Hôm nay,  

Esther Bejarano Sống Sót Từ Trại Tù Đức Quốc Xã Dùng Âm Nhạc Chống Kỳ Thị Chủng Tộc và Phát Xít

16/07/202100:00:00(Xem: 1884)
Esther-Bejarano-01

Esther Bejarano đã qua đời tại một bệnh viện Do Thái ở Đức vào sáng ngày 10 tháng 7 năm 2021 hưởng thọ 96 tuổi. (nguồn: https://www.dw.com)

  
Nhiều người có thể suy nghĩ âm nhạc là ủy mị không hùng dũng, nhất là không phải là thứ khí giới sắt thép để chống lại các thế lực hung hãn như chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc. Nhưng người nữ ca nhạc sĩ nạn nhân sống sót của Đức Quốc Xã Esther Bejarano đã chứng minh suy nghĩ đó không hoàn toàn đúng. Bà đã vận dụng âm nhạc để chống lại các thế lực phát xít và kỳ thị chủng tộc trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Esther Bejarano, người sống sót của trại tù giết người Auschwitz của Đức Quốc Xã là người đã dùng sức mạnh của âm nhạc để chiến đấu chống lại chủ nghĩa bài Do Thái và kỳ thị chủng tộc thời hậu chiến của Đức, đã qua đời ở tuổi 96, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Bảy, 10 tháng 7 năm 2021.

Bejarano chết một cách an lành vào sáng Thứ Bảy tại Bệnh Viện Do Thái ở Hamburg, báo Đức DPA trích lời của Helga Obens, thành viên hội đồng quản trị của Ủy Ban Auschwitz tại Đức, đã nói như thế. Nguyên nhân của cái chết thì chưa rõ.

Ngoại Trưởng Đức Heiko Maas đã bày tỏ sự kính trọng đối với Bejarano, gọi bà là “một tiếng nói quan trọng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và bài Do Thái.”

Sinh năm 1924 là con gái của thị trưởng Do Thái Rudolf Loewy trong vùng Pháp chiếm đóng Saarlouis, gia đình của bà sau đó đã dời tới Saarbruecken, nơi Bejarano theo học nhạc và trưởng thành cho đến khi Đức Quốc Xã nắm quyền và thành phố được trở về lại Đức năm 1935.

Cha mẹ và chị Ruth của bà cuối cùng đã bị trục xuất và giết chết, trong khi Bejarano phải làm lao động cưỡng bức trước khi được gửi tới Auschwitz-Birkenau vào năm 1943. Ở đó, bà đã tình nguyện trở thành thành viên của dàn nhạc những người con gái, chơi đàn accordion (đàn xếp) mỗi khi những chuyến tàu lửa chở đầy người Do Thái từ khắp Châu Âu tới.

Bejarano sau đó kể rằng âm nhạc đã giúp giữ mạng sống của bà trong trại giam giết người của Đức Quốc Xã tại Ba Lan bị chiếm đóng và trong những năm sau Holocaust.

“Chúng tôi trình diễn với nước mắt ràn rụa,” theo bà kể lại trong cuộc phỏng vấn vào năm 2010 với Hãng Thông Tấn Mỹ AP. “Những người mới đến vẫy tay và hoan hô chúng tôi, nhưng chúng tôi biết họ sẽ bị chở thẳng tới các phòng hơi ngạt.”

Bởi vì bà nội của bà là tín đồ Thiên Chúa Giáo, Bejarano sau đó đã được chuyển tới trại tập trung Ravensbrueck và sống sót khỏi bị giết tập thể vào cuối cuộc chiến tranh.

Trong hồi ký, Bejarano kể rằng việc bà được cứu bởi các binh sĩ Hoa Kỳ là những người đã cho bà cây đàn accordion, mà bà đã chơi vào ngày binh sĩ Mỹ và những người sống sót của trại tập trung nhảy múa chung quanh tấm hình bị đốt cháy của Adolf Hitler để ăn mừng Đồng Minh chiến thắng Đức Quốc Xã.

