Hôm nay,  

Học Giả, Dịch Giả Olgar Dror Viết Về Nhã Ca & ‘Giải Khăn Sô Cho Huế’ (Kỳ 3)

06/02/201520:16:00(Xem: 11187)

Nguyên tác Anh ngữ: Olga Dror
Bản dịch Việt ngữ: Huỳnh Kim Quang

image002Như toàn văn lịch sinh hoạt tại Berleley đã phổ biến, Thứ Tư 25 tháng Hai 2015, nhằm ngày mùng bảy Tết Ất Mùi, sách “Mourning Headband for Huế” --từ nguyên tác tiếng Việt “Giải Khăn Sô Cho Huế” của Nhã Ca -- chính thức thành đề tài thảo luận tại Đại Học Berkeley, với hai diễn giả chính là Nhã Ca, người viết, và Olga Dror, người dịch.
February 2015
Mourning Headband for Hue
Reading - Literary | February 25 | 4-6 p.m. | 180 Doe Library
Featured Speaker: Nha Ca, writer
Speaker: Olga Dror, Associate Professor of History, Texas A & M University
Sponsor: Center for Southeast Asia Studies
This book event will highlight the new English-language translation of prominent Vietnamese writer Nha Ca's memoir Giai khan so co Hue, which was first published in 1969 as an eyewitness chronicle of the suffering of Vietnamese civilians caught in the city of Hue during the 1968 Tet offensive.
This event will include remarks on the translation by Prof. Olga Dror, the book's translator [in English], and commentary about the book itself by Nha Ca [in Vietnamese, with English language translation provided]
Nha Ca was born in Hue, Vietnam in 1939, but moved to Saigon after her marriage where she established a literary career. After the fall of South Vietnam in 1975, Nha Ca was incarcerated by the new national government. She was allowed to emigrate to the West with her family in 1989 and now lives in southern California.
Olga Dror was born in the Soviet Union and received an M.A. in Oriental Studies from Leningrad State University in 1987. She emigrated to Israel in 1989, and later moved to the U.S. to study Vietnamese history at Cornell University. She received her Ph.D. from Cornell in 2003, and has been a member of Texas A&M's faculty since 2004. Event Contact: cseas@berkeley.edu, 510-642-3609; 322 Wheeler Hall. Berkeley CA 94720 :: 510.642.3467 UC Berkeley.
Tuy giỏi nhiều ngôn ngữ và từng trực tiếp dịch bút ký truyền giáo ở Việt Nam của Linh Mục Adriano di Santa Thecla từ tiếng La Tinh, hay bút ký chạy loạn Huế Mậu Thân của Nhã Ca từ Việt ngữ sang Anh ngữ, công việc chính của Olga Dror là nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Việt Nam tại Texas A&M University. Đó là lý do trong ấn bản Mourning Headband for Hue, ngoài phần dịch thuật, Olga Dror còn có thêm “Translator’s Introduction”, (Giới Thiệu của Dịch Giả) bổ cứu công phu, phân tích tỉ mỉ các quan điểm về Chiến Tranh Việt Nam và trận chiến Huế. Sau đây là bản dịch bài viết công phu của bà về “Giải Khăn Sô cho Huế” và tác giả Nhã Ca.


image007II. Huế và nơi chốn trận Tổng Công Kích Tết 1968

Tôi lớn lên bên này sông Hương
Con sông chẻ đời ra những vùng thương nhớ
Cây trái Kim Long, sắt thép cầu Bạch Hổ
Cửa từ bi vồn vã bước chân sông
Mặt nước xanh trong suốt tuổi thơ hồng
Tháp cổ chuông xưa sông hiền sóng mọn
(Nhã Ca, “Tiếng Chuông Thiên Mụ”)

