Hôm nay,  

Người Vợ Thứ Ba

01/05/202016:15:00(Xem: 4670)

 

Điện thoại rung, tôi coi thấy Dũng gọi. Biết Dũng chưa bao giờ đi làm sở, sẽ gọi lại nhiều lần nếu không được trả lời nên tôi khẽ đứng dậy bước ra phòng họp gọi bấm phône hỏi:

- Có chuyện gì không Dũng?

- Chiều nay anh có rảnh không? Tới em. Em làm vài món, mình làm lai rai vài lon. Thứ hai nhà hàng em đóng cửa.

- Được ông chủ nhà hàng nấu là nhất rồi. Chết cũng phải mò tới. Anh đang bận họp. Tí anh gọi lại em. 

Xong họp, tôi ngồi lại phòng họp gọi Dũng:

- Tối thứ hai có Monday Night Football. Anh mê coi football. Em có chuyện gì nói trên phôn cũng được. Khỏi phải mất công em nấu nướng.

- Sau bếp em có cái phòng nhỏ đầy đủ TV, bàn ghế. Cả giường ngủ nữa. Lâu lâu lười, em ngủ luôn đây, không về nhà. Khi anh tới đi vòng ra sau. Em để cửa mở.

Thấy Dũng có chuyện muốn nói, tôi trả lời:

- OK. Tối nay anh tới em. Anh làm ra trễ, khoảng 6 giờ chiều. Về nhà phải làm một giấc nhẹ mới hết mệt. Chắc khoảng 7 giờ anh sẽ tới em.

- OK. Em đợi. 

Bẩy giờ hơn tôi mới tới được nhà hàng của Dũng. 

Dũng là em họ Cường, bạn học của tôi năm xưa. Cường thua tôi bốn tuổi và lên trường học sau tôi hai năm. Khi Cường lên trường chưa được một năm thì người yêu từ giã lên xe hoa. Tôi phải vừa làm bác sĩ tâm lý khuyên nhủ, vừa làm thầy kèm vì Cường nghĩ học một thời gian khá dài. 

Sau khi ra trường, chúng tôi mất liên lạc vì thời đó chưa có Cell phone. Năm 1997, Boeing gửi tôi qua nam California tính toán cho chương trình phi đạn Delta 4, thì gặp lại Cường đang làm trong nhóm structure design. Chúng tôi thất lạc sau gần mười năm. Cường ôm chặt tôi cự nhoi:

- Sư mày. Mày ra trường là đi luôn. Chả cho đứa nào biết chút gì tin tức. Tao tìm mày gần chết. Chỉ nghe lơ mơ mày lên LockHeed làm cho máy bay F16, F111. Sao giờ lại đổi qua Delta 4?

Hai chị em Cường vượt biên, được chú ruột bảo lãnh về sống ở Dallas. Chị của Cường là Huyền làm Nail rồi lấy chồng cùng làm chung tiệm. Hai vợ chồng không chịu làm công  mãi nên nhảy ra mở tiệm, làm ăn rất khá. Có tiền, ông chồng sinh đủ tật. Tứ đổ tường chưa đủ, ngài còn cộng thêm cá độ football thì ba cái tiệm nail cũng đi đoong, nữa là một. 

Huyền chịu đựng hết nổi nên ly dị chồng rồi qua thủ phủ Sacramento mở tiệm làm ăn rất phất, xây bốn tiệm Nail ở Sacramento và hai cái ở Los. Huyền mua chung cư và hai căn nhà to ngay trên đường Wesminster cho mướn. Gặp lúc giá nhà, giá đất ở California lên như diều gặp gió, Huyền trở thành “đại gia”, mua cả strip mall.

Cường học xong, cũng qua Nam Cali vừa làm cho Boeing vừa giúp chị thu tiền nhà và trông tiệm Nail ở Los. Cường được Huyền giới thiệu một cô xinh xắn làm trong tiệm ở Sacramento. Trước ngày cưới một tuần, cô bé đổi ý “say sorry” để về lại với người yêu xưa. 

Đang lúc vết đau lòng xé ra thêm thì Cường gặp lại tôi. Huyền gọi tôi kể chuyện Cường và nhờ tôi khuyên bảo Cường thêm một lần nữa. Tôi phải ra tay hành nghề cũ, làm lại ông bác sĩ tâm lý bất đắc sĩ như năm xưa. Làm xong việc của Boeing và chữa bệnh “yêu” cho Cường chín tháng, tôi về lại Houston đổi qua làm cho chương trình Space Shuttle, rồi di cư lên Tulsa làm cho Spirit Aerosystems. 

