Hôm nay,  

Văn Học Press Giới Thiệu Tập Truyện Của Nguyễn Trung Tây "Ông Giáo Bán Mắm"

07/04/202116:55:00(Xem: 2923)

 

NC_Cover_PreOrder.jpg


Văn Học Press trân trọng giới thiệu: ÔNG GIÁO BÁN MẮM


Tập truyện

NGUYỄN TRUNG TÂY

VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021


Tựa: Nhã Ca

Tranh bìa: Đinh Trường Chinh

Thiết kế bìa: Lê Giang Trần


500 trang, ấn phí: US$25.00


Tìm mua trên BARNES & NOBLE

Keyword: ong giao ban mam

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

Ong giao ban mam by Nguyen Trung Tay, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)

Mời đọc Nguyễn Trung Tây


Nhã Ca


Tháng Tám 2010, với hai bài “Mẹ, Mẹ Tôi” và “Gốc Phi Châu” viết từ nhiệm sở truyền giáo vùng sa mạc Úc Châu, nhà văn linh mục Nguyễn Trung Tây trở thành khôi nguyên giải Chung Kết Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười. 


Tháng Giêng 2021, bỗng nhận một email thân tình, đòi chị Nhã "ngoáy vài dòng" giới thiệu, kèm theo là chữ nghĩa và bìa sách "Ông Giáo Bán Mắm." 


“Ngoáy vài dòng” là chuyện ào ào thời còn trẻ. Bây giờ, tuổi ngoài 80, nhớ trước quên sau. Mừng tác phẩm của nhà văn thành sách, thấy trước hết phải đọc. Đọc tới đọc lui. Xong tập truyện, vẫn thấy phải đọc tiếp. Viết Về Nước Mỹ liên tục đã hơn 20 năm, riêng tác giả Nguyễn Trung Tây đã có 44 bài viết. Những tự sự người thật việc thật từ tác giả góp phần bổ túc cho tập truyện sáng tác. 

… 


"Tôi, tuổi mười ba, đã lạc khi nhìn thấy xe tăng T-54 lăn bánh trên đường Lê Văn Duyệt...” Nguyễn Trung Tây viết về Tháng Tư 1975, trong bài Hồn Đi Lạc. "Hồn Lạc vì cùng số phận là con cháu Lạc Long." "Lạc khi bị nhổ bật gốc khỏi quê nhà bởi cuộc chiến Việt Nam. Thuyền gỗ vượt biển lênh đênh trên mặt sóng, những cô gái tuổi ươm mơ tóc dài bị hạ nhục bởi ngư phủ xứ chùa vàng Thái, những trai trẻ bị bạo hành... Năm 82, sau những hãi hùng với biển và người, thuyền gỗ đến Mã Lai, tôi đã sống cả năm vật vờ giữa không khí ngột ngạt của trại cấm Sungai Besi, trước khi tới được trại chuyển tiếp Bataan tại Philippines...”


"Tháng Tư 1984, tôi đặt chân tới Thung Lũng Hoa Vàng, lạc loài với ngôn ngữ lạ. Và chỉ một năm sau, Tháng Năm 1985, Bố tôi mất! Tôi đã lạc khi nhận tin Bố trút hơi thở cuối đời tại Việt Nam. Một phần hồn không bao giờ bình phục..." 


Tác giả nhớ thời ấu thơ thường được Bố khuyên con trai đi tu giúp đời, rồi nhớ năm 89, từng gõ cửa nhà thờ xin xuất gia để phụ giúp những người khốn khó của những vùng đất tuyệt vọng.


Chính là với những hồi ức này, Nguyễn Trung Tây cuối cùng đã tìm tới Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, và từ đây chàng có thể tự gọi mình là "tu sĩ bình bát" khi phục vụ trong những ghetto của người Mỹ gốc Phi Châu tại Nam Chicago.


"Năm 87, mẹ tôi, chị và em đường bộ đặt chân tới đất Thái. Năm 89, cả nhà, mẹ tôi, anh chị em, đoàn tụ tại Thung Lũng Hoa Vàng. Sau những loay hoay hội nhập, chúng tôi giờ đây đã trưởng thành, bắt đầu đứng lên, riêng tu sĩ bình bát đi tới những sắc tộc khác, để chia sẻ, sinh hoạt và phục vụ..." 


Từ sa mạc Úc Châu, tu sĩ bình bát giải thích và vui vẻ thông báo với buổi họp mặt mười năm Viết Về Nước Mỹ, "Hiện nay, bình bát đang công tác tại trung tâm nước Úc, Central Australia. Công tác chính là sinh hoạt với người thổ dân Úc Châu tại những thôn làng xa xôi, Santa Teresa, Yunedumu... Hồi xưa, làm việc với người Mỹ gốc Phi Châu tại Chicago, có một thời hội nhập văn hóa đeo bông tai trái. Ngày hôm nay, năm 2010, làm việc với thổ dân Úc Châu, tu sĩ không đeo bông tai trái nữa, mà đang học và nói tiếng thổ dân, Arrernte (Arranda), một trong những ngôn ngữ chính của nền văn minh 40,000 năm văn hóa thổ dân Úc Châu:


— Werte! Unte mwerre. Có nghĩa là "Kính chào quý vị! Bác/Anh/Chị, có khỏe hay không".

. . .


Hãy nuôi lớn ước mơ. Mọi giấc mơ tử tế đều sẽ thành sự thật. Ngay từ những bài viết đầu tiên, Nguyễn Trung Tây cho thấy niềm tin này. 


Không có chuyện giảng đạo. Cũng chẳng có chữ nghĩa hoa mỹ. Hình như nhà văn tu sĩ bình bát của chúng ta không viết bằng văn chương lý lẽ mà viết bằng tấm lòng và niềm tin tử tế.


Từ hơn mười năm nay, mỗi lần được đọc ông tôi thấy lòng mình thư thái hơn.


Kính mời cùng đọc Nguyễn Trung Tây. 


– Nhã Ca 


Ba Co (2).jpg


Tháng Tám 2010, Việt Báo họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, nhà văn linh mục Nguyễn Trung Tây, khôi nguyên giải chung kết tác giả tác phẩm, không thể rời nhiệm sở truyền giáo vùng sa mạc Úc Châu. Thay mặt tác giả, nhân vật chính của bài "Mẹ, Mẹ Tôi," cụ bà Hà Thị Phức, 90 tuổi, được người chị ruột của tác giả là cô Nguyễn Thị Vinh hộ tống, đã bay từ San José về Little Saigon dự cuộc họp mặt thay người con linh mục. Sự hiện diện của cụ bà là phần trang trọng và cảm động nhất trong lễ phát giải. Trong hình: Bên cụ bà là cô Vinh, "người chị ruột thân thương" của tác giả, Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nhã Ca và Bồ Đại Kỳ.

***

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sĩ Linh Bảo kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi hôm chủ nhật April 14, 2024 và vừa mất sáng sớm hôm qua, April 22, 2024 tại tư gia ở Westminster, nam Cali...
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.