Thành phố Huế thơ mộng nằm ở miền Trung nước Việt, cách Hà Nội về phía bắc khoảng sáu trăm bốn mươi bốn kílômét và cách Sài Gòn (nay là Thành Phố HCM) ở phía nam khoảng một ngàn một trăm hai mươi sáu kílômét. Sông Hương chảy qua thành phố.
Qua nhiều thế kỷ Việt Nam bị chia cắt giữa hai dòng họ cai trị: chúa Trịnh cai trị miền bắc đóng đô ở Hà Nội, và từ thế kỷ thứ 17 chúa Nguyễn cai trị miền nam đóng đô ở Huế. Năm 1802, một trong những hậu duệ của chúa Nguyễn đã thống nhất toàn lãnh thổ Việt Nam, và đặt kinh đô tại Huế. Thành phố này trở thành vương thổ với những lăng tẩm, cung điện, lầu đài. Những kiến trúc này đều tập trung bên bờ phía bắc của sông Hương trong một phần của thành phố gọi là Thành Nội, được bao bọc bởi những bức tường bảo vệ.
Vào năm 1968 có khoảng từ 120,000 tới 140,000 người sống tại Huế, và hầu hết cư ngụ trong Thành Nội. Cũng có những khu cư dân nhỏ hơn ở phía nam của sông Hương. Vùng Phi Quân Sự (DMZ) mà trong cuộc phân chia Việt Nam làm hai miền nam bắc vào năm 1954 đã được thiết đặt cách Huế về phía bắc bảy mươi hai kílômét.
Bởi vì di sản vương triều của nó, Huế trở thành biểu tượng của giáo dục, văn hóa, và truyền thống. Một trong những trường học nổi tiếng nhất của Việt Nam thời thuộc địa [Pháp], là trường Pháp-Việt có tên Quốc Học (Trường Quốc Gia), được thành lập vào năm 1896. Trong số những người sáng lập [ngôi trường này] là Ngô Đình Khả, cha của vị tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam), tức Ngô Đình Diệm, nhiếp chính từ năm 1955 tới 1963, và Pierre Martin Ngô Đình Thục, tổng giám mục Công Giáo La Mã của Huế từ năm 1960 tới 1963.(23)
Ngô Đình Diệm học tại trường đó [Quốc Học] cùng với nhiều khuôn mặt Việt Nam nổi tiếng, gồm địch thủ của Ngô Đình Diệm là Hồ Chí Minh, được biết vào thời học ở đó với tên Nguyễn Tất Thành, và Đại Tường Võ Nguyên Giáp, cả hai sau này đều là những lãnh đạo của Bắc Việt. Nhiều nhà thơ, nhà văn, và khoa học gia nổi tiếng mà sau này đã tham gia vào nhiều bên khác nhau của cuộc chiến tranh Việt Nam cũng nhận được sự giáo dục từ Trường Quốc Học này.
Huế cũng là thành trì Phật Giáo của cả nước. Theo lịch sử, những người Phật Giáo thường ở vị thế phòng vệ. Trước khi Pháp đô hộ Việt Nam vào hậu bán thế kỷ thứ mười chín, những nhà Phật Giáo chống đỡ với sự thắng thế của Khổng Giáo, một đạo giáo đã trở thành căn bản xã hội-triết lý chính thức của xã hội Việt Nam. Sau khi Pháp xâm chiếm, họ [các nhà Phật Giáo] chống lại Cơ Đốc Giáo và chủ nghĩa thực dân Pháp. Khuynh hướng chống đối nhà cầm quyền này tiếp tục sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam. Các nhà Phật Giáo ở Huế trở thành nền tảng kiên định của việc chống lại các chính thể cai trị tại Sài Gòn. Sự đứng dậy của những nhà Phật Giáo Huế tại Miền Nam Việt Nam gồm cuộc vận động năm 1963 chống lại vị tổng thống Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm. Các bức hình tự thiêu của một trong những vị tăng sĩ Phật Giáo, gốc Huế, gây sốc toàn thế giới và mang mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ngô Đình Diệm tới chỗ đổ vỡ.
Cuộc vận động của Phật Giáo không chấm dứt sau vụ ám sát ông Ngô Đình Diệm trong thời gian quân đội đảo chánh vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Các nhà Phật Giáo, với sự tham gia của học sinh sinh viên, tiếp tục biểu tình chống các chính quyền được thành lập vào năm 1964 và 1965, và đặc biệt chống chính quyền được thành lập vào tháng 6 năm 1965 bởi một nhóm tướng lãnh quân đội, mà kết cuộc đã mang lại một sự ổn định nào đó cho tình hình chính trị tại Sài Gòn. Gần một năm, chính trị tại Miền Nam bị chi phối bởi sự kết hợp tay ba giữa tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và tướng lục quân Nguyễn Văn Thiệu, một người Công Giáo, cả hai đều lập cứ điểm tại Sài Gòn, và tướng lục quân Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh Quân Đoàn I chịu trách nhiệm khu vực gồm các thành phố Huế và Đà Nẵng, là những thành phố lớn thứ 2 và thứ 3 tại Nam Việt Nam. Vào năm 1965, các tăng sĩ Phật Giáo cùng với sinh viên học sinh thành lập Ủy Ban Đấu Tranh Quân Dân, được biết như là Phong Trào Đấu Tranh, tại Huế. Sự căng thẳng leo thang xa hơn và lên đến cao điểm vào năm 1966 khi Nguyễn Cao Kỳ bãi chức đối thủ của ông là Nguyễn Chánh Thi, vị tướng được lòng dân trong quân đội tại phía bắc của Nam Việt Nam. Phong Trào Đấu Tranh lên cao vào mùa xuân năm 1966. Cuộc nổi dậy đã bị đàn áp bởi chính quyền với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Nhiều người ủng hộ cuộc đấu tranh và các thành viên của phong trào đã trốn lên rừng và gia nhập lực lượng Cộng Sản ở đó. Vào thời gian Trận Tấn Công Tết vào mùa xuân năm 1968, những nguời này trở lại và đóng vai trò quan trọng trong các biến cố của Trận Chiến tại Huế.



