Hôm nay,  

Bằng Hữu Trong Thơ Lê Quốc Quân

26/06/201500:00:00(Xem: 5481)

Đọc những câu thơ của Ls Lê Quốc Quân viết tặng người bạn tù Nguyễn Xuân Nghĩa người ta sẽ cảm nhận một nỗi ấm áp lạ lùng dù khung cảnh của bài thơ là một buổi chiều mưa lạnh, với hai con người tù tội, giữa cái âm u của núi rừng và những hàng rào kẽm gai. Tôi chạnh nhớ đến câu nói của nhà văn Mỹ nổi tiếng Hellen Keller “cùng bước với một người bạn trong bóng tối, tốt hơn là bước một mình trong ánh sáng”. Hellen Keller là một phụ nữ khuyết tật từ tấm bé: mù, câm và điếc! Câu trên bà đã nói về Anne Sullivan, một người thầy và cũng là bạn đồng hành trong cái thế giới toàn bóng đêm của bà.

Tình bằng hữu ấy khiến người ta liên tưởng đến Ls Lê Quốc Quân, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và của nhiều người khác nữa… Nhịp chân đó hẳn là nhịp bước gian nan của hai người đồng đội trong cái bóng tối mênh mông đầy bất trắc của tổ quốc mình.

Chiều mưa...
Lọt giữa núi rừng hiu quạnh
Âm u hàng rào kẽm gai
Tôi ngồi bên người bạn hiền tranh đấu
.
Bàn về nhân sinh thế thái u hoài
Về con người và sức sống tương lai
Trên ghế nhựa là John Stuart Mill
“On liberty” gió thổi lật từng tờ
Trong tường cao lao mộ
Chúng tôi “bàn về tự do”
(Chiều Mưa Bàn Về Thế Sự)

Hôm xưa đọc trên blog của Ls Lê Quốc Quân thấy anh viết: “Hôm nay 27 tháng 11 ngày xử LS Đài và LS Công Nhân bị đem ra xét xử phúc thẩm, Hôm nay lại có 3 người bạn là LS từ Sài gòn ra bào chữa nên cố đi xem, một phiên tòa được nói là công khai.

Và rồi bị đánh, bị bóp cổ, bị đập đầu vào thành xe, bị nhốt một ngày trong đồn. Mình bị đánh vì chỉ mong một điều: Được đứng yên lặng trên vỉa hè. Nơi đó đã cách xa tòa án khoảng 200m. Mình cảm nhận rất rõ bạo lực cách mạng và chuyên chính vô sản được thể hiện đối với đồng bào. Mình thực sự ngạc nhiên về sự thô bạo và "rừng rú" của các công cụ cách mạng. Khi gần ngất đi vì nghẹt thở bởi một bàn tay thô bạo và chuyên nghiệp bóp cổ, chợt hiểu ra nhiều điều.”

Hôm nay đọc một bản tin trên báo Lao Động thấy 4 tàu Trung Quốc rượt đuổi, vây hãm, cướp bóc tang thương một tàu đánh cá Việt Nam; bỗng dưng chợt hiểu ra những điều anh hiểu và thấm thía những câu thơ anh viết từ Hoả Lò:

Đọc vội ngay trên báo Nhân Dân của Đảng đủ làm dậy sóng lòng tôi.
Đêm nay!
Sóng biển đông uất ức vỗ vào nghềnh đá
Tha thiết gọi tên anh tên tôi.
Đêm nay!
Có đôi tay bất lực ghì vào song sắt
Da diết gọi Hoàng Sa-Trường Sa
Âm vang mãi của sóng giọng của người tù
Rơi vào khoảng không vô vọng!
Lũ giặc cướp tung hoành trên biển đông
Chúng lập tam sa xây nhà tù trên đảo.
Bắn giết hải quân cầm tù ngư phủ
Chúng cắt thông tin xua bình minh trên biển
Xô đổ cả hoàng hôn duyên hải
Đem đêm tối kinh hồn cho vợ con xóm nhỏ…
(Hoả Lò vọng sóng biển đông)