Bejarano đã di cư tới Do Thái sau chiến tranh và lập gia đình với Nissim Bejarano. Cặp vợ chồng này có 2 người con, Edna và Joram, trước khi trở về Đức vào năm 1960. Sau một lần nữa chống chủ nghĩa bài Do Thái công khai, Bejarano quyết định hoạt động chính trị, đồng sáng lập Ủy Ban Auschwitz vào năm 1986 để giúp những người sống sót nền tảng cho những câu chuyện của họ.

Bà đã cùng các con của mình trình diễn những giai điệu Do Thái và những bài hát kháng chiến của người Do Thái trong ban nhạc có trụ sở tại Hamburg mà họ đặt tên là Coincidence, và cùng với nhóm nhạc hip-hop Microphone Mafia truyền bá thông điệp chống kỳ thị chủng tộc tới giới trẻ Đức.
“Tất cả chúng tôi đều yêu thích âm nhạc và chia xẻ một mục đích chung: Chúng tôi chiến đấu chống lại chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và phân biệt đối xử,” theo bà nói với AP về sự hợp tác của bà qua các nền văn hóa và các thế hệ.
Bà đã vận động chống lại điều mà bà gọi là “Đức Quốc Xã xưa và nay,” trích lời của người sống sót Holocaust Primo Levi cảnh báo rằng “nó đã xảy ra, do đó nó có thể xả ra nữa.”
Khi gửi thông điệp cho giới trẻ tại Đức và các nơi, Bejarano nói rằng, “Các bạn không có tội lỗi về những gì đã xảy ra trước đây. Nhưng các bạn sẽ trở thành tội lỗi nếu các bạn từ chối lắng nghe những gì đã xảy ra.”
Trong một lá thư chia buồn gửi tới các con của mình, Tổng Thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã viết rằng Bejarano đã “trực tiếp trải nghiệm việc bị phân biệt đối xử, ngược đãi và tra tấn có ý nghĩa như thế nào,” và ca ngợi công tác giáo dục của bà.
“Chúng ta đã đau khổ vì sự mất mát quá lớn trong cái chết của bà,” theo ông viết. “Bà sẽ luôn luôn có chỗ đứng trong trái tim của chúng ta.”
 
Vài chấm phá của cuộc đời

Esther-Bejarano-02

Bejarano ở tuổi 90 còn trình diễn trên sân khấu với ban nhạc Microphone Mafia. (nguồn: https://www.dw.com)

 
Esther Béjarano tên khai sinh là Esther Löwy, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1924, theo www.en.wikipedia.org. Cha của bà khuyến khích bà trong việc thích thú âm nhạc và Esther đã học chơi đàn dương cầm. Ở tuổi 15 bà đã rời khỏi nhà cha mẹ để cố di cư tới Palestine, nhưng đã bất thành. Bà đã phục vụ 2 năm lao động cực nhọc tại trại ở Landwerk Neuendorf, gần Fürstenwalde/Spree của Đức.

Ngày 20 tháng 4 năm 1943, mọi người trong trại đều bị trục xuất tới trại tập trung Auschwitz. Ở đó bà đã phải kéo đá cho đến khi bà tham gia vào Dàn Nhạc Auschwitz Của Những Phụ Nữ, nơi bà chơi đàn accordion. Dàn nhạc này có nhiệm vụ trình diễn cho các cuộc diễn hành hàng ngày của các nhóm gần cổng trại. Sau chiến tranh, bà đã di cư tới Palestine vào ngày 15 tháng 9 năm 1945 và vào năm 1960 thì trở lại Đức với chồng và 2 con.

Vào đầu thập niên 1980s, với người con gái Edna và người con trai Joram, bà đã thành lập nhóm âm nhạc Coincidence. Họ đã hát những bản nhạc từ khu người Do Thái bằng tiếng Do Thái cũng như các bản nhạc chống phát xít.

Bejarano sống tại Hamburg, Đức. Bà là đồng sáng lập và chủ tịch của Ủy Ban International Auschwitz Committee và chủ tịch danh dự của Liên Minh Của Những Người Bị Chế Độ Đức Quốc Xã Hành Hạ (Union of Persecutees of the Nazi Regime).