Hue bi tan phaAMột cảnh tàn phá tại Huế Tết Mậu Thân. 


Trận Tấn Công Tết được bắt đầu vào ngày 30 tháng 1 năm 1968, thời gian quan trọng nhất của những ngày lễ của Việt Nam -- Tết Âm Lịch, thường được gọi là Tết Việt Nam. Đối với người Việt, cuộc tấn công này được biết với tên gọi Tết Mậu Thân, đặc biệt chỉ cho Năm Mới 1968. Đó là một phần của chiến dịch đông-xuân năm 1967-68 của Cộng Sản. Từ bỏ chiến thuật du kích thông thường được áp dụng bởi Cộng Sản trước đó, chiến dịch này sử dụng chiến tranh quy ước, chủ yếu tấn công vào các vùng đô thị lớn gần biên giới phía bắc và phía tây của Miền Nam Việt Nam. Lực lượng quân sự tấn công chính trong chiến dịch này là các đơn vị bộ đội chính quy Bắc Việt.(24)
Trận Tấn Công Tết là giai đoạn hai của chiến dịch đông-xuân. Lúc này, lực lượng Cộng Sản, được biết như là Quân Giải Phóng, gồm các thành viên từ Miền Nam thuộc Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc (NLF) và cánh quân sự của họ, Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (PLAF), được biết tại Miền Nam như là Việt Cộng hay Cộng Sản Việt Nam, cũng như các đơn vị của Bộ Đội Bắc Việt (Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, PAVN). Trong thời gian Trận Tấn Công Tết, Cộng Sản thi hành chiến lược hoàn toàn khác với chiến lược đã dùng trong chiến dịch mùa đông. Họ sử dụng cả du kích chiến và tấn công chớp nhoáng các thành phố, các thị xã, và làng mạc trên khắp Miền Nam, gồm Sài Gòn và các trung tâm hành chính tỉnh lớn. Với chiến dịch tấn công quy mô, họ nhắm tới mục đích giành chiến thắng quân sự. Họ hy vọng rằng người dân Miền Nam sẽ ủng hộ họ và nổi dậy chống lại chính quyền Sài Gòn. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
Cộng Sản đã thiệt hại nặng nề vì quân đội của họ bị đánh tan tác. Tuy nhiên, ảnh hưởng chính trị của Trận Tấn Công Tết tại Hoa Kỳ đánh dấu một bước ngoặc của quan điểm công chúng chống lại chiến tranh, với người dân Mỹ gia tăng chống đối bất cứ sự liên lụy nào thêm nữa. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson tuyên bố quyềt định không tái tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống kế tiếp vào tháng 11. Trong vòng vài tháng, cuộc tấn công dẫn tới khởi đầu đàm phán giữa người Mỹ và Bắc Việt và đưa tới chấm dứt việc Mỹ ném bom Bắc Việt. Richard Nixon đã thay thế Johnson tại Phòng Bầu Dục và bắt đầu rút khỏi cuộc chiến.
Trận chiến Huế khởi đầu với cuộc tấn công của Cộng Sản trong giờ giao thừa ngày 30 tháng 1 năm 1968. Những người phòng thủ Huế -- phía chống lại Cộng Sản -- gồm Quân Đội Quốc Gia (ARVN hay Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) được hậu thuẫn bởi các đơn vị địa phương quân (Địa Phương Quân và Nhân Dân Tự Vệ) và bởi Thủy Quân Lục Chiến và Không Quân Hoa Kỳ.
Cuộc tấn công của Cộng Sản lúc ban đầu thì mạnh, có tổ chức, và thành công. Vào rạng sáng ngày 1 tháng 2, Cộng Sản đã kiểm soát toàn thành phố ngoại trừ các tổng hành dinh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và khu dinh thự của các cố vấn quân sự Mỹ. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Mỹ bắt đầu củng cố các vị trí của họ để đương đầu với những đợt tấn công của Cộng Sản.
Cộng Sản dựng lên phòng tuyến chính trong Thành, trung tâm của kinh đô. Cộng Sản cũng chiếm phía tây thành phố, trong khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ kiểm soát ba phía khác. Nỗ lực đầu tiên để chiếm lại Thành từ tay Cộng Sản bằng việc tin cậy vào hỏa lực đã thất bại, vì vậy trong tuần lễ thứ ba của tháng 2, Quân Đội Quốc Gia và Mỹ tiến vào Thành và giao chiến ác liệt với các trận cận chiến, chiếm từng khu phố, từng thước đất, từng nhà.
Ngày 24 tháng 2, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hạ cờ Cộng Sản được cắm trên Thành Huế gần bốn tuần lễ và dương cao lá cờ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 26 tháng 2 năm 1968, bộ đội Cộng Sản đã bị đánh bật ra khỏi Huế bởi Quân Đội Quốc Gia và Mỹ.
Trận chiến Huế là trận khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh thành thị tại Việt Nam. Cộng Sản tổn thất khoảng 5,000 người chỉ trong thành phố; Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tổn thất khoảng 400 người, và 216 người Mỹ bị giết chết trên chiến trường. Khoảng 80% thành phố Huế bị phá hủy, chủ yếu bởi hỏa lực và bom của Mỹ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.(25)
Quân Đội Bắc Việt (NVA) gánh trách nhiệm chính trong cuộc tấn công Huế. Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc (NLF) chịu trách nhiệm tổ chức những vùng được giải phóng, thực hiện các cuộc tuyên truyền, chia khẩu phần thức ăn, bắt thanh niên đi lao động và đánh giặc, và đối phó những người trong dân địa phương mà Mặt Trận xác định là kẻ thù của họ.
Cùng với lực lượng Cộng Sản, nhiều thành viên cũ của Phong Trào Đấu Tranh đã chết, những người đã rời bỏ Huế sau Phong Trào Phật Giáo thất bại vào năm 1966, trở lại thành phố. Quen thuộc với thành phố và dân cư ở đây, họ, như Giải Khăn Sô Cho Huế đã cho thấy, là lực lượng chính đứng đằng sau các vụ hành hình tại Huế. Không chỉ các viên chức chính quyền và quân đội bị thảm sát mà còn có những người dân vô tội, gồm phụ nữ và trẻ em, bị tra tấn hành hạ, giết chết, hay chôn sống.
(còn tiếp)

