Hôm nay,  

“Hãy Hy Vọng Ngay Cả Khi Tuyệt Vọng” (John Paul II): Đọc Cuốn “Việt Nam Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng” Của Trần Phong Vũ

03/03/201800:00:00(Xem: 6101)
Mặc Giao
 

 Nói đến chuyện Việt Nam, nhiều người tỏ thái độ chán nản, không muốn nghĩ tới, không muốn bàn tới. Chán nản vì thấy sau hơn bốn mươi năm hết chiến tranh, những người cầm quyền chiếm được cả nước chỉ biết hành dân, ăn cướp của dân và biến đất nước thành một đấu trường dành giựt, bị thụt lùi, bị khinh thường và bị đe dọa mất chủ quyền. Chán nản vì thấy đa số dân Việt Nam đã trở thành vô cảm, ích kỷ, suy thoái luân lý, nhất là bạc nhược trước những tội ác của người cầm quyền. Đấu tranh cho quyền lợi riêng thì có, cho quyền lợi chung thì không. Thái độ chán nản dẫn đến sự yên lặng và bất động. Nếu mọi người Việt Nam đều như vậy thì đó là một thành công lớn của đảng Cộng Sản Việt Nam, vì họ sẽ còn tiếp tục cai trị đất nước với thời gian vô hạn định.

May thay, có nhiều người ở trong và ngoài nước không tuyệt vọng và không chịu buông xuôi. Họ cũng buồn, cũng nản, nhưng còn biết lo, nhất là biết nhận lấy trách nhiệm của mình, biết thực hành câu “Thấy điều ác mà không tố cáo là đồng lõa với sự ác”, hay như lời dậy của Đấng Cứu Thế: “Hãy đứng trên mái nhà mà rao truyền sự thật”.

Trong số những người đó, có nhà văn Trần Phong Vũ. Ông đã hoàn thành một cuốn sách mới nhất và có bề dầy đáng nể với 664 trang giấy in, tựa đề “VIỆT NAM NỖI ĐAU & NIỀM HY VỌNG”, do tủ sách Tiếng Quê Hương ở Virginia, Hoa Kỳ ấn hành, mà tôi được ông dành cho vinh dự đọc bản thảo trước khi gửi in.

Theo dự kiến sách sẽ được trình làng khoảng trung tuần tháng 01-2018.

Cuốn sách là một tuyển tập 72 chương, chọn lọc trong số hàng trăm bài ông viết trong hai năm 2016, 2017, một số được đăng báo hay phổ biến trên các mạng. Các bài viết về nhiều đề tài thời sự, chính trị, tôn giáo được phân thành 4 phần:

1/ Từ góc nhìn trong nước

2/ Tôn Giáo và Chính Trị

3/ Formosa và thảm họa môi trường

4/ Chế độ trước thế nhân dân.

Cuốn sách mở đầu chương một với tiêu đề “Chính sách bá/bành của kẻ thù phương Bắc”, tác giả nêu ý kiến quanh “Bài viết cho các vị chưa lú hẳn” của bà Nguyễn Nguyên Bình, ái nữ tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Hà Nội tại Bắc Kinh, và kết thúc bằng chương nhận định về: “Thư gửi Việt Nam” của Ts Jonathan London, dậy nhà nước cách hành động liên quan đến các vấn đề Biển Đông, kinh tế xã hội, giáo dục, chính trị với lời khuyên ngắn gọn là phải quan tâm tới khát vọng tự do, dân chủ của quảng đại quần chúng Việt Nam. Ngoài ra, còn một phần Phụ Lục gồm 12 chương do ông viết hoặc trích đăng của các tác giả để giúp chứng minh và dẫn giải thêm những điều đã nêu trong các phần chính.

Giới thiệu một cuốn sách trên 600 trang bằng những giòng vắn tắt như trên thì chắc chắn thiếu sót. Tôi xin dành cho độc giả niềm vui khám phá.

Dưới đây, tôi chỉ xin trình bầy đôi điều nhận xét riêng.

1-Xuyên qua “Nỗi đau & niềm hy vọng”, tác giả Trần Phong Vũ để rơi rớt những dấu vết nghề nghiệp trong các chương sách của ông. Ông nguyên là bình luận gia Đài Phát Thanh Sài Gòn, viết bài quan điểm, tham luận chính trị trên các nhật bào Sàigòn Thời Báo, Sóng Thần trước 1975. Ra hải ngoại ông tiếp tục viết văn, làm báo và host nhiều chương trình bàn về các vấn đề thời sự trên các hệ thống truyền thanh, truyền hình. Vì thế ông bám sát thời sự, không bỏ qua một sự việc quan trọng nào. Ông trình bầy sự kiện, dẫn giải rồi bình luận. Với thói quen của một nhà giáo, ông luôn rút ra bài học và đưa đề nghị ở phần cuối chương. Lối viết và bố cục của một số chương đôi khi cần dài với những rào trước đón sau, nhưng hữu ích cho việc tránh hiểu lầm và cho việc tìm hiểu, truy tầm tài liệu.


