Hôm nay,  

Trung Cộng khước từ yêu cầu của Hoa Kỳ ngưng xây dựng đảo ở Biển Đông

01/03/201500:01:00(Xem: 4341)

CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG

Bản tin số 59— Ngày 28 tháng 02 năm 2015 

Trung Cộng khước từ yêu cầu của Hoa Kỳ ngưng xây dựng đảo ở Biển Đông

Tác giả: Bill Gertz

Người dịch: Trần Văn Minh

28-2-2015

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các công trình xây dựng quân sự được mở rộng dưới thời Tập Cận Bình.

blank


​Trung Cộng bác bỏ lời kêu gọi của chính quyền Obama hồi đầu tháng này ngưng các công trình xây dựng "gây mất ổn định" trên các đảo nhỏ tranh chấp ở Biển Đông, theo các viên chức Mỹ.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel đã thúc giục các quan chức Trung Cộng ngưng các công trình đang được gấp rút mở rộng nhiều năm qua tại quần đảo Trường Sa tranh chấp trong chuyến thăm Bắc Kinh.

Theo các viên chức hiểu biết về cuộc đàm phán, lời kêu gọi của ông Russel đã bị từ chối trong cuộc họp ngày 10 tháng hai với Zheng Zeguang, trợ lý ngoại trưởng Trung Cộng, người nói rằng việc xây dựng đang diễn ra trong khu vực chủ quyền của Trung Cộng.

Sự từ chối yêu cầu của ông Russel, nhà hoạch định chính sách trọng yếu của chính quyền Hoa Kỳ về Châu Á Thái Bình Dương, đã phản ảnh nhận xét của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Cộng, Đại tá Yang Yujun, người đã nói với các phóng viên ngày 29 tháng 1: "Việc xây dựng và bảo quản cơ sở hạ tầng trên các rạn san hô và đảo ở Biển Đông là hợp pháp và thực hiện theo quy định của luật pháp. Các nước khác không có quyền chỉ trích các hoạt động xây dựng đó".

Trung Cộng đang tuyên bố chủ quyền trên hơn 90 phần trăm Biển Đông là lãnh thổ của họ và đã từng xung đột với các bên tranh chấp đảo khác, trong đó có Philippines và Việt Nam.

Tuy không thể tìm được ông Russel để hỏi ý kiến, nhưng ông ta đã nói với tờ Wall Street Journal rằng Hoa Kỳ muốn Trung Cộng phải ngừng xây dựng đảo.

"Hành động này gây bất ổn và mâu thuẫn với các cam kết mà Trung Cộng đã ký" với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ông Russel nói.

Trung Cộng đã đồng ý với một thỏa thuận của ASEAN gần đây không có các hành động khiêu khích trên biển.

Ông Russel cho biết công việc lấn biển quy mô lớn trong thời gian từ 2 tới 3 năm qua "lớn hơn nhiều lần so với bất cứ và tất cả mọi thứ mà các bên tranh chấp khác đã làm".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng, Hoa Xuân Oánh, cũng nói với các phóng viên tại Bắc Kinh ngày 19 tháng 2 rằng "các nước thứ ba nên nói ít hơn và ngưng gây rối". Bà đáp lại phát biểu của ông Russel ở Manila bày tỏ quan ngại về các hoạt động của Trung Cộng trong khu vực.

Các hình ảnh vệ tinh về việc xây dựng tiết lộ một sự gia tăng đáng kể các hoạt động, bao gồm các hình ảnh mới cho thấy một hòn đảo nhân tạo rộng 15,5 mẫu Anh.

Hòn đảo này có hai cầu cảng, một nhà máy xi măng và một bãi đáp trực thăng trên đá Tư Nghĩa - nằm cách Philippines khoảng 210 dặm.

Các hình ảnh vệ tinh mới, được tuần báo Quốc phòng IHS Jane công bố, cho thấy công trình xây dựng hạ tầng tương tự như tại đá Gạc Ma và đá Ga Ven, cũng là địa điểm mà Trung Cộng đang thách thức các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia ở Biển Đông.

