Hôm nay,  

Cách Mạng Dân Chủ: thành công và thất bại - Phần 4

03/10/201614:09:00(Xem: 3659)

Cách Mạng Dân Chủ: thành công và thất bại - Phần 4

Đoàn Hưng Quốc


Phần 3 của loạt bài này đã tóm tắt về tiến trình dân chủ ở nhiều quốc gia trong vòng 20 năm gần đây. Phần 4 sẽ so sánh xem mô hình nào trong số đó có thể xảy đến tại Việt Nam kèm theo những thuận lợi và khó khăn như thế nào.

Giả định một trong hai biến cố có thể phát sinh: tiến trình chuyển đổi ôn hòa và trật tự tương tự Miến Điến 2010, hoặc quần chúng nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền như ở Ai Cập 2011 và Ukraine 2004.

Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy tiến trình dân chủ hoá sẽ tuần tự diễn tiến tại Việt Nam lý do vì thành phần lãnh đạo trong đảng cầm quyền không chấp nhận đổi mới chính trị, khác với Tổng thống Then Sein trước đây ở Miến Điện. Về phần phong trào tranh đấu cũng chưa hội tụ được một khuông mặt đại diện có tầm vóc như bà Aung San Suu Kyi. Một khác biệt quan trọng nửa là giới quân phiệt Miến Điện muốn thoát ra khỏi lệ thuộc Bắc Kinh điển hình với quyết định đơn phương đình chỉ dự án xây đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc đề xướng vào năm 2011; trong khi đó tại Việt Nam đảng cầm quyền không hề có ý định thoát Trung trái lại còn trông nhờ vào Bắc Kinh để duy trì độc quyền chính trị và lợi ích kinh tế.

 

Trường hợp thứ nhì xảy ra khi quần chúng nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền như tại Ai Cập 2011 hay Ukraine 2004. Không ai biết được điều này có sẽ xảy đến hay không hoặc vào lúc nào, nhưng dấu hiệu cho thấy ý thức cùng nổi bất mãn trong quần chúng ngày càng tăng nên có thể trở thành mồi lửa châm thùng thuốc nổ vào một thời điểm bất ngờ. Cho nên bài viết này chỉ nhằm tìm hiểu kinh nghiệm quá khứ chớ không phải tiên đoán cho tương lai.

Cả hai cuộc cách mạng ở Ai Cập 2011 và Ukraine 2004 đều không thành công. Riêng Ai Cập mang đậm nét văn hóa Hồi Giáo đặc thù nên người viết thiết nghĩ Ukraine là trường hợp gần giống nhất so với Việt Nam.

Việt Nam hiện giờ và Ukraine trước đây đều là hai quốc gia cộng sản. Phong trào quần chúng và xã hội dân sự chỉ manh nha nên đất nước chưa xây dựng được truyền thống và cơ chế sinh hoạt chính trị đối lập. Cả hai xứ lại nằm bên cạnh các láng giềng xấu vốn áp đảo về kinh tế – chính trị – quân sự kèm theo tham vọng bành trướng. Hơn thế các nhà cầm quyền Nga-Trung đều quyết tâm ngăn cản không cho thành hình một đất nước dân chủ giàu mạnh ngay sát biên giới họ. Ukraine còn có lợi thế phía Tây gần với các cường quốc Âu Châu so với Việt Nam bị cô lập từ bờ biển phía Đông sang biên giới phương Tây và Bắc.

Thử mường tượng một cuộc nổi dậy quần chúng làm thay đổi nhà cầm quyền cộng sản. Lực lượng tranh đấu không có truyền thống sinh hoạt đảng phái nên chia rẽ và thiếu khả năng lèo lái xã hội vốn đang bị phân hoá trầm trọng. Chính quyền dân cử lại phải thừa hưởng nền hành chánh, an ninh và quân đội thối nát vốn bị dân chúng căm ghét. Dư luận đòi hỏi phải có giải pháp tức thời đền bù cho những nổi uất hận tràn dâng như đất đai bị chiếm đoạt, môi trường bị hủy hoại cũng như vấn đề tù cải tạo, đánh tư sản năm 1975 và chiến dịch cải cách ruộng đất vào thập niên 50. Facebook từng là công cụ hữu hiệu nhằm vận động quần chúng chống nhà nước toàn trị nhưng cũng dễ trở thành kênh thông tin kích động luồng dư luận quá khích và cục bộ. Trung Quốc sẽ dùng mọi thủ đoạn để phá hoại nền kinh tế kể cả các biện pháp quân sự uy hiếp vùng biên giới hay chiếm đóng biển đảo. Mỹ-Nhật-Úc không hiện diện trực tiếp tại Việt Nam, họ chỉ can thiệp đủ để đất nước không rơi vào tay Hoa Lục và khiến Bắc Kinh sa lầy trong các mưu toan chính trị, còn việc đặt nền móng dân chủ phải hoàn toàn tùy thuộc nơi người Việt.

Diễn tiến nếu xảy ra như vậy rất giống như cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine 2004: lực lượng dân chủ thiếu đoàn kết tạo điều kiện cho các đại gia (oligarch) và tham nhũng hoành hành, tâm lý chia cách giữa hai miền Đông thân Nga và Tây thân Âu Châu ngày thêm sâu sắc. Nhà nước do dân bầu đánh mất niềm tin, cánh thân Mạc Tư Khoa thắng cử nhưng sau đó Tổng thống Yanukovich bị truất phế vào năm 2014. Chính trị không ổn định, kinh tế phụ thuộc vào Nga tạo cơ hội cho Tổng thống Putin chiếm mất bán đảo Crimea và chia cắt một phần đất nước. Tây phương chỉ giúp đỡ giới hạn như Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói thẳng thừng vào tháng 12/2015 rằng trách nhiệm tùy thuộc nước Ukraine đừng để đánh mất cơ hội cuối cùng này: “You got one last chance. Don’t screw it up”.

Cách mạng vẫn sẽ xảy đến khi nào quần chúng quyết định giọt nước tràn ly và đứng lên đòi thay đổi, nhưng tiến trình dân chủ có thành công hay không do khả năng lèo lái đất nước của thành phần tranh đấu. Nhiệm vụ của những nhà dân chủ, đoàn thể chính trị và xã hội dân sự là tìm học kinh nghiệm quá khứ để sửa soạn hành trang cho tương lai dù không biết được bao giờ là lúc khởi hành mà cũng không thể có phép mầu nào cho mọi vấn nạn do nhà cầm quyền toàn trị gây nên trong suốt 70 năm; trau dồi lòng khiêm tốn nhân nhượng để đoàn kết mà không đánh lỡ mất cơ hội lịch sử thêm một lần nửa.

Đ.H.Q.


Bài liên hệ:

Cách Mạng Dân Chủ: Thành Công Và Thất Bại (1)

https://vietbao.com/a258279/cach-mang-dan-chu-thanh-cong-va-that-bai-1-

Cách Mạng Dân Chủ: Thành Công Và Thất Bại (2)
https://vietbao.com/a258447/cach-mang-dan-chu-thanh-cong-va-that-bai-2-

Cách Mạng Dân Chủ: Thành Công Và Thất Bại (3)
https://vietbao.com/a258692/cach-mang-dan-chu-thanh-cong-va-that-bai-phan-3



.

.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.