2- Nội dung các chương sách đa dạng và phong phú, không thiếu một vấn đề hay biến cố thời sự nào. Có thể nói chỉ cần đọc cuốn sách này của ông là đã đủ biết những việc đáng và cần biết liên quan tới Việt Nam trong những năm gần đây. Những chương này thường có các trích đoạn đầy đủ cần thiết, có khi ông cặm cụi ghi lại thành văn bản những phát biểu dài từ facebook hay webs. Thật là lắm công phu, nhưng nhờ đó giúp những độc giả không có cơ hội nghe trực tiếp những gì Huỳnh Quốc Huy nói về nền văn hóa “Ngợm” hoặc các “livestream” ngắn gọn, cô đọng, cười ra nước mắt của danh hài độc thoại Dưa Leo Nguyễn Phúc Gia Huy.

3-         Toàn bộ tập sách trưng dẫn nhiều tài liệu hữu ích khiến những “độc giả tò mò” như tôi khám phá được khá nhiều điều thú vị. Chẳng hạn cây viết Nguyễn Nguyên Bình là con gái tướng Nguyễn Trọng Vĩnh; Linh Mục Huỳnh Công Minh, tổng đại diện tổng giáo phận Sài Gòn, đại biểu Quốc Hội, đảng viên cộng sản, đỡ đầu cho Giám Mục Nguyễn Văn Khảm. Từ đó mọi người mới hiểu thái độ khi này khi khác của GM Khảm. Khám phá thú vị khác là Tờ Trình dài của giáo dân Nguyễn Văn Chất ký ngày 27-7-1996 gửi  Hội Đồng Giám Mục VN và một số vị Giám mục, trong đó tác giả trình bầy rất rõ tình trạng của Giáo Hội Công Giáo VN, kể cả tình hình nhân sự, lãnh đạo và những đề nghị cải thiện rất thẳng thắn và thực tế. Đây là Tờ Trình thứ ba, được viết sau khi ra tù và trước khi đi Mỹ theo diện HO. Chính vì những Tờ Trình này, tác giả bị CS cầm tù nhiều năm.

Có thể nói đa số những đề tài Trần Phong Vũ khai triển đều mang tính chất bi tráng pha lẫn bi hài. Chuyện Việt Nam bây giờ có gì vui? Tuy vậy vẫn có chuyện vui, đó là những tấm gương tranh đấu của các bạn trẻ vì công bằng, vì tự do, vì quyền của dân, vì sự tồn vong của tổ quốc mà chấp nhận dấn thân, bất chấp đòn thù và ngục thất. Đấy là những Huỳnh Thụy Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Trịnh Kim Tiến, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Đinh Nhật Huy, Huỳnh Quốc Huy, Dưa Leo, Cấn Thị Thêu, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Chí Tuyến và rất nhiều người khác, trong số không thiếu những  nhà lãnh đạo tôn giáo. Họ là niềm hy vọng của dân tộc. Thế hệ nọ tiếp nối thế hệ kia. Một em học sinh 14 tuổi, Nguyễn Bích Ngân, khi nhìn thấy thảm họa Formosa, đã làm một bài thơ 5 đoạn có tựa đề “Xin đổi kiếp này”. Tôi xin trích một đoạn

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương

Thử dầu loang hắc nồng, thử mùi cá trôi hôi thối

Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói

Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên

Một bé gái 14 tuổi mà biết gồng mình quằn quại đứng lên thì dân tộc này sẽ không phải đời đời làm nô lệ. Phải hy vọng cả trong tuyệt vọng.

Trước nỗi đau của dân tộc, Trần Phong Vũ là người gieo hy vọng và đề cao hy vọng. Tác giả nói trong lời mở đầu “Cuốn sách này là một chứng từ - nếu chưa phải bây giờ - thì ít nữa cho mai sau”.

Nếu không, chúng ta sẽ bị các thế hệ cháu chắt sau này nguyền rủa.

Calgary, Canada 14-12-2017

 

- Sách dày 664 trang – Bìa cứng offset 4 màu - Ấn phí 30 MK.

- Độc giả muốn có sách và chữ ký của tác giả xin liên lạc về:

Mr Trần: ĐT (949) 232 – 8660  -  Email: tphongvu50@gmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.