Bejarano qua đời vào ngày 10 tháng 7 năm 2021 ở tuổi 96 tại Hamburg, Đức.

Bejarano đã được trao huy chương Carl von Ossietzky và được trao Huy Chương Công Trạng Hạng Nhất của Cộng Hòa Liên Bang Đức. Bà đã được vinh danh với Giải Thưởng Blue Planet Award vào năm 2013 vì “hoạt động không ngừng nghỉ của bà cho hòa bình và chống lại chủ nghĩa bài Do Thái, kỳ thị chủng tộc và chủ nghĩa phát xít.”
 
Dùng âm nhạc để chiến đấu chống kỳ thị chủng tộc
 
Lúc còn là vị thành niên, bà đã trình diễn trong dàn nhạc của những cô gái Auschwitz. Nhưng Bejarano không bao giờ ngưng yêu thích âm nhạc hay chống lại chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, theo báo Đức Deutsche Welle (DW) tường trình.

Thật là một người phụ nữ ấn tượng! Không cao hơn 5 feet, bà có vẻ tràn đầy năng lực hơn một người đàn ông lực lưỡng. Thí dụ, như con trai của bà là Joram, là người cùng trình diễn nhạc với Bejarano. Dù bà thường dựa vào cánh tay của người con trai, nhưng không có nghi ngờ về ai là người chịu trách nhiệm: dĩ nhiên Bejarano, luôn luôn biết bà muốn gì.


Ngay cả ở tuổi 90, Bejarano đã xuất hiện trên sân khấu và ca hát, cùng với ban nhạc Microphone Mafia. Những người đàn ông gốc Cologne thì hát rap, Joram chơi bass, và Bejarano thì hát điệp khúc.

Trong những năm cuối đời, giọng của bà đã mất đi sức mạnh trước đây mà đã đưa đẩy bà đi trình diễn khắp thế giới. Bejarano đã chấp nhận điều đó và đồng ý để ban nhạc Microphone Mafia chơi những bản nhạc của bà được thu âm trong các buổi hòa nhạc.

Ngoài ra, các trình diễn của bà thường gửi đi thông điệp: hãy chấm dứt sự kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa phát xít. Thật khó có người nào khác có thể đã chuyên chở thông điệp này với nhiều đam mê và năng lực như Bejarano đã làm.

Từ lúc nhỏ, Bejarano đã chứng kiến đảng National Socialists nắm quyền cai trị Đức. Sự thay đổi chính trị đã ảnh hưởng đến cuộc đời của bà.

“Một trong những năm tốt nhất khi còn trẻ là những năm từ 16 tới 20 tuổi. Nhưng loại tuổi trẻ gì mà chúng tôi đã có? Không, thực sự. Một tuổi trẻ kinh  hoàng,” theo bà nói với báo DW ngay trước sinh nhật 90 tuổi của bà. Đức Quốc Xã đã cướp mất phần tuổi trẻ của bà. Sự sách nhiễu tại trường học, chia cách với cha mẹ, 3 trại tập trung và giết chết tập thể -- Esther Bejarano đã phải gánh chịu tất cả những điều đó.

Như bà đã viết trong Hồi Ký, bà đến Auschwitz cùng với nhiều người khác, bị kiệt sức hoàn toàn sau nhiều ngày đi bằng xe bò. Bejarano đã được đón bởi các viên chức an ninh của Đức Quốc Xã với lời dọa: “Bây giờ, hỡi những người Do Thái bẩn thỉu, chúng tôi sẽ cho các người thấy thế nào là ý nghĩa của lao động.”

Bà đã bị buộc phải lao động cực nhọc gồm việc kéo những viên đá nặng. Hôm nọ, bà nghe nói rằng an ninh Đức Quốc Xã đang tìm những cô gái cho dàn nhạc của trại. Bà đã may mắn để vào trong nhóm người chơi đàn accordion – dù bà chưa bao giờ chơi loại nhạc cụ này trước đó. Tuy nhiên, năng khiếu mà bà đã có khi chơi đàn dương cầm trong lúc sống ở nhà, khả năng âm nhạc của bà và ý chí sống còn đã được chứng minh là hữu ích rất lớn.