CHÚ THÍCH

- (23) Nguyễn Văn Minh, Dòng họ Ngô Đình: Ước mơ chưa đạt ( Hoàng Nguyên xuất bản, Garden Grove, CA, 2003), trang 12-13.
- (24) Đối với phân tích cùng thời nhiều tài liệu về phía người Việt trước và trong thời gian trận tấn công, xin xem Victoria Pohle, The Viet Cong in Saigon: Tactics and Objectives during the Tet Offensive [Việt Cộng tại Sài Gòn: Chiến Thuật và Mục Tiêu trong thời gian Trận Tấn Công Tết] (Santa Ana, CA: RAND, Office of the Assistant Secretary of Defense/ International Security Affairs and the Advanced Research Projects Agency, 1969). Có tác phẩm ít nghiên cứu và có tính cách chính trị hơn về trận tấn công giúp bù đắp từng khu vực tại Nam Việt Nam: Pham Van Son và Le Van Duong, xuất bản, The Viet Cong Tet Offensive [Trận Tấn Công Tết của Việt Cộng], 1968 (Saigon [?]: Print and Publications Center, A.G./Joint General Staff, RVNAF [1989?], nói về Trận Chiến Huế, gồm cuộc tàn sát, trang 248-96. Cũng xin xem Lien-Hang T. Nguyen, Hanoi’s War [Chiến Tranh của Hà Nội] (Nxb University of North Carolina Press, Chapel Hill, 2012), trang 87-109, đối với một phân tích về cuộc xung đột chính trị tại Hà Nội trước Trận Tấn Công Tết.
(25) Don Oberdorfer, Tet! The Story of a Battle and Its Historic Aftermath [Tết! Câu Chuyện về một Trận Chiến và Hậu Quả Lịch Sử Của Nó] (Doubleday, New York, 1971), trang 232.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.