Cường và tôi lại mất liên lạc hơn mười năm. 

Đi giang hồ, đánh contract từ Tây qua Đông, Nam chí Bắc một thời gian khá dài, tôi mệt mỏi nên quay về lại Oklahoma làm cho Boeing ở Oklahoma City (OKC), để sống gần hai cô con gái đầu đang học tại Oklahoma Univercity. Mỗi cuối tuần, cha con tôi lái xe về Tulsa thăm vợ và cậu con trai. Chúng tôi dự định hai năm sau sẽ di chuyển tất cả lên OKC khi cậu con trai hoàn tất Trung học.

Một cuối tuần, vừa lái xe, vừa nói chuyện với nhà tôi, tôi đi lạc, lái qua thành phố Crushing. Ghé vào đổ xăng, gặp lại Cường đứng bán tiệm chạp phô. Cường lại ôm chặt tôi, cự tiếp:

- Sư mày. Mày mò tới cái thành phố nhỏ như cái lỗ mũi này làm gì? Tìm tao hả?

Hỏi Cường, tôi biết được khi tôi rời Cali, Cường lại buồn đời nên hay…say sưa. Sẵn tiền của Huyền và của mình, Cường ăn chơi rồi sinh ra nghiện ngập. Huyền gửi Cường vào trường “Phục hồi nhân phẩm” cai nghiện. Cường gặp Thùy cũng bị mẹ gửi vào clinic cai thuốc và rượu. Đồng bệnh tương lân nên hai anh chị quyết chí bỏ thành phố xa hoa Thiên Thần Los Angeles qua Crushing vừa ở ẩn, vừa giúp cậu Thùy trông coi tiệm chạp phô.

Ông cậu là sĩ quan tác chiến năm xưa, qua OKC tỵ nạn với vợ năm 75 rồi ly dị. Buồn đời, ông cũng lên Crushing ở ẩn và mở tiệm chạp phô, bán lẻ và bán xăng cho phần lớn những người lái xe lạc qua thành phố như tôi. Ông mất vài năm sau, để lại cả tiệm lẫn nhà cho vợ chồng Cường.

Nghe Cường kể chuyện “tình yêu mới” xong, tôi chọc Cường:

- Cái này gọi là tình “Phục Hồi” đấy.

- Sư mày. Im đi cho tao nhờ.

Cường lên OKC mua đồ mỗi cuối tuần cho tiệm chạp phô nên hay ghé thăm tôi. Chúng tôi thường hẹn gặp nhau ở nhà hàng Dũng. Dũng bận nấu nướng sau bếp nên ít có dịp ngồi nói chuyện với nhau. Y thường bước vội tới bàn chào Cường và bắt tay tôi xong là lui xuống bếp nấu nướng tiếp.   

***

Tôi đậu xe trước cửa nhà hàng rồi đi vòng qua phía sau vô gặp Dũng. Dũng sửa soạn mọi thức ăn bày trên cái bàn nhỏ, kể cả mở TV sẵn chờ tôi tới vừa ăn chiều, vừa coi football. 

Cái phòng sau bếp được bố Dũng sửa lại nên cũng khá rộng. Phía trái phòng là cửa đi thông lên tiệm trên. Bức tường đối diện bàn ăn treo cái TV, tường phía bên phải kê cái bàn thờ nhỏ để hình bố mẹ Dũng. Dũng con một, mẹ mất sớm. Hai cha con qua Mỹ theo diện HO, được một người bạn cùng đơn vị năm xưa kéo về OKC sống. Hai cha con Dũng cùng vào làm nhà hàng cho người bạn. 

Người bạn về hưu sớm, bán rẻ nhà hàng cho bố con Dũng. Hơn chục năm sau, ba Dũng mất vì những đột thương âm ỉ từ những năm trong trại tù của cộng sản. Dũng tiếp tục kinh doanh nhà hàng mình ơn. Dũng mướn hai cô Việt Nam xinh đẹp và một anh Mỹ trẻ chạy bàn. Dũng kiêm cả đầu bếp chính lẫn phụ sau bếp với ba anh Mễ giúp rửa chén, hâm đồ ăn, hầm nồi nước lèo và một chị Mỹ đen phụ giúp lặt rau sống, lau chùi nhà hàng sau khi đóng cửa.