Dàn nhạc tự nó là về sự sống còn hoàn toàn: 40 người phụ nữ trẻ phải trình diễn bất cứ khi nào những tù nhân của trại tập trung đi làm hay khi những chuyến xe lửa mới chở người Do Thái đến từ khắp Châu Âu.

“Bạn biết rằng họ sẽ bị giết bởi hơi ngạt, và tất cả điều bạn có thể làm là đứng đó và chơi nhạc,” theo Bejarano kể với Báo DW vào năm 2014. Điều đó là tồi tệ nhất mà bà đã phải chịu đựng tại Auschwitz, theo bà kể.

Tuy nhiên, kinh nghiệm về cách Đức Quốc Xã lạm dụng âm nhạc cho các mục đích kinh khủng của chính họ, không bao giờ là tác động tiêu cực lên cảm thức của bà về vẻ đẹp của âm nhạc. Những bản nhạc phổ biến và những cuộc tuần hành mà bà đã trình diễn tại Auschiwitz, theo bà kể, đã không làm gì với âm nhạc thực sự. Bà đã trình diễn nhạc được soạn bởi Mozart và Beethoven trong các trại tù mà không nghĩ về những tội ác kinh hoàng phạm phải bởi Đức Quốc Xã. Đối với bà, âm nhạc tượng trưng cách sống khác.

Sau chiến tranh, Bejarano, người cũng đã trải qua thời gian trong trại tập trung phụ nữ tại Ravensbrück, cuối cùng đã biến ước mơ thời thơ ấu thành hiện thực: trở thành một ca sĩ.

Esther-Bejarano-03

Bejarano ở tuổi 90 còn trình diễn trên sân khấu với ban nhạc Microphone Mafia. (nguồn: https://www.dw.com)

Bà đã học cách hát tại Tel Aviv và, ngay trong lúc học, bà đã đi lưu diễn tại Do Thái và hải ngoại. Rồi bà đã gặp người cha tương lai của mấy đứa con của bà. Cuộc đời hậu chiến tranh của bà là hạnh phúc, theo bà kể. Tuy nhiên, vào thập niên 1970s, bà quyết định trở lại Đức vì vấn đề sức khỏe của chồng bà.

 Bà đã chọn Hamburg vì thành phố này không giữ một ý nghĩa đặc biệt nào đối với thời thơ ấu của bà. Trước hết, bà nói với báo DW, bà thường tự hỏi những người bà đã thấy trên các đường phố đã làm gì trong thời chiến tranh. “Khi tôi thấy người trông già hơn tôi một chút, tôi thường tự hỏi có phải họ đã là những kẻ giết cha mẹ và chị của tôi không.”

Nhưng thay vì oằn mình dưới gánh nặng, bà quyết định tranh đấu. Mục tiêu của bà là để giúp ngăn chận “một ý thức hệ bất nhân” khỏi lan truyền thêm lần nữa, và phương pháp của bà là kể lại câu chuyện cuộc đời của mình.

Cùng với Anita Lasker-Wallfisch, Bejarano là một trong những người sống sót của dàn nhạc của những cô gái ở Auschwitz. Cũng là đồng sáng lập của Ủy Ban Auschwitz Quốc Tế, bà đã thường xuyên được mời tới những buổi hội luận để nói về các kinh nghiệm của bà. Bà cũng thuyết trình tại nhiều trường học và đã tỏ ra là vị khách nổi tiếng khi bà đã gây cảm hứng cho giới trẻ với âm nhạc của bà.

