Hôm nay,  

Bài Học Về Đồng Minh Từ Cuộc Chiến Việt Nam và Afghanistan

03/09/202111:19:00(Xem: 3763)
my-rut-khoi-afghanistan
Trong hình do Bộ Quốc Phòng Mỹ cung cấp cho thấy một chiết vận tải cơ CH-47 Chinook từ Lữ Đoàn Hàng Không Tác Chiến 82, Sư Đoàn Dù 82 đưa chiếc U.S. Air Force C-17 Globemaster III vào vận tải cơ tại Phi Trường Quốc Tế Hamid Karzai tại Kabul, Afghanistan, hôm Thứ Bảy, 28 tháng 8 năm 2021. (nguồn: https://apnews.com)

 


Bài viết này được nhìn dưới lăng kính của một người Mỹ gốc Việt, về các bài học rút tỉa được từ hai cuộc chiến Việt Nam và A Phú Hãn mà Hoa Kỳ - cường quốc số 1 thế giới đã lãnh đạo và thua trận, rút lui, để lại những vết tích u buồn trong lịch sử và hình ảnh mất uy tín trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bài viết không nhằm phân tích về những thất bại quân sự, hệ lụy hay bối cảnh chính trị của cuộc chiến, cũng không so sánh những tương đồng hay dị biệt giữa hai cuộc chiến, hoặc nhận định của một người Mỹ, mà là cái nhìn thực tế của một người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, đã có cơ hội sống và hiểu rõ hơn bối cảnh chính trị của Hoa Kỳ, mong rút ra những bài học hữu ích cho cuộc đấu tranh của dân tộc. 


Những bài học xương máu


Những bài học này không chỉ áp dụng cho người Việt, mà còn cho cả bất cứ dân tộc nào trên thế giới khi phải nhận sự hỗ trợ từ các cường quốc để chống lại một thể chế bạo lực, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay.  


  1. Lấy sức mình làm chính - Chỉ có người Việt mới yêu người Việt để có thể hy sinh suốt đời hay cả sinh mạng của mình cho đất nước. Không thể đòi hỏi người khác làm điều này thay mình.  

  2. Không ai giúp mình mãi được - Mọi giúp đỡ từ người ngoài đều có giới hạn về tiền bạc, công sức, nhân mạng và thời lượng. 

  3. Không có “bữa ăn trưa nào là miễn phí” - Chỉ nên vận động sự hỗ trợ trên căn bản tương quan quyền lợi và không chờ đợi sự giúp đỡ một chiều. Có vậy ta mới giữ vững được nền độc lập và tự chủ dân tộc, mới bảo vệ được quyền lợi của đất nước. 

[Hiện tượng “lụy Trung” ngày nay của chế độ Cộng sản Việt Nam (CSVN) chính là vì đã đặt trọng tâm của quyền lực Chủ Nghĩa và đảng lên trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc].  

  1. Sức mạnh quân sự không là yếu tố quyết định chiến thắng, và chiến tranh đem lại nhiều tàn phá, hủy hoại cho đất nước. Đấu tranh “bất bạo động” hay phi bạo lực vừa thành công hơn đấu tranh bằng bạo lực (75% các cuộc đấu tranh thành công trên thế giới  là phi bạo lực so với 25% bạo lực), vừa giúp tiết kiệm xương máu và tài nguyên cho giai đoạn xây dựng lại đất nước. 

  2. Phải tranh thủ được sự ủng hộ lâu dài và ý thức chủ động của toàn dân. Một quốc gia – dù có chính nghĩa như Việt Nam Cộng Hòa hay chính phủ Afghanistan trong 20 năm qua - nhưng đã không vận động được ý thức đấu tranh chống Cộng hay chống Taliban để bảo vệ quyền sống trong nhân phẩm và an lành của người dân; trái lại đa số đã coi việc này là trách nhiệm của chính phủ hay quân đội, thậm chí còn là một cuộc đấu tranh ủy nhiệm cho đồng minh (sự lầm tưởng VNCH là tiền đồn chống Cộng và Afghanistan là tiền đồn chống khủng bố nên sẽ không bị đồng minh bỏ rơi), từ đó dễ bị kẻ địch lũng đoạn, tuyên truyền, mua chuộc, thao túng và đi đến sụp đổ dễ dàng khi không còn lực lượng đồng minh bảo trợ. 