Dũng mở lời trước:

- Mọi thứ xong rồi. Mình vô bàn đi anh.

- OK. Cám ơn em.

Tôi ngồi xuống, so đũa gắp thức ăn rồi phân trần:

- Anh không uống được nhiều đâu. Nửa lon là đủ.

- Em biết. Em cũng uống được hơn một lon là xỉn. Anh cứ dzô được bao nhiêu thì dzô, còn lại bao nhiêu, em cân cho.

Uống được vài ngụm bia, Dũng mở lời, hỏi tôi trước:

- Anh chị có mấy cháu. Rồi anh gặp chị trong trường hợp nào?

- Hai cô, một cậu đó em.  Anh thấy chị lần đầu khi theo người bạn đi coi văn nghệ của trường đại học cộng đồng. Chị lên hát bài “Dĩ Vãng” của Trịnh Nam Sơn. Anh thích bài đó. Mấy tháng sau, bạn rủ đi trại hè. Anh chả muốn đi, nhưng cứ gần đến ngày đi, anh cảm thấy như có ai thôi thúc anh phải đi. Anh cũng không muốn đi cho tới ngày cuối, bốn người bạn tới tận nhà vác anh lên xe. Vào trại hè rút thăm nhẩy buộc chân, trúng ngay tên chị. Ba tuần sau, anh tới chỗ chị làm, anh nhớ ra cái áo chị đang mặc là cái áo ngày chị lên hát bài “Dĩ Vãng” nên nhắc lại. Anh be ra thêm là suốt đời sẽ không quên ngày đầu tiên gặp chị “tinh tú quay cuồng”, làm chị cảm động đến sững người. Sau này chị biết anh có ký ức rất tốt, nên thường chọc anh là bị mắc lừa chứ cái gì mà tinh tú quay với cuồng. Trại hè, sợi dây buộc chân và cái áo mặc ngày hát bài Dĩ Vãng là ông bà mai.

Tôi hỏi lại Dũng:

- Còn em thì sao? Anh thấy hai cô Việt Nam làm trong nhà hàng này rất xinh đẹp. Bộ muốn tìm thêm bà thứ ba hay sao?  

Dũng không trả lời tôi mà lại làm một ngụm bia rồi nhẹ gục gặc đầu, lẩm bẩm như tự hỏi:

- Bà vợ thứ ba. Bà vợ thứ ba…

Im lặng một lúc, Dũng ngước nhìn tôi hỏi:

- Anh Cường chưa nói cho anh nghe chuyện về người vợ thứ ba của em à?

- Em nói chuyện giỡn à? Cường có bao giờ nói với anh là em có vợ đâu.

- Để em kể cho anh hay về chuyện của em. Em có hỏi anh Cường. Ảnh nói chuyện của em lộn xộn lắm, chả muốn có ý kiến. Ảnh nói em hỏi anh vì anh có nhiều kinh nghiệm, cho nhiều ý kiến. 

- Haha. Em muốn hỏi anh chuyện một vợ, anh đã muốn chạy xa. Giờ lại ba vợ, thì chắc phải dzô thêm ba chai bia.

Dũng mỉm cười rồi từ từ kể:

- Em qua đây trễ. Học chữ cũng chả nhớ, học việc cũng không thông. May nhờ bạn ba kéo về làm cho nhà hàng này chứ không hai cha con cũng không biết làm gì mới khá được. Ba em thì đi lính xong, đi tù. Còn em thì má chết sớm nên cứ lang thang sống qua ngày bằng đồ chị Huyền lâu lâu gửi về cứu đói. Qua đây, hai cha con tính qua Cali làm nail cho chị Huyền. Nhưng thấy làm cho nhà hàng với bạn ba, quen thân như anh em, nên ở lại OKC luôn cho tới nay. Khi xưa mới qua, không biết lái xe, chưa rành đường, tiếng Anh, tiếng Mỹ lại không thông thì ai thèm lấy. Sau này ba sang được cái nhà hàng này thì hai cha con làm liên tay vì mở một tuần sáu ngày. Được một ngày nghỉ không lo ngủ lấy sức thì cũng phải giúp ba đi mua thực phẩm, rau, xương về hầm nấu, sửa soạn cho sáu ngày bán. Do đó mà em có giờ hay có cơ hội quen cô nào đâu mà có vợ. Mà có quen thì chưa chắc gì mấy cô xinh xinh chịu lấy người chuyên phụ bếp, lau bàn như em.  