Nước mắt của những người mẹ, người vợ ngư dân lại đổ trên bến Tịnh Kỳ, Sa Kỳ… Chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày trong tháng sáu, đã có 3 tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị lực lượng hải giám Trung Quốc ngăn cản, tấn công, cướp bóc tài sản khi đang đánh bắt hợp pháp tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam. Kết quả đưa đến là một ngư dân bị thiệt mạng và một số ngư dân khác bị trọng thương.

Nghĩ đến cảnh những con tàu của ngư dân nghèo VN hối hả chạy trốn, cảnh rượt đuổi, bao vây của tàu hải giám Trung Quốc, rồi cảnh những ngư dân bị vòi rồng xịt văng lên không trung; nỗi đau thương làm người ta nghẹt thở, làm chùng cả không gian!

Hãy nghe lời kể của ngư dân Nguyễn Văn Tiến về hành động ức hiếp của những tên cướp được mệnh danh bằng tình hữu nghị thắm thiết này: “Họ dồn toàn bộ ngư dân trên tàu cá lên trước mũi tàu, rồi dùng áo trùm đầu tất cả. Được một lúc, họ yêu cầu chúng tôi cởi bỏ áo trùm đầu và mở nắp hầm tàu, đưa cá lên boong rồi chuyển sang chiếc tàu chiến đang cập sát hông. Đến khoảng 19h cùng ngày, họ lấy hết sạch gần 7 tấn tôm, cá... đánh bắt được chứa ở 2/4 hầm; 5 phuy dầu, 2 máy quét, 2 máy dò... và chặt phá hỏng nhiều dụng cụ trên tàu rồi bỏ đi”


Trung Quốc đã bắt đầu tấn công các tàu ngư dân VN từ năm 2005, những ngư dân của hai xã Hoằng Trường và Hoà Lộc là những nạn nhân đầu tiên. Từ ấy đến nay ròng rã suốt 10 năm trường, chưa thấy lãnh đạo CS có biện pháp nào để bảo vệ ngư dân. Những con tàu vẫn tiếp tục ra khơi, tiếp tục làm mồi ngon cho giặc dữ. Lẫn trong tiếng sóng biển là tiếng than khóc của người mẹ, người vợ làng chài, là hình ảnh cam chịu của những ngư dân tay không “bám biển”.

Đêm đêm có đôi tay bất lực ghì vào song sắt, và sóng cứ âm vang mãi giọng nói của người tù trên những vần thơ gởi ra từ Hoả Lò: Anh có nghe tiếng tổ quốc tha thiết gọi tên anh tên tôi? biển đảo ta đây bao đời cha ông gìn giữ! Ai để cho chúng ngang nhiên, cướp con cá biển trong bữa cơm chiều con trẻ Việt? Ai lấy tình môi-răng, căng mình giữ ghế, tham quyền cố vị, mặc cho giặc ngoại xâm vơ vét tài nguyên, bỏ đói cả tương lai dân tộc?

Mà anh ơi, mà chị ơi, đâu chỉ riêng có biển đông!
Ôi! Tây nguyên, Biên giới, Cà mau, Thanh hóa
Vũng áng, Thái bình nhan nhản dấu chân Tàu
Hoa quả, gia cầm đồ dùng thức uống
Văn hóa phi trường, tràn ngập tiếng Hoa.
Quê hương tôi đã mất thật rồi ư?
Không?
Sóng đã nổi từ trong ngục tối
(Hoả Lò vọng sóng biển đông)

Và gió và mưa cứ tạt rát mặt người. Bạn hiền ơi! chúng ta tin đường đi là đúng. Bước chân này đã khởi đi từ những ngày lập quốc, biết bao nhiêu thăng trầm sóng gió; từ thuở cùng nhau thích trên cánh tay hai chữ Sát Thát cho đến lúc mắt nhoà lệ khi sát quyết một lời thề ở Lũng Nhai.