Các nhà phân tích an ninh cho rằng việc xây dựng đảo san hô là một phần trong kế hoạch của Trung Cộng nhằm mở rộng quyền kiểm soát đối với toàn bộ Biển Đông thông qua những gì mà Bắc Kinh gọi là "Đường chín đoạn", một ranh giới không rõ ràng bao trùm thủy lộ chiến lược này.

Dân biểu J. Randy Forbes (Cộng Hòa, Virgina), Chủ tịch tiểu ban Quân vụ và chuyên gia hàng đầu của quốc hội về Trung Cộng, tuyên bố Ngũ Giác Đài nên xem xét lại chương trình giao lưu tích cực của mình với quân đội Trung Cộng vì kết quả của các hoạt động ở Biển Đông.

"Xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông để hỗ trợ yêu sách lãnh thổ của họ chỉ đơn giản là tiếp tục tính bất chấp như thường lệ của Trung Cộng đối với các chuẩn mực quốc tế và từ chối giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách có trách nhiệm", ông Forbes cho biết.

"Tôi tin rằng bắt buộc Bộ Quốc phòng [Mỹ] phải đánh giá kế hoạch của mình về tương lai trao đổi quân sự với Bắc Kinh trong bối cảnh các hành vi khiêu khích của Trung Cộng trong khu vực", Ông Forbes nói thêm. "Nếu không muốn tưởng thưởng cho hành vi gây mất ổn định với sự giao lưu quân sự tiếp tục của Mỹ".

Mặc dù sự hung hăng của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ trong những tháng vừa qua, Ngũ Giác Đài vẫn không giảm bớt trao đổi quân sự với Quân đội Giải phóng Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Lực lượng hải quân Trung Cộng đã được mời tham gia cuộc tập trận hải quân quốc tế quy mô lớn do Mỹ lãnh đạo vào năm ngoái gọi là RIMPAC, và ngoài việc gửi lực lượng hải quân, Trung Cộng phái một tàu do thám để thu thập thông tin tình báo về các chiến thuật chiến tranh.

Các cuộc tập trận quân sự khác gần đây của Ngũ Giác Đài với Trung Cộng bao gồm cuộc "trao đổi quản lý thiên tai" do quân đội dẫn đầu trên đảo Hải Nam vào cuối tháng một; và sự tham gia của Trung Cộng trong cuộc tập trận quân sự ở Thái Lan gọi là Hổ Mang Vàng tháng ba vừa qua.

"Tại sao Bộ Quốc phòng [Mỹ] tăng cường tập trận với Trung Cộng, khi Bộ Ngoại giao yêu cầu Trung Cộng ngưng xây dựng tại Biển Đông?" một viên chức quốc phòng hỏi.

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Trung tá Jeff Pool cho biết, "Chúng tôi chưa có thông báo về những thay đổi trong chiến lược giao lưu quân đội với Trung Cộng vào thời điểm này".

Sự kiến tạo của Trung Cộng ở Biển Đông đã báo động một số viên chức Ngũ Giác đài, lo ngại rằng đây là một phần của chiến lược có tính toán để giành quyền kiểm soát vùng nước đó, được dùng như một tuyến đường vận chuyển chính cho dầu mỏ và nhiều hàng hóa khác.

Sự kiến tạo đã diễn ra trong suốt nhiều năm qua dưới lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình của Trung Cộng, người đã hứa sẽ phát triển một mô hình mới trong quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ.

"Các nhà lãnh đạo Trung Cộng có thể được thuyết phục để ngừng công cuộc xây dựng này nếu Quốc hội Mỹ và tổng thống gây áp lực lên Bắc Kinh", Michael Pillsbury, một nhà tư vấn cho Ngũ Giác Đài và chuyên gia về Trung Cộng, cho biết. "Cái gọi là ‘những người bạn của Trung Cộng’ có xu hướng cản trở hành động như vậy".