Dũng nâng ly, làm thêm một ngụm bia rồi kể tiếp:

- Ba khuyên em nên về Việt Nam kiếm vợ đẹp dễ hơn. Em có nói mấy cô bên đó chỉ muốn lấy để qua đây hai năm, có thường trú dân rồi ly dị. Lúc đó khổ cho cả mình lẫn con mình. Ba nói cứ về nói thẳng với mấy cô bên đó nếu bằng lòng qua đây vừa làm vợ hai năm, vừa giúp cha con em làm nhà hàng thì em lấy. Sau hai năm, nếu hợp thì tiến tới, không hợp thì cứ ký giấy ly dị, tự nhiên ra đi. Ba sẽ trả lương và lo cho chỗ ăn ngủ. Điều kiện là phải uống thuốc cho không có con. Ba nói em không sợ ly dị vì mọi thứ đứng tên ba. Em chỉ có cái quần xà lỏn thôi. Mất gì đâu?

Tôi tỉnh bia ngay, ngước vội qua nhìn tấm hình người đàn ông trên bàn thờ rồi ngập ngừng hỏi Dũng:

- Em tính về Việt Nam lấy cô thứ…ba? 

- Không anh. Cô thứ ba em lấy hơn hai năm trước đây rồi.

Tôi trợn tròn mắt hỏi thêm:

- Hai cô xinh xinh làm trong nhà hàng là…vợ ly dị của em?

- Vâng anh. Đó là cô đầu tiên và cô thứ ba. Cô đầu tiên sau hai năm làm nhà hàng với em rồi quyết định ra đi, qua Texas sống. Cô lấy chồng, rồi lại chia tay. Cô làm nail ở Houston thấy không khá mấy, lại sợ đụng hoá chất bị ung thư nên gọi cho em xin về làm lại cho nhà hàng. Cô mướn phòng gần đây, sống riêng mình. Cô thứ hai qua Cali lấy chồng giàu có. Giáng sinh nào cũng gửi thiệp thăm ba và em vì cô qua đây khoảng lúc lễ Giáng Sinh. Cô không cho địa chỉ, nhưng em thấy dấu bưu điện đóng bên Cali. Cô kể đã có hai con. Cô nói cuộc đời của cô hoàn toàn thay đổi vì nhờ em nên suốt đời nhớ ơn em. Cô đặt tên con trai đầu lòng tên em. Em vẫn chưa làm giấy ly dị cô vợ thứ ba. 

Tôi ngập ngừng hỏi:

- Cô ba muốn ly dị…chia đôi cái nhà hàng này của em hay sao?

Dũng lắc đầu lia chia, khua tay trả lời:

- Không đâu! Không đâu! Anh hiểu lầm rồi. 

Dũng đỏ mặt, gãi đầu giải thích:

- Hết hạn hai năm, cô có hỏi có thể để cho cô ta ở lại trong nhà em cho tới khi cô thứ tư tới không? Cô muốn gia hạn cái “contract” tới khi em không muốn cô  ở nữa. Nhưng không hiểu sao với cô thứ ba này em thấy...thương thương quá. Hình như cô cũng thương…em. Ba mất lâu rồi mà cô vẫn nhan hương thắp ba đầy đủ. Em không muốn về Việt Nam lấy vợ nữa đâu.  

- Em thương cô ta, cô ta cũng thương em như em kể thì cứ ký cái “contract” thành suốt đời đi chứ còn ngại ngùng gì nữa mà hỏi anh? 

- Anh Cường nói nên hỏi anh trước khi quyết định có con. Ảnh có kể anh có mấy người bạn về Việt Nam lấy vợ gia đình đều tan nát cả, mất vợ, mất luôn con. Mất tiền em không tiếc, em chỉ sợ mất con thôi. Em chịu được cực khổ chứ không chịu được khi thấy con mình khổ. Ly dị thì cuộc sống của con mình sẽ chả ra gì. Em đã từng sống không cha, không mẹ nên biết.