Bejarano giữ cam kết mạnh mẽ đế chống lại chủ nghĩa bài ngoại cho đến cuối cuộc đời bà, thường gây ra những cuộc tấn công và chỉ trích từ các nhóm hữu khuynh. Tuy nhiên, bà đã không im lặng trước vấn đề. Vào năm 2004, bà tạo ra náo động khi bà báo cáo rằng cảnh sát đã nhắm thẳng vòi rồng vào toa xe mà bà đang đứng trong cuộc biểu tình chống chủ nghĩa cực đoan của cánh hữu.

Vào năm 2013, bà đã lên tiếng ủng hộ những người tị nạn, gọi việc cảnh sát kiểm soát người Phi Châu tại Hamburg là “vô nhân đạo và không thể chấp nhận được” như chính sách tị nạn của Châu Âu nói chung.

Vào tháng 8 năm 2015, một người sử dụng Facebook đã cáo buộc bà trong một bài đăng về “sự đồng lõa trong vụ giết người hàng loạt” trong khi “để cho những người khác đi vào cõi chết” với con mắt mở lớn của bà bởi vì bà đã “tình nguyện tham gia vào việc sáng lập dàn nhạc ở trại tù.” Bejarano đã phản ứng bằng việc nạp hồ sơ kiện.

Sau cùng, bà đã kể lại thường xuyên và đau lòng về cách các an ninh Đức Quốc Xã đứng ngay phía sau ban nhạc trong lúc những cô gái đã khóc và run rẩy trong thời gian trình diễn của họ. Bà đã kể cho đài truyền hình công cộng NDR của Đức vào lúc đó rằng bà trước đó chưa bao giờ cảm thấy bị xúc phạm hoàn toàn và rằng tuyên bố của người dùng Facebook đã phỉ báng “tất cả những người đã ở tại Auschwitz.”

 Bejarano đã theo dõi kỹ các phiên tòa pháp lý của nhiều giám thị và bảo vệ của Auschwitz và gọi những sự xuất hiện nơi công cộng của người phủ nhận Holocaust Ursula Haverbeck tại Detmold là “sự miễn tội.” Bejarano nói rằng bà nên bị mang ra công lý.

“Không bao giờ để Auschwitz tái diễn lần nữa” –sự cuồng nhiệt đó là điều kiện tiên quyết quan trọng đối với quyết định của Bejarano để trở lại Đức. Nhưng chỉ nghe các tuyên bố như thế về những ngày tưởng niệm không thôi thì không đủ đối với bà. Bà đã xem nó là thái độ đã được hòa quyện vào cuộc sống hàng ngày.

Bà đã ra đi bình an vào sáng sớm Thứ Bảy, 10 tháng 7 năm 2021, tại một bệnh viện Do Thái.

