Hôm nay,  

Cảnh trí tâm hồn Lê Phạm Lê trong “Gió thổi phương nào”

21/12/201400:52:00(Xem: 5409)

Cảnh trí tâm hồn Lê Phạm Lê trong “Gió thổi phương nào”

 

Lâm Hảo Dũng

 

 

Chúng tôi may mắn nhận được thi tập “Gió thổi phương nào” của nhà thơ Lê Phạm Lê gởi tặng. Nhà thơ vốn là một cựu giáo chức dạy môn Việt văn ngày trước, do đó đối với tác giả ,thơ dễ dàng thẩm nhập vào tâm hồn là một điều tất yếu.

 

Thi tập “Gió thổi phương nào” gồm có : Trên bước đường lưu lạc, Tình hoài hương, Quê hương thứ hai, Trở về quê cũ, Viết cho gia đình, Viết cho bạn bè.

Chúng tôi mời qúi bạn đọc đi vào thế giới thi ca của nhà thơ nữ Lê Phạm Lê qua từng trang sách một.

Tâm trạng khắc khoải của những hồn gìa lúc nào cũng theo dõi dấu chân di trú của đàn con, cuộc vượt thoát bằng thuyền qua những hải trình đầy nguy khốn, gian nan- sự canh chừng cuả những con mắt cáo, bảo tố, an tòan thuyền bè và nhất là nạn hải tặc đang mỗi ngày càng gieo kinh hoàng trên biển.

Chúng ta hãy nghe tác giả bàng hoàng thảng thốt:

“ Hung tin từ Úc đưa về

Rằng tàu cập bến chẳng hề thấy tôi”

( Gieo gió trang 15)

Hay xót xa tột cùng:

“ Mẹ cha vật vã gào la

Khóc con bỏ cuộc, đường xa hải hồ”

( Gieo gió trang 15)

Và tình mẹ bao la đã gây kích xúc cho tác giả viết nên những lời đầy cảm khái.

“ Quấn con ấm áp đông buồn

Tôi, dòng sông nhỏ xa nguồn, bơ vơ

( Món qùa trang 20)

Những ngày đầu tạm cư đầy trống vắng, hụt hẫng; tình thầy trò được tác giả ngợi ca qua những lời bình dị mộc mạc: “ Thưa cô ngủ tạm đêm đầu ,nhà em” ( Tình cờ trang 21) và niềm hy vọng lúc nào cũng rực sáng, thôi thúc tác giả phấn đấu vượt qua những trở ngại. Bidong chắc hẳn đã là một kỷ niệm đẹp buồn cho đời lưu vong tỵ nạn của tác giả? “ Cho niềm hy vọng một lần hồi sinh ( Tình cờ trang 22)

Một bài thơ không diễn tả về mẹ, nhưng đã hàm chứa bằng vạn lời . Trên bước đường tạm dung, không nỗi ưu tư nào hơn khi trẻ thơ đau ốm, cần được chửa trị. Và một quyết định rạch ròi từ khước không để con mình phải uống chung bầu sửa với các trẻ bệnh khác mà người y tá vì thiếu phương tiện hay vì một lý do nào đó trao.

“ Sợ lây bệnh hiểm nghèo,

Người mẹ đành bế con ra khỏi chiếc nôi

Lặng lẽ rời bệnh viện

Phó mặc những gì sẽ xảy ra

Đêm trôi qua

Bình minh vừa ló dạng từ chân trời xa lạ

Người mẹ ngồi co rúm

Manh áo mỏng che da…”

( Viễn khách trang 23)

Sự thử thách tình mẹ thương con lại được thể hiện cụ thể hơn:

“ Một phụ nữ Mã Lai đeo đầy nữ trang

Chăm chú nhìn

Đứa bé mắt nai tròn ngơ ngác

Hỏi người mẹ xin đổi con bằng vàng”

( Viễn khách trang 26)

Những khốn khó, chật vật buổi đầu nơi hoang đảo Bidong, nỗi nhớ thương quê nhà trĩu nặng, nhưng rồi chức nghiệp lại dấy lên trong lòng tác gỉa .

“ Mở lớp học nghèo bên bờ kinh

Cửa Khổng, sân Trình mấy môn sinh

Học trò bó gối bên sàn hẹp

Cô nhớ ngày xưa buồn một mình”

( Trên đảo Pulau Bidong trang 28)

Dường như có một chút xót xa chảy tràn trong tâm hồn tác gỉa!?

Rồi cũng có một ngày xa rời Bidong về miền đất mới, đất của hy vọng, đất của tự do, đẩy lùi bóng đêm qúa khứ. Tình hoài hương khắc khoải tìm về, nhớ song thân, nhớ kỷ niệm thời đi học, vùng trời mà tác giả đã thở khi còn thơ cho đến trưởng thành.

“Có đêm nao mẹ ngưng cầu nguyện?

Có ngày nào mẹ được thảnh thơi?

( Mẹ trang 36)

Hoặc hệ lụy trong tình thân:

“ Sài gòn đang giấc ngủ say

Thương người em nhỏ tóc mây bềnh bồng

Thẫn thờ đứng tựa bên song

Nhìn theo bóng chị ruổi dong cuối trời”

( Bên kia bờ đại dương trang 43)

Hay rõ nét hơn khi đàn chim non từ gỉa mái ấm gia đình bay về phương trời xa, lòng mẹ se sắt đến dường bao!. Sân ga, dĩ nhiên hẳn buồn vì thường là nơi tiễn đưa hơn sum họp?.