Tôi cười to, tiếp lời Dũng:

- Cường nói thiếu rồi. Anh cũng có nhiều bạn lấy vợ bên này có bằng cấp đầy đủ, học rất cao rồi cũng ly dị. Ly dị không kỳ thị địa lý, học vấn, tiền bạc, tuổi tác, chức tước, ngôn ngữ hay mầu da. Có điều anh thấy cô ta còn rất trẻ. Hai mươi năm sau em quá sáu mươi, cô ta mới hơn bốn mươi chút chút. Tuổi tác chênh lệch quá xa sẽ là vấn đề. Khác nhau mười tuổi thì OK, nhưng hai mươi tuổi trở lên sẽ gặp nhiều chuyện trở ngại sau này. Anh có bạn về VN lấy cô vợ trẻ chỉ được trên mười lăm năm rồi chia tay. Cô vợ có bạn trai đón tại sở làm, chở về ôm hôn nhau ngay trước cửa nhà. Y ngồi trong nhà thấy, tức mình tặng cho cô vợ một quả đấm thôi sơn khi cô vợ vừa bước vào nhà. Anh bạn trai ngồi ngoài xe bấm 911. Bạn anh được toà mời ra khỏi nhà của mình, đi chỗ khác sống. Cô vợ đón anh bạn trai vào sống chung với cô con gái y. Anh cũng có bạn về VN lấy cô vợ chỉ thua có muời tuổi thôi. Sau khi có quốc tịch, có nghề nghiệp vững chắc cô ta cũng đòi ly dị và bạn anh lên cơn tim chết. Cô cứ tỉnh bơ lãnh tiền bảo hiểm nhân thọ của Boeing rồi bảo lãnh cả nhà anh bạn trai xưa bên VN qua. Anh có người bạn có vợ yêu nhau từ Trung học bên VN. Lấy nhau cũng chục năm hơn, cô ta mang anh bồ Mỹ về nhà ngủ ngay trong nhà luôn. Nói chả ai tin đâu. Y có bằng tiến sĩ, chức tước rất cao. Biết bao hãng máy bay anh làm thèm chữ ký của y để máy bay được phép cho bay. 

Dũng ngẫm nghĩ một hồi rồi hỏi tôi:

- Như anh thấy thì làm sao mà tránh đươc ly dị sau khi có con? Anh cũng thấy cô vợ...chưa cưới của em rồi. Anh nghĩ cô ta có tin được không?

- Dũng ơi, nếu anh chỉ nhìn người là đọc được tương lai thì đã thành tỷ phú lâu rồi. Anh lên New York mua stocks mà biết sẽ lên cao tháng sau là thành…“đại gia” ngay. Theo anh thì vợ chồng là duyên nợ. Có duyên gặp nhau nhưng không nợ cũng không thành. Tuy nhiên, nếu nói là có số mạng phải trả nợ thì mình cứ hút sách, bồ bịch thả giàn thì số không ly dị sẽ cản được ly dị, nghe không thông, phải không em? Người đàng hoàng, có tư cách, có nghề nghiệp vững chắc lấy nhằm cô vợ tính toán, chỉ muốn qua đây hay mê cơ rô chuồn bích thì cuối cùng cũng ra toà ly dị thôi. Cường không có câu trả lời cho em nên đẩy qua cho anh đó. Y biết về VN lấy vợ bằng giao kèo chứ không bằng tình yêu thì rất dễ bị lừa đảo sau này. Tính theo tỷ lệ trung bình thì chắc chắn đúng vì lấy nhau bằng tình yêu sẽ ít ly dị hơn lấy nhau bằng hợp đồng mua bán.     

Tôi làm thêm ngụm bia, rồi tiếp: 

- Em không nên về VN làm chuyến thứ tư. Cho dù em làm chuyện này trải dài trong hơn 12, 13 năm, nhưng đừng nghĩ sở di trú của Mỹ không biết. Họ biết hết đấy, nhưng chưa làm vì chưa đủ chứng cớ hay có thể chưa phải lúc làm. Khi họ làm là em sẽ vào tù như chơi. Chuyện của em làm, đứng về phía pháp luật, chắc chắn là sai rồi. Về phía luân lý cũng sai luôn vì hôn nhân không là mua bán. Anh có cậu con trai. Anh thà để y không vợ suốt đời chứ không cho y về VN ký giao kèo hôn nhân như em. 

