ta đừng để mình vướng mắc mãi trong một cái nếp cũ, đóng khung lại cứng ngắc, rồi độc đoán bó buộc những thế hệ con cháu phải noi theo, mặc dù thực tế thì tất cả đã hoàn toàn thay đổi hẳn ở xã hội tái định cư rồi. Những điều kiện sống và phát triển đã khác biệt hẳn rồi... Phải không?
    - Nói chung lại, giai đoạn đầu mới tái định cư, phải chịu nhiều rủi ro, nhiều hy sinh để ít ra cũng tạo thành cái ổn định cuộc sống trước đã, coi đấy như một nền tảng căn bản cho thế hệ kế tiếp...
    Để tạm kết bài này, tôi thấy nên nêu ra đây một thông tin mới nhận được. Đó là:
    - Đài truyền hình địa phương WFAA hôm Thứ Tư, 14 Tháng Sáu đặc biệt giới thiệu: Một cô bé gốc Việt ở Texas mở nhà hàng độc đáo, mang chủ đề vũ trụ, đang ngày càng thu hút nhiều thực khách.
    Cô bé cho hay Rocketbelly là tiệm tự phục vụ trà sữa và gà chiên duy nhất ở Texas ... Khắp nơi trong tiệm được trang trí bằng hình ảnh và vật lưu niệm có chủ đề vũ trụ. Bé Olivia nói em đam mê vũ trụ tới mức sau này em muốn mở nhà hàng trên Sao Hỏa. “Đó là hành tinh em thích nhất,” cô bé giải thích. Yếu tố chính gây ấn tượng của tiệm là phần bên trong, cái bụng (belly, từ ngữ nôm na của chữ 'nội thất') của hỏa tiễn (rocket). Do đó, bé Olivia đặt tên tiệm là Rocketbelly.
“Cha mẹ chúng tôi ngày xưa không bao giờ thực sự ủng hộ ước mơ của chúng tôi, do đó, khi lớn lên tôi thường nghĩ,‘Mình muốn khác biệt,’”bà Mary Huỳnh,mẹ bé Olivia, cho hay.“Tôi muốn ủng hộ ước mơ của con cái để chúng muốn làm nghề gì cũng được.”
    Bé Olivia Huỳnh, 11 tuổi, mở nhà hàng này bằng tiền để dành từ việc làm người mẫu và diễn viên.
    Bản tin của đài WFAA không giải thích vì sao Olivia Huỳnh có thể làm việc trong tiệm nước nêu trên...Theo bản hướng dẫn lao động của Texas, thì cư dân là trẻ em 13 tuổi hoặc nhỏ hơn có thể không được làm việc tại tiểu bang này, ngoại trừ một số tình huống giới hạn nào đó.[11]

bao
Bé Olivia Huỳnh chụp hình trong tiệm Rocketbelly
của em. (Hình: Facebook Rocketbelly)

Cuối cùng, xin ghi lại bốn câu:

Th
áng năm - tháng sáu rộn ràng
danh tài phất phới rạng nguồn cội xưa.
Ấy bao c
ông khó nhặt thưa
nu
ôi mầm sáng tạo cho vừa nhân gian.

Ch
ú thích

[1] June Gloom: Th
áng Sáu ở California[Wikipedia]
[2]
Có thể tìm hiểu vào chi tiết về VHM ở Website: http://vietnamesemuseum.org/
và đọc thêm bài "Châu Thụy và lịch sử từ những phận người" của Tuấn Khanh, 5 tháng 6, 2023 [https://saigonnhonews.com/nua-the-ky-little-saigon/chau-thuy-va-lich-su-tu-nhung-phan-nguoi/ ]hay Buổi ra mắt "con thuyền Hy Vọng": https://vietbao.com/a315753/vien-bao-tang-di-san-nguoi-viet-vietnamese-heritage-museum-vhm-ra-mat-con-thuyen-hy-vong;]
[3]- Nguyễn Thanh Việ]t [13 tháng 3, 1971 (52 tuổi), sinh ở thành phố Buôn Ma Thuột, Việt Nam], hiện là giáo sư tại Đại học Nam California ( Southern California University); 
- Ocean Vương (tức Vương Quốc Vinh, hay còn gọi là Vương Hải, sinh năm 1988 ở Gò Công, Việt Nam. Cả gia đình sáu người của anh vượt biên đến Mỹ năm 1990).