  3. Trong đấu tranh, sự kiên trì là nền tảng của thành công – Chân lý này đã được lịch sử hào hùng của dân tộc ta chứng minh sau những thời kỳ Bắc thuộc dài hằng mấy trăm năm, nhưng người Việt Nam vẫn quật khởi và giành lại đất nước. Một tù nhân Taliban cũng đã hiểu được tầm quan trọng của sự kiên trì trong đấu tranh khi tuyên bố: “Quý vị có đồng hồ, nhưng chúng tôi có thời gian.”


[Taliban và CSVN tuy thiếu yếu tố chính nghĩa, nhưng họ đã duy trì được tính kiên trì bằng hạ sách lừa mị, thúc đẩy sự hận thù, cực đoan, và niềm tin mù quáng vào tôn giáo hay chủ nghĩa; đồng thời dùng sự đe dọa và bạo lực để ngăn chặn và trừng phạt những người thức tỉnh. Khi đồng minh trong khối tự do mỏi mệt, thì CSVN và Taliban đã đạt được chiến thắng. Nhưng chiến thắng của họ chỉ là ngắn hạn so với chiều dài của lịch sử dân tộc. Người Việt và A Phú Hãn sẽ đạt được chiến thắng sau cùng của chính nghĩa, đó là chấm dứt bạo lực và độc tài để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc theo ý nguyện của người dân]. 


Trong cuộc đấu tranh chống bạo lực và độc tài (CSVN,Taliban, Trung Quốc…), người dân phải kiên trì hơn đối thủ, và luôn nhớ rằng lịch sử nhân loại đã chứng minh “không một chế độ tàn ác nào có thể tồn tại mãi”


Sáu bài học nói trên là những kinh nghiệm mà người viết đã được học hỏi từ khi tham gia vào hàng ngũ Mặt Trận/Việt Tân cách nay 4 thập niên để đấu tranh cho một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ và nhân bản.  Qua thời gian và những kinh nghiệm vận động chính giới Mỹ về những vấn đề của Việt Nam, người viết có thể khẳng định rằng những phương châm chỉ đạo nói trên càng ngày càng có giá trị.  


Cộng hòa mạnh hơn Dân chủ trong chính sách quân sự đối ngoại?


Nếu năm 1975 có nhiều người Việt Nam phẫn nộ về việc người Mỹ đã bỏ rơi miền Nam dẫn đến thảm kịch sụp đổ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30 tháng Tư, 1975, thì ngày hôm cũng có hàng triệu người dân A Phú Hãn nguyền rủa Washington đã bỏ rơi Kabul. Trong những cảm xúc tuyệt vọng đó, đã nảy sinh một số những ngộ nhận rằng “Đảng Cộng Hòa (R) mới hùng mạnh về quân sự trong chính sách đối ngoại diều hâu, và mới chống Cộng mãnh liệt; còn đảng Dân Chủ (D) là bồ câu và thân Cộng.”


Trong thực tế, có 5 tổng thống Mỹ liên can tới cuộc chiến Việt Nam (1954-1975) và nếu tính luôn cả TT Harry Truman (D) đã giúp thực dân Pháp về vũ khí và tài chánh để ngăn chặn làn sóng đỏ (1950), thì có tổng cộng 6 tổng thống Mỹ liên hệ đến cuộc chiến tại Việt Nam: 3 đời Tổng thống thuộc Cộng Hòa và 3 đời Tổng thống thuộc Dân Chủ. 


Tổng Thống Kennedy (D) là người đã gia tăng quân số Mỹ ở Việt Nam, và Tổng Thống Nixon (R) là tác giả chính sách “Việt Nam Hóa” (Vietnamization) cuộc chiến (1969) để rút quân, dẫn đến thảm kịch “Hiệp Định Paris” năm 1973, đồng thời bắt tay với Trung Cộng năm 1972 để chia rẽ khối Cộng sản Nga-Hoa. 