Tuy nhiên, nếu nói sai thì tại sao có cô lại cám ơn em suốt đời, có cô chịu trở về làm lại nhà hàng với em. Giờ có cô thương em, muốn sống thêm với em. Nói việc em làm sai thì cũng thấy sai, mà nói việc em làm đúng thì nhìn ở một góc độ nào đó cũng thấy chẳng sai mấy. Nó giống như chuyện casino bên Texas với Oklahoma đó. Texas cấm đánh bạc, bước qua đường biên giới Oklahoma chỉ vài bước là thấy cái casino cao to nằm ngay bên. Florida cấm hút thuốc phiện, nhưng Colorado cho bán marijuana líp ba càng. Hôm xưa Mỹ cấm nấu rượu nhưng giờ cho mở hãng làm rượu khắp nước. Hôm nay Mỹ cấm mại dâm nhưng xưa kia cho thả giàn. Chuyện mua bán hôn nhân của em là trái luật pháp nhưng lại có kết quả tốt, cứu được không những nhiều người phụ nữ mà cả gia đình của họ nữa. Nó tốt gấp trăm lần phải qua Hàn quốc, Trung cộng làm dâu hay lao động osin. Nhiều phụ nữ Việt phải đứng đường, bán thân hằng đêm bên Mã Lai, Thái Lan để cứu gia đình. Đúng sai, sai đúng tùy hoàn cảnh, tùy suy nghĩ và tùy thời gian nữa. Anh chả muốn bàn thêm mà cũng chả dám có kết luận chuyện em làm.

Tôi quay đề tài Dũng muốn hỏi:

- Giờ anh muốn trở lại chuyện sợ ly dị. Có người so sánh chuyện hôn nhân như là đánh bạc. Người khôn ngoan cũng phải ra hầu tòa ly dị, kẻ khù khờ nhiều khi sống hạnh phúc suốt đời. Anh chỉ có lời khuyên em nên tìm lấy người mình yêu thương và cố tìm hiểu coi có yêu thương mình không. Nếu có, thì em cố gắng hết sức xây dựng tổ ấm, lo cho gia đình con cái, đừng rượu chè rồi đánh đập, văng tục chửi thề, đừng mèo chuột hay bủn xỉn coi thường giá trị của vợ mình. Đừng ỷ mình kiếm được nhiều tiền rồi tự ý muốn cua cô nào thì cua. Sau này, nếu cô ta có dị tâm, bỏ đi thì cũng đành chịu thôi. Không ai có cách phòng ngừa được chuyện ly dị đâu. 

Cô vợ đầu tiên của em ly dị chồng trở về làm với em có thể vì một lý do mà em không thể  ngờ được. Nhiều anh trông tướng tá to lớn, ngon lành, ăn nói bặt thiệp nhưng vào phòng the lại ủ rũ như gà nuốt dây thun. Gươm gãy lúc hoa chưa nở. Có anh lại bịnh hoạn thích hành hạ, đánh đập vợ. Anh có người quen lấy vợ rất đẹp rồi tối ngày đi làm về là vác đàn đi hòa nhạc với bạn thâu đêm. Sau khi ly dị rồi đi tu, y tâm sự: “đêm động phòng thấy sao ái ân…gớm khiếp quá vậy”. Có đứa sau khi ly dị than với anh: mày có hứng khi ôm cái cột nhà không? Nó cứ nhắm tịt mắt nằm xụi lơ à. Em thấy đó. Có cả trăm chuyện chia ly trong hôn nhân mà không ai ngờ được sau ngày cưới. Em cứ hết sức lo xây dựng gia đình, nuôi con ăn học, sống tử tế với tư cách cao và lòng tự hào của người chồng và người cha. Chuyện ly dị sau này, hãy để thượng đế tính. Nếu có lời khuyên cho em thì anh thấy cô đầu không xa tuổi em mấy, cô lại một lần dang dở nên biết cách cư xử, có nhiều kinh nghiệm, trải đời hơn cô ba. Tuy nhiên, như anh đã nói, em nên lấy vì tình yêu, chứ đừng lấy vì trẻ đẹp hơn. Một khi em đã quyết định tiến tới hôn nhân rồi thì cứ mạnh dạn bước tới để chứng tỏ em rất yêu cô ta.

Tôi bước ra khỏi nhà hàng của Dũng gần nửa đêm bỗng thấy lời nhắn của vợ tôi trên Cell: 

“39 Người Thùng đều là người Việt”. 

Tôi bấm phôn trả lời: 

“Làm Di tản nhân, rồi Thuyền nhân, Hát Ô nhân, Dâu Hàn quốc, bồi bàn nhân, Osin nhân, người Rơm giờ lại có thêm tên Thùng nhân. Ôi! Làm dân Việt sao nhục thế này? Tại sao những tên thường vỗ ngực tự xưng đi giải phóng người không biết nhục nhỉ? Chắc chúng bẩm sinh thiếu thần kinh nhục”.


Lập Đông năm 2019,

Lê Như Đức

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.