Hôm nay,  

Nhớ Sông Dinh

07/11/201700:00:00(Xem: 5974)
Đường Du Bình

 
Theo lịch trình hành hương, hôm nay là ngày đi lên phố cổ Mandalay, miền trung Miến Điện. Mọi người thức dậy thật sớm tập trung tại phòng khách chờ xe buyt. Khách dậy quá sớm, nhà bếp của khách sạn chưa làm việc, nước nóng cũng chưa có để điểm tâm nên Thượng Toạ Trưởng đòan hành hương, phát cho mỗi người hai trái chuối ăn lót dạ. Một lúc sau khỏang 5 giờ sáng xe buýt đến, mọi người lôi hành lý lên xe. Từ giã khách sạn Yarkintha của phố củ Bagan, xe chạy dưới ánh đèn đường sáng rực rở nhưng đường vắng tanh, giờ này dân địa phương đang yên ngủ. Trong chốc lát xe đã chạy ra ngoại ô và chuyển lên quốc lộ đi về hướng Mandalay.

Xe đang chạy ngon trớn bỗng dưng chậm lại, tôi nhìn xa bên trong làng thấy nhiều ngôi nhà mái tole trong sương mù. Vài em nhỏ đua nhau chạy ra cổng làng. Tôi đưa máy ảnh tập trung tầm nhìn quan sát thật kỹ mới nhận ra trong sương mù có một đoàn sư trẻ đi khất thực. Đi đầu là một vị sư trưởng, hơn chục sư trẻ theo sau, có sư còn rất trẻ. Với hai tay ôm bình bát trước ngực, chậm rải từng bước đi; đoàn sư mỗi ngày khởi hành từ rạng đông để kết thúc về chùa trước canh Ngọ. Một nử thí chủ tay trái cầm giỏ thức ăn, tay phải trân trọng đặt món quà vào bình bát, miệng bà thì thầm đọc kinh. Vị sư trẻ nhận xong thức ăn cất chân bước tới vài bước rồi dừng lại để người khác có dịp bước tới thí chủ. Với những dáng điệu ấy, hết người này đến người khác. Nử thí chủ tiếp tục cúng dường cho đến vị sư cuối cùng trong đoàn khất thực.

Xe buyt nhấn ga phóng nhanh vượt qua đoàn sư khất thực. Hình ảnh ghi lại trong chiếc máy ảnh của tôi cho thấy cuộc sống ở nơi này thật thanh bình. Không giống như quê tôi. Hai khung trời và hai hoàn cảnh thật khác biệt.

Mùa Xuân Miến Điện trời xanh gió mát. Mặt trời buổi sáng lên cao chiếu sáng vào những ngọn tháp sừng sững trên đồi làm khung cảnh đẹp như bức tranh. Xe chạy qua nhiều xóm làng và phố nhỏ. Dọc theo xa lộ hai bên là rừng xanh lá thấp, có nơi hoang vu. Xa xa trong làng một cụm khói bốc lên cao, một chiếc xe bò lăn bánh tịch tan bên đường mòn. Chiếc xe bò giống như những chiếc xe bò ngày xưa đi chở lúa trên xã Ninh Hưng ở Huyện Ninh Hòa quê tôi. Mặt trời xuống dần phía Tây. Xe chạy vào thành phố Mandalay vào giờ cao điểm. Đường xá đông đảo với nhiều xe. Người đi bộ tấp nập hai bên đường. Bác tài cho xe chạy chậm, từ từ rướn vào sân của khách sạn Irrawaddy River View. Dưới ánh nắng vàng của mặt trời, các chư tăng và hai mươi lăm phật tử, từ nhiều nơi trên thế giới, theo thầy đi hành hương đều mệt mỏi, chậm chạp từng bước xuống xe.

Khách sạn Irrawaddy River View đối diện với con sông Irrawaddy, đây là con sông dài ngàn dặm, hùng vĩ xuất phát từ cao nguyên từ phía bắc, nó chảy qua thành phố Mandalay và qua nhiều thành phố miền nam của Miến Điện; nó xuyên qua thủ đô Yangon để rồi hòa nhập vào đại dương của vịnh Martaban. Tôi băng qua đường rồi đi dọc theo bờ sông quan sát, tôi thấy hàng quán ở đây lụp xụp, tạm bợ - có quán bán cà phê và nước ngọt, có quán bán thức ăn. Trong quán có mấy thực khách nam vận sarong cười đùa trò chuyện, quán kế bên có một đám người trẽ mắt châm châm tự sướng với cái màn ảnh nhỏ xíu.