- Eric Nguyễn, 33 tuổi, sinh ra và lớn lên tại thành phố Silver Springs, tiểu bang Maryland.
[ Tóm tắt trích từ Wikipedia]
[4] - Bản tin BBC New Tiếng Việt , 28 tháng 5 2023, loan tin:" Trong lễ trao giải vào tối ngày 27/5 của Liên hoan phim Cannes 2023, lần thứ 76 Đạo diễn người Pháp gốc Việt, Trần Anh Hùng đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất với phim 'La Passion de Dodin Bouffant' (The Pot-au-feu). Còn đạo diễn Phạm Thiên Ân ( sinh năm 1989 ) được trao giải Camera d'Or với 'Bên trong vỏ kén vàng' (Inside the Yellow Cocoon Shell).Trần Anh Hùng  sinh ngày 23 tháng 12, 1962 tại Đà Nẵng, Việt Nam, là một đạo diễn điện ảnh người Pháp gốc Việt. Trần Anh Hùng được biết tới nhiều nhất qua các tác phẩm về chủ đề Việt Nam với phong cách thực hiện đương đại độc đáo..
Đ
ạo diễn Trần Anh Hùng nổi tiếng với tác phẩm Mùi đu đủ xanh (The Scent of Green Papaya) khi đạt giải Caméra d'Or tại Liên hoan phim Cannes 1993. Bộ phim này cũng lọt vào danh sách đề cử Oscar rút gọn tại hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất vào năm 1994. Sau đó vào năm 1995, đạo diễn Trần Anh Hùng đã tiếp tục đạt giải Golden Lion (Sư Tử Vàng) tại Liên hoan phim Venice với Xích lô (Cyclo) có sự tham gia của nam diễn viên nổi tiếng Lương Triều Vỹ ". [trích từ Wikipedia.org;]
[5] Tóm tắt từ Google search:
- Lan Duong hiện là  Associate Professor về môn Điện Ảnh & Truyền thông học (Cinema & Media Studies) tại USC (the University of Southern California).
- Luu Truong Khoi là nhà văn, biên tập viên, chuyên viên luyện thi (test-prep tutor), và tư vấn cho bộ phận ghi tên theo học ( admissions consultant). Sáng tác của ông được đăng trên các mạng như  The Vietnam Forum, Van Hoc,và Best New American Voices. Ông đã học qua đại học Harvard, hiện sống tại khu nghệ nhân cư trú 'The Corporation of Yaddo', thành phố New York.
- Isabelle Thuy Pelaud, Ph.D.- Giáo sư của Phân khoa Nghiên cứu Á-Mỹ ( Asian American Studies Department) thuộc San Francisco State University và đồng chủ nhiệm (co-Director) the Diasporic Vietnamese Artists Network .
- Anvi Hoàng sinh trưởng tại Việt Nam, tốt nghiệp Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, sang Mỹ học cao học và rồi tìm thấy niềm vui trong việc viết lách tự do. Anvi viết thuần thục cả tiếng Anh và tiếng Việt... Cô hiện sống ở thành phố Bloomington, thuộc tiểu bang Indiana.[ trích "The Diasporic Vietnamese Artists Network" (DVAN) https://dvan.org/2014/01/anvi-hoang-mo-man-vo-opera-chuyen-ba-thi-kinh-world-premiere-tale-lady-thi-kinh/ ]
- Vinh Nguyễn: Nguyễn Quốc Vinh là chuẩn tiến sĩ tại đại học Harvard nơi ông đã đậu cử nhân ngành Văn minh và Ngôn ngữ Đông Á và cao học ngành Địa phương học- Đông Á (Regional Studies – East Asia), thỉnh giảng tiếng Việt, Phân khoa Văn hóa & ngôn ngữ Đông Á thuộc đại học Columbia, New York.