Chúng tôi tin đường đi là đúng
Mà gió mưa cứ rát mặt người
Như hàng hiên bắt đầu thấm nước.
Buốt lòng ai- hai khóe mắt rưng rưng.
(Chiều Mưa Bàn Về Thế Sự)

Trong cái thế giới xám ngắt, lạnh lẽo của tù ngục ấy; lạ kỳ thay đã nảy sinh những mối ân tình người ta dành cho nhau dù chưa hề quen biết. Điếu Cày Nguyễn Văn Hải kể rằng khi hay tin Ts Nguyễn Quốc Quân bị giam chỉ cách anh hai phòng. Vì vội vã chuyển đồ ăn cho người tù “mồ côi” về từ hải ngoại, anh đã cố len vào giữa tường giam và bể nước trong phòng khiến một nửa lưng và vai bị trầy xướt rướm máu; đến nỗi quản giáo phải viết biên bản bắt anh ký xác nhận rằng vết thương không phải do họ gây ra. Khi Paulus Lê Sơn bị quản giáo trại giam Nam Hà đánh gãy chân, TNLT Vi Đức Hồi đã phản ứng mạnh mẽ đến nỗi ông bị kỷ luật và bị biệt giam. Khi người bạn tù Nguyễn Văn Hải tuyệt thực, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã lợi dụng lúc được thăm nuôi để chuyển tin ra ngoài, dù biết rất nguy hiểm khi phải nói ngay trước mặt quản giáo. Ông bị kỷ luật, bị cắt thăm nuôi và bị biệt giam…

Trong kiếp nhân sinh ngắn ngủi này và đặc biệt trong hoàn cảnh gian nan của đất nước, tình đồng đội đẹp và đáng quý nhất! Nó như một vòng tay ôm làm tim mình ấm áp làm tâm hồn mình mạnh mẽ. Đọc thơ Lê Quốc Quân, tôi tin chúng ta ai cũng cảm nhận được sự cần thiết của một bờ vai đồng đội, nó tựa như cái quàng vai của hai người bạn tù trong những tháng ngày đơn độc nhất.

Gió vẫn thổi
Nối dài chiều tháng tám.
Man mác lạnh
Chợt sợ mình
Một ngày nguội lạnh với non sông
Bỗng cùng nhau xích lại
Hơi ấm nào như của tổ tông…
(Chiều Mưa Bàn Về Thế Sự)

Người tù trẻ tuổi và chí khí Lê Quốc Quân sẽ được trả tự do vào ngày 27/6 này. Tôi chợt nhớ cái dáng anh đứng ngày nào bên lề đường Hoàng Diệu say sưa hát quốc ca và câu nhắn anh gởi ra từ Hoả Lò:

"Tôi sẵn sàng ngồi tù cho đến chết nếu điều đó là tốt đẹp hơn cho Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam anh hùng”.
Anh Quân ơi! Xin được đón anh về trong vòng tay bè bạn.
Bạn hiền ơi!
Chúng ta đi cho “Quốc gia khởi nghiệp”
Dầu bao la chiều mưa gió ngược.
Chặng đường dài chông gai trước mắt.
Chúng tôi đi trong mưa.



Và xin được mượn bốn câu thơ cuối để nhịp bước cùng anh: “Đôi chân trần hối hả / Gió vẫn thổi và đêm còn dài / Nhưng không bước, dặm đường sao ngắn lại / Ta đi là ánh sáng ban mai. (Chiều Mưa Bàn Về Thế Sự)”

Ý kiến bạn đọc
27/06/201514:20:28
Khách
Hình như có một chút lóng lánh màu nước mắt trong tôi khi đọc bài của bạn. Tôi thấy thương VN mình quá đổi. Cám ơn bài viết của bạn
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.