Đi thêm mấy bước ra bờ sông mới thấy cát của con sông này đã bị người ta nạo vét  đưa vào bờ. Nhiều đống cát cao bằng mặt đường làm mất vẻ đẹp của thành phố. Thật là tội nghiệp cho nước này đã bị Liên Hiệp Quốc cấm vận hơn hai mươi lăm năm qua nên cát không được xuất cảng. Kinh tế của nước này bị suy sụp, ngành xây dựng bị hạn chế, cát không được xử dụng nên tích lủy thành bải cát trắng rộng lớn.  Một số người lợi dụng thời cơ cấm dùi trên bãi cát, vài căn chòi đơn sơ dựng lên để che nắng, thật là bi thảm cho những mảnh đời bị cấm vận. Gió từ ngoài sông thổi vào bờ mát rợi hất tung mấy chiếc áo quần phơi trên bãi cát. Dưới ánh chiều tà, mấy cầu thủ tí hon quần sà lỏn áo thun bụi bậm tranh nhau trái banh bị xì hơi, một em cố tình đá trái banh làm cho cát tung toé lên rồi cả đám lăng ra bải cát cười hô hố khiến tôi nhớ lại một buổi chiều thời niêu thiếu tôi và mấy bạn rong chơi trên bãi cát bên làng Vỉnh Phú thị xã Ninh Hòa quê tôi năm xưa.

Mặt trời treo trên đầu núi, một vòng hào quang màu vàng cam thu nhỏ nó báo hiệu màn đêm sắp đến, ánh mặt trời phản chiếu trên sông, một chiếc ghe câu về muộn giửa dòng sông. Người ta thường nói, người giống người, cảnh vật có nơi từa tựa giống nhau khiên tôi mơ tưởng con sông Irrawaddy Miến Điện như sông Dinh Ninh Hòa quê tôi.

Nhớ lại cái hôm chơi trên bải cát Vĩnh Phú bên bờ sông Dinh mà vui. Giữa lúc lính Tây hành quân tảo thanh du kích Việt Minh chung quanh huyện Ninh Hòa, thế mà đội banh của lính Tây Lê Dương cũng hẹn quyết đấu để trả thù đội banh huyện Ninh Hòa. Tin đồn Tây (đội banh Tây Lê Dương) quyết trả thù được loan ra khiến cho nhiều người hăng máu, họ rủ nhau đi coi chật nít sân banh.

Trận banh hôm đó diễn ra thật sôi nổi. Hôm đó đội banh Ninh Hòa do ông Àn vai tiền phong, ông đang chạy giữa sân, chú Hai Cát chạy gốc phải đưa banh thật mạnh qua gốc trái cho chú Chín Cu; chú Chín nhanh nhẹn lùa banh qua mặt ông Tây đội mủ bê rê đen cao một thướt tám. Chú Chín thộc trái banh vào giữa cho ông Àn, ngay lập tức ông Àn kê nhẹ bàn chân phải đưa trái banh thẳng vào lưới địch, tiếng vỗ tay vang rền một gốc trời. Đội banh Ninh Hòa thắng vẻ vang, dân chúng hồ hởi ra về, một số người tấp vào khu giãi trí Vỉnh Phú kế bên sát phạt đỏ đen, tôi và đám nạn quá vui mừng, bu quanh mấy ông cầu thủ hoang hô tiễn đưa cầu thủ ra về, rồi rủ nhau ra bải cát Vỉnh Phú bên bờ sông Dinh vui chơi thỏa thích mãi đến tối mới về.

Tôi xin chân thành gởi tất cả tình thương aí mộ đến các cầu thủ của đội banh Ninh Hòa năm xưa. Gồm có Ông Àn, Chú Chín Cu, Chú Hai Cát, anh Ba Tuông, anh Ba Quón, anh Trúc Thọ, anh Mành, anh Bảy thợ may, anh Mười Sang, anh Ba Bữu, anh Năm Hà, anh Bảy Nghi, chú Năm Tịnh, anh Hòa và anh Mỹ Xóm Rượu. Thành thật cáo lổi người Thủ Môn và một vài người trong đội banh Ninh Hòa năm xưa tôi không nhớ tên.

Kỷ niệm hành hương Miến Điện tháng 3 năm 2013  với các em - Hào, Mai, Ngọc Diệp và Ngọc Chi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.