- Nam Lê: nhạc sĩ sáng tác và trình diễn [ https://hopamviet.vn/chord/composer/6474/nam-le.html;]
[6]có thể đọc thêm chi tiết ở: https://uhpress.hawaii.edu/title/building-a-republican-nation-in-vietnam-1920-1963/
[7] https://nvnorthwest.com/2019/11/their-war-tra-lai-cong-bang-va-danh-du-cho-nguoi-linh-vnch-bai-le-huu-nguoi-viet-online/
hoặc xem https://www.facebook.com/NguoiVietOnline/videos/cu%E1%BB%91n-their-war-c%E1%BB%A7a-julie-ph%E1%BA%A1m-c%C3%A1i-nh%C3%ACn-v%E1%BB%81-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-vi%E1%BB%87t-nam/883977852000251/;
[8] Doãn Quốc Sĩ : " Ông dạy học tại các trường trung học công lập như Nguyễn Khuyến (Nam Định, 1951-1952), Chu Văn An (Hà Nội, 1952-1953), Trần Lục (Sài Gòn, 1953-1960). Làm hiệu trưởng trường Trung học Công lập Hà Tiên (1960-1961), giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn (1961-1962), giáo sư Đại học Sư Phạm Sài Gòn, Đại học Văn khoa Sài Gòn từ năm 1962 đến giữa thập niên 1960, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và rồi trở về nước tiếp tục công việc giảng dạy cho đến năm 1975...
 Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Khu rừng lau, một trường thiên tiểu thuyết gồm 4 tập: Ba sinh hương lửa (1962), Người đàn bà bên kia vĩ tuyến (1964), Tình yêu thánh hóa (1965), và Những ngả sông (1966). Theo Lê Văn, đặc phái viên Việt ngữ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, trong một cuộc phỏng vấn ông, có dẫn chuyện rằng "Ba Sinh Hương Lửa" người ta thường ví như những tác phẩm lớn của Nga như "Chiến tranh và hòa bình", trong đó nội dung mô tả lại những cảm xúc đớn đau của một thế hệ thanh niên mới lớn tham gia vào công cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng sau đó phát giác ra mình đã bị lợi dụng như công cụ đấu tranh giai cấp của những người cộng sản và "có lẽ chính vì thế mà anh đã bị cộng sản bỏ tù khi họ khi chiếm được miền Nam" [ Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Do%C3%A3n_Qu%E1%BB%91c_S%E1%BB%B9;]
[9] xem thêm ở  https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_Ti%C3%AAA;
[10]  trích từ cuốn Lê Văn Khoa-Một người Việt Nam CLBTNS & VAP & APA xuất bản năm 2013
https://www.voatiengviet.com/a/l%C3%AA-v%C4%83n-khoa-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-h%C3%B2a-nh%E1%BA%A1c-vi%E1%BB%87t-nam-v%C3%A0o-d%C3%B2ng-nh%E1%BA%A1c-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-/5154394.html:
- "Từ miền Nam Việt Nam (1954-1975) đến sang Mỹ (1975 - 2007) chưa có công trình nào đồ sộ về nhạc nhi đồng như của ông. Ông xuất bản tập nhạc Hát Cho Ngày Mai gồm 24 ca khúc ngắn. Trong những tập nhạc khác ông viết cả phần piano như: Nhạc Việt Mến Yêu, Dân Ca Việt Nam, Gọi Nhớ, The Beautiful Bamboo và nhiều sáng tác lớn về Thánh Ca Cơ Đốc và tập Thánh Ca Nhi Đồng...
- Phóng tác từ dân ca và sáng tác theo âm hưởng dân nhạc. Chính những sáng tác về loại này đã đưa những tác phẩm của ông vào trào lưu nhạc quốc tế, được dùng để giảng dạy tại Ukraine, và một phân khoa âm nhạc tại Goldenwest College, Orange County, California. Trường này đã ấn hành lần đầu tập nhạc The Beautiful Bamboo...Ông viết nhạc với nhiều thể loại và đã có khoảng 600 nhạc phấm và hòa âm. Ông cũng đã soạn hòa âm về nhạc dân ca và nhạc phổ thông Việt Nam cho Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi và Dàn Giao Hưởng Việt Mỹ (VAPO). Lê Văn Khoa cũng viết bài về âm nhạc và là chủ biên chương trình „Nhạc Trong Đời Sống của Chúng Ta“, Đài Phát Thanh Little Sài Gòn.... Các sáng tác cho dàn nhạc đại hợp tấu quốc tế như  "Memories“ hay „Symphony Viet Nam 1975“tức Đại tấu khúc “Việt Nam 1975”, nói lên thân phận người Việt Nam trong cuộc chiến xâm lược của miền Bắc cho đến khi vượt thoát tìm tự do tại các nước châu Âu và Hoa Kỳ, được ra mắt công chúng vào năm 2005, với dàn nhạc giao hưởng Kyiv Symphony Orchestra và Chorus của Ukraine.