Trong cuộc chiến A Phú Hãn, có 2 Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ và 2 Tổng Thống thuộc đảng Cộng Hòa can dự. Tổng Thống Bush con (R) khai mở cuộc chiến truy lùng khủng bố Al Qaeda năm 2001 tại Afghanistan, rồi Tổng Thống Obama (D) tiếp tục cuộc chiến, nhưng Tổng Thống Trump (R) đã ký kết thỏa thuận rút lui với Taliban năm 2020 và sau đó Tổng Thống Biden (D) thực hiện cuộc triệt thoái và di tản toàn bộ vào ngày 31 tháng Tám, 2021. 


Nhìn vào tinh hình chính trị của nước Mỹ với sự can dự của các đời Tổng Thống thuộc lưỡng đảng Cộng Hòa và Dân Chủ qua hai cuộc chiến, cho chúng ta thấy rằng không thể nói đảng nào hiếu chiến hay chủ hòa hơn đảng nào. Tất cả đều đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết để đưa ra các giải pháp tối ưu cho nước Mỹ, chứ không phải cho người dân hay chính quyền quốc gia liên hệ. 


Vì thế, đặt mình trong bối cảnh đấu tranh cho sự tự do dân chủ tại Việt Nam, người viết thấy rằng người đáng trách đầu tiên phải chính là lãnh đạo và dân tộc của nước mình, và là chính mỗi chúng ta đã không nhìn ra vấn đề.  Từ đó, dựa trên 6 bài học cốt lõi nói trên, chúng ta có thể khai triển thành một số kim chỉ nam cho công cuộc đấu tranh chống lại ách độc tài Cộng sản tại Việt Nam như sau:


Một, cần khai dụng nhu cầu cộng tác của nước khác để phục vụ mục tiêu chung, nhưng song song phải xây dựng nội lực để đứng vững trên đôi chân của chính mình và không bị lệ thuộc hay lụy ngoại bang. 


Hai, đấu tranh chống độc tài, chuyên chế và xây dựng một xã hội tốt đẹp là bổn phận chung của mọi người từ già đến trẻ, không chỉ riêng ai. Do đó, sách lược chung là vận động thế “toàn dân, toàn diện” để tạo sức mạnh tổng hợp cho nỗ lực canh tân con người và đất nước. 


Ba, chấm dứt độc tài là mục tiêu ngắn hạn so với nỗ lực canh tân miên viễn để luôn cải thiện con người và đất nước theo nhu cầu của thời đại. Nỗ lực canh tân cần bắt đầu ngay từ bây giờ vì sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình chấm dứt độc tài, và xây dựng cùng bảo vệ nền tự do. Chiêm nghiệm mục tiêu canh tân sẽ cho ta ý thức “trường kỳ” và nỗ lực bền bỉ, thấy được nhu cầu cải thiện chính mình mỗi ngày - từ tư duy tới hành động - để góp phần đem lại  những thay đổi tốt đẹp trong đời sống và xã hội. 


Tóm lại, Hoa Kỳ là siêu cường số một của thế giới tự do, và đang tích cực giúp các quốc gia tự do ngăn chận và triệt hạ làn sóng đỏ cũng như các chế độ chuyên chính. Nhưng Hoa Kỳ cũng có những giới hạn về tiềm lực và những ưu tiên chiến lược phải giải quyết, buộc chính quyền dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ phải chấm dứt các cuộc phiêu lưu quân sự ở bên ngoài để quay về củng cố nội lực, hoặc chuyển trọng tâm vào những mục tiêu cần thiết và khẩn cấp, mà hiện nay chính là chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ  - Thái Bình Dương.


Trước những nghi ngại “Hoa Kỳ có còn là đồng minh đáng tin cậy hay không?” thì chúng ta có thể khẳng định rằng Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào trong khối tự do đều vẫn là những người bạn đồng hành tốt trong hành trình đi tìm tự do và canh tân đất nước, miễn là chúng ta không quên những bài học đã nêu để phát huy tiềm năng của chính mình, bảo vệ quyền lợi quốc gia, và đạt tới mục tiêu tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc.     


Trần Diệu Chân

Ngày 3 tháng 9, 2021

Tác giả: Trần Diệu Chân, tiến sĩ kinh tế, hoạt động nhân quyền và truyền thông tại Mỹ từ 1980 -2021.  

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.