Pillsbury, giám đốc Trung tâm về Chiến lược Trung Cộng tại Viện Hudson, là tác giả của một cuốn sách mới, The Hundred-year Marathon [tạm dịch: Cuộc chạy đua đường trường một trăm năm], trong đó tiết lộ một chương trình chiến lược thành công của Trung Cộng kể từ thập niên 1970 để đạt được các nguồn tài nguyên, bao gồm Biển Đông, như là một phần trong kế hoạch dài hạn được Mao Trạch Đông khởi xướng để giúp Trung Cộng vượt qua Mỹ và kết thúc sự bá chủ toàn cầu của Hoa Kỳ.

John Tkacik, một cựu viên chức Bộ Ngoại giao cho biết, động lực để kiểm soát Biển Đông của Trung Cộng từng là mục tiêu lâu dài của lãnh đạo Trung Cộng kể từ khi chế độ Cộng sản được thành lập. Trung Cộng bắt đầu xâm lược và chiếm đoạt các hòn đảo ở Biển Đông vào năm 1974 và tiếp tục đến ngày nay.

"Trong 15 năm qua, Trung Cộng đã bắt tay vào chiến lược mới này trong việc xây dựng ở quy mô lớn trên những mảnh đất ngập nước, và bây giờ đang ở trong tư thế thực thi các đòi hỏi chủ quyền của họ, không chỉ đối với các đảo nhỏ nhưng với toàn bộ hàng triệu dặm vuông của Biển Đông", Tkacik nói.

"Rõ ràng, Bắc Kinh có ý định chiếm giữ và dân cư hóa các tiền đồn mới với mục đích thiết lập sự kiểm soát hàng hải, không những đối với các đảo và nguồn thủy sản và tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển, mà còn trên vấn đề vận chuyển hàng hải và hàng không quốc tế", ông nói.

Việc xây dựng có vẻ như một phần của một chiến lược được hoạch định kỹ lưỡng để có thể dẫn đến việc "tất cả chuyển vận quốc tế trong không gian hàng hải và hàng không của Biển Đông sẽ chẳng bao lâu được đặt dưới quyền tài phán của Bắc Kinh", ông tiếp tục.

"Biển Đông là đường biển vây bọc quan trọng nhất trên trái đất bởi vì gần như một phần ba của tất cả vận chuyển toàn cầu đi qua đó mỗi năm", Tkacik, hiện nay là một thành viên kỳ cựu tại Trung tâm Chiến lược và Thẩm định Quốc tế, nói.

Thứ trưởng Ngoại giao Tony Blinken không đề cập đến sự chối bỏ của Trung Cộng trong một bài phát biểu tại Tokyo sau chuyến thăm Bắc Kinh của ông. Thay vào đó, ông cho biết sự hợp tác Mỹ-Trung "đang phát triển sâu hơn và rộng hơn".

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng "chúng tôi giữ vững lập trường của chúng tôi về an ninh hàng hải".

"Thương mại tự do đòi hỏi phải có hải lộ tự do cho tàu qua lại", ông nói. "Điều này đòi hỏi rằng nhu cầu buôn bán phải được ưu tiên hơn các tranh cãi về các tảng đá và bãi cát ngầm".

"Vấn đề đích thực tại trung tâm các cuộc xung đột này là người nào kiểm soát quyền tiếp cận nguồn năng lượng dồi dào của Á Châu", Blinken nói. "Khu vực này phụ thuộc, như mọi người biết, vào sự tiếp cận bền vững, giá rẻ và đáng tin cậy đối với nguồn cung ứng năng lượng đa dạng, mà từ đó phải dựa vào việc vận chuyển dầu và khí đốt an toàn và đáng tin cậy qua các hải lộ. Gần một phần ba lượng dầu thô và hơn một nửa khí đốt hóa lỏng toàn cầu đi qua Biển Đông, làm cho nó trở thành một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất thế giới".

Nguồn: The Washington Free Beacon (26/2/2015)

Chống Tàu Diệt Việt Cộng


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.