- Năm 1968, Ông cùng sáng lập Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật và giúp Hội xuất bản 3 quyển sách. Hội là một trong 10 hội đứng hàng đầu trên thế giới trong cuộc thi Nhiếp Ảnh Quốc Tế Al Thani và được huy chương vàng trong thể loại „Hội Ảnh Tốt Nhất“ ở cuộc thi Trierenberg Super Circuit tại Áo Quốc. Lê Văn Khoa là người Việt đầu tiên có ảnh triển lãm ở Quốc Hội Hoa Kỳ. Ông đã là giáo sư môn nhiếp ảnh tại Đại Học Salisbury State College, Tiểu Bang Maryland, năm 1976-1977."
[11] trích từ bài viết của tác giả Th. Long [Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/co-be-goc-viet-11-tuoi-o-texas-mo-nha-hang-doc-dao-chu-de-vu-tru/?utm_source=Ng%C6%B0%E1%BB%9Di+Vi%E1%BB%87t+Newsletter&utm_campaign=471219d047-EMAIL_CAMPAIGN_2023_06_15_12_59&utm_medium=email&utm_term=0_cf5f0a479c-471219d047-157043941;] và: "Học sinh trung học Westminster High School thắng giải nhất STEM toàn nước Mỹ" June 3, 2023, nhật báo Người Việt.

Father's Day, Chủ Nhật 18 th
áng Sáu 2023.
Phạm Quốc Bảo.
[ tr
ích Chuyện Vãn, sắp xuất bản]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay ngày 30/4/2024, tròn 49 năm Miền Nam sụp đổ. Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương: Tiểu Đoàn hai hàng đều bước / Tay không súng đạn,/ Vẫn ngước cao đầu,/ Dân làng bên đường / Vỗ tay chào đón,/ Người được thắng trận/ Ngơ ngác nhìn nhau.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cáo buộc của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc có thể can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ đối đầu với Tổng thống Joe Biden và Cựu Tổng thống Donald Trump là nhằm mục đích bôi nhọ chính phủ TQ.
nhà văn Linh Bảo, vừa kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi vào Chủ Nhật 14/4/2024 đã qua đời tại tư gia vào Thứ Hai 22/4 ở thành phố Westminster, Nam California...
Truyền thông Israel hôm Chủ nhật đưa tin Mỹ đang nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thủ tướng Israel trước đó đã nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án The Hague về Gaza sẽ tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm đe dọa binh lính và nhân vật công chúng của bất kỳ nền dân chủ nào chống khủng bố hình sự và xâm lược nguy hiểm."
- Chú ơi, chú ơi… cứu con với! Con mồ côi, con không có gia đình, nhà cửa, không có ai hết. Con đã mất hai đứa con rồi, chừ còn đứa nầy trong bụng mà mất nữa là con đâm đầu cho xe cán chết cả mẹ, cả con luôn. Cho con giữ đứa con trong bụng con lần nầy nhe chú… “Please, please uncle, don't move my kid out my tommy. Please help me. You take away my kid, I kill me self…”
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Thế giới đã phải đối mặt với muôn vàn hỗn loạn và khó khăn trong những năm 2020. Sau đại dịch COVID là các cuộc xung đột và chiến tranh nổ ra ở Châu Âu, khiến cho giá cả lương thực và nhiên liệu tăng cao chưa từng thấy. Ngoài ra, biến đổi khí hậu đang gây ra những sự kiện thiên tai thảm khốc chưa từng có. Những cụm từ “chưa từng có,” hay “chưa từng thấy” đã trở nên quá quen thuộc đến mức nhàm tai.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.