Người phụ nữ nhỏ thó này có tràn đầy nghị lực và tinh thần này sẽ để lại một khoảng trống tại Đức.  
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Được bảo trợ của Khoa Sử và Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, hội nghị chủ đề “Vietnam Centric Approaches to Vietnam’s Twentieth Century History” (Lịch sử Việt Nam Thế kỷ 20 từ các phương pháp tiếp cận lấy Việt Nam làm Trung tâm) đã diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng Tư vừa qua tại 370 Dwinelle Hall trong khuôn viên Đại học Berkeley với sự tham dự của nhiều giáo sư, các nhà nghiên cứu và sinh viên ban tiến sĩ, thạc sĩ đến từ Hoa Kỳ, Canada, Việt Nam, Anh, Pháp, Singapore.
Mới gần đây lúc chạy xe ở thành phố Los Angeles, Kiều Chinh thấy một điều mà bà chưa từng thấy trước đây: một biển quảng cáo khổng lồ trên đại lộ Sunset với hình ảnh một diễn viên người Việt, cùng tên của một tác giả cũng người Việt. Diễn viên đó là Hoa Xuande, một tài tử quốc tịch Úc thủ diễn vai chính trong bộ phim mới do kênh truyền hình HBO thực hiện, The Sympathizer / Cảm tình viên, là một phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer của nhà văn Nguyễn Thanh Việt.
Loạt phim "The Sympathizer" bắt đầu chiếu trên HBO hôm 14/4, mỗi tuần một tập. VIệt Báo sẽ trích đăng một số ý kiến, bình phẩm của một số người viết từ khắp nơi về loạt phim này, từ nay cho đến khi chiếu hết 7 tập. Loạt bài viết này là quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của ban biên tập Việt Báo.
Đã lâu lắm, cũng trên hai mươi năm tôi hầu như quên mất việc vào rạp hát coi ciné như hồi xưa ở bên nhà. Cho đến tuần rồi, người bạn trẻ Tôn Thất Hùng gọi phone nói chị Kiều Chinh có nhã ý mời tôi đi coi phim chị đóng: The Sympathizer. Tết Nguyên Đán năm Kỷ Hợi, chị Kiều Chinh và tôi gặp nhau tại tòa soạn Việt Báo ở Quận Cam đến nay vẫn chưa có dịp găp lại; thiết nghĩ đi xem phim Kiều Chinh đóng cũng là một cách tái ngộ nữ tài tử gạo cội này. Cuốn phim The Sympathizer được trình chiếu tại rạp hát TIFF Bell Lightbox nằm trên một đoạn đường King Street còn gọi là Phố Festival tức Phố Lễ Hội TIFF thường niên vào tháng 9 qui tụ nhiều ngôi sao trên thế giới.
Ai chết? Chị Chung đã qua đời, chị không chết, không hết, vẫn còn lan man đâu đó, ở đâu đó, khi chị đi qua cuộc đời này. Không có ý định trở về tìm chị nhưng bỗng nhiên đang đứng nơi đây, hứng những trái trứng cá ngọt ngào mà chị thả xuống. Làm sao để phân biệt khi mút trái trứng cá chín và những đầu ngón tay của chị, mềm mềm, êm êm, ướt đẫm.
Theo lời Ban Tổ Chức, “Dòng Chuyển Của m Thanh” là sự kết hợp Đông-Tây độc đáo, mang những thang âm mới mẻ, chưa từng được công diễn bất cứ nơi nào qua những tiếng đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh, đàn T'rưng hoà quyện cùng dàn nhạc giao hưởng và ban hợp xướng Tây phương...
Những tràng pháo tay kéo dài sau mỗi màn trình diễn của các nghệ sĩ, cả khán phòng gần một ngàn khán giả im lặng, thả cảm xúc vào từng mỗi bản nhạc. Khó có thể diễn tả hết những cảm xúc lẫn lộn của mỗi khán giả đã theo dõi trọn vẹn một chương trình nhạc thính phòng dài hơn ba tiếng đồng hồ cho đến tận phút chót, mà theo lời Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã phát biểu trên sân khấu là "lần đầu tiên trên thế giới" có một chương trình âm nhạc Việt Nam như vậy.
Khi tác giả Việt Thanh Nguyễn lớn lên ở California như một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam , những miêu tả về cuộc xung đột đó hiện diện khắp nơi trong văn hóa đại chúng Mỹ. Platoon, Apocalypse Now, Full Metal Jacket, và nhiều bộ phim khác miêu tả các chiến sĩ Mỹ chiến đấu trong vùng nước lạc hậu đen tối và sau đó đối phó với những tổn thất tâm lý tại quê nhà. Rất ít bộ phim trong số đó nói đến trải nghiệm của người Việt Nam – những người tự xem cuộc xung đột là cuộc Chiến chống Mỹ.
Tối thứ sáu, 5 tháng Tư, 2024, tại rạp chiếu bóng AMC Orange 30, thành phố Orange, chỉ cách trung tâm Little Saigon năm, sáu dặm, HBO đã tổ chức buổi tiếp tân và chiếu phim đặc biệt nhằm giới thiệu bộ phim truyền hình 7 tập, The Sympathizer / Cảm tình viên, do kênh truyền hình HBO thực hiện, dựa trên cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 2016 nổi tiếng cùng nhan đề của nhà văn Nguyễn Thanh Việt, kể về một điệp viên Cộng Sản nửa Pháp, nửa Việt trong những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam...
Tối thứ Hai 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên / The Sympathizer” dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.