“ Tiễn con trên bến ga chiều

Lối về quạnh quẽ, lòng hiu hiu buồn

Còi tàu văng vẳng đêm sương

Thoảng trong hương gió điệu thương ngọt ngào.

( Lưu luyến trang 40)

Tâm trạng luôn ray rức nhớ quê nhà, đi giữa lòng quê người vẫn cảm thấy mình lạc lõng bơ vơ, tự vấn,tự se sắt hỏi lòng- ta từ đâu đến và tại sao ta ở nơi này. Trong tâm thức bềnh bồng lại càng xé nát tâm hồn nhà thơ nữ:

“ Tôi vẫn đi mệt nhoài

Giữa lòng phố miệt mài nắng đổ

Mồ hôi từng cơn gầy da thịt

Trời không mưa sao đại lộ bỗng mờ ?

Tóc rối trên vai bơ phờ

Buồn như chim non bơ vơ

Không còn tổ ấm

Khi cơn mưa chiều vừa tạnh

Âm thầm nghe khóc cả trời xanh.

( Chuông nhà thờ trang 50)

Tình cảm gia đình dường như lúc nào cũng quyện  kín trong tâm hồn tác giả. Cuộc sanh ly đôi khi nhuốm màu tử biệt. Chúng ta hãy nghe những lời thổn thức rướm máu của tác giả:

“ Tháng hai con đem ba về gấp

Hẹn gặp em ở phi trường tân Sơn Nhất

Đem ba vào bệnh viện

Ngày đi, mẹ ba bịn rịn tiễn đưa

Sài gòn mưa bụi lưa thưa

Nỗi buồn chia ly sao nói cho vừa…

( Thăm nhà trang 67)

Để rồi:

“ Ba ơi thôi đã hết rồi

Nghìn thu yên giấc, cõi đời lìa xa

( Một nén hương lòng trang 71)

Tình phụ tử cao xa vời vợi, có thể đã ám ảnh tác giả trong mọi sinh hoạt đời thường?.Trái tim giàu cảm xúc của người con hiếu thảo và một tâm hồn thơ bén nhạy nên dễ dàng bật khóc vào mỗi đêm dài chăng?.

“Lạ lùng thay giấc chiêm bao

Ba về thăm một mưa rào sớm mai

Vẫn măng tô dạ ngày nào,

Ung dung đặt chậu hoa mai trước nhà

Vui mừng tiếng trẻ reo ca,

Buổi ngâm thơ, tính mời ba tháp tùng

Mưa rào-giọt ướt, giọt không,

Ly cà phê Mỹ, bếp hồng Việt Nam

Đang vui con bỗng bàng hoàng

Nhớ bài thơ biệt đã làm tiễn ba

Thực, hư vẫn nghĩ chưa ra,

Bừng cơn mộng, vẳng tiếng gà gáy trưa.

( Cõi hồn trang 78)

Lời gởi cho một người bạn thân quen khi trở lại quê nhà, tác giả đã nhắn nhủ, gởi trọn tim mình theo những dòng sông , cánh đồng, biển cả mênh mông, những cụ đồ gìa, những rặng núi xanh, cao nguyên đất đỏ, một chiều sương thu… Tha thiết, hoài mong, những ảnh hình đơn sơ, thân thuộc ấy, khi chia cách lại là những vết kim đâm thấu trái tim người.

“ Mai anh về Việt Nam

Thăm giùm tôi vùng cao nguyên đất đỏ

Đà lạt, quê hương tôi đó

Người đi chưa quên “ Thành phố hoa đào”

Và kỷ niệm của một thời yêu thương tuổi nhỏ

 

Xin gởi theo anh một chút gió đầu thu

Cho áo ai bay một chiều sương mù

Xin gởi theo anh cụm mây trời phiêu lãng

Và chút tình thương mến rất Việt Nam”

( Gởi về bên ấy trang 86)

Qua “ Gió thổi phương nào” , chúng ta đã được tác giả trình chiếu những đoạn phim rời về chân dung của một người nữ tỵ nạn; những ưu tư khắc khoải, những phấn đấu nơi miền đất mới và cuối cùng mùa thâu hoạch đã thành công viên mãn.

Ngoài ra, một đặc điểm cao quí rất đáng được chúng ta mến mộ, đó là sự vị tha, trái tim nhân ái của tác gỉa :

” Đời sao lắm việc bất ngờ- Mất khăn có kẻ nghi ngờ cho ta- Món qùa trang 20”

 Hoặc:” Giật mình sao lại là tôi- Làm gì nên tội cho người đổ oan- Cát dã tràng trang 48”.

 

Những câu thơ đẹp chúng ta có thể bắt gặp trong thi tập:

“ Tôi dòng sông nhỏ xa nguồn bơ vơ”

 (Món qùa trang 20)

Hoặc nhẹ nhàng thanh thoát:

“ Cắt lá mây rừng trên đỉnh núi

Mang về đan vách chắn niềm đau”

( Trên đảo Pulau Bidong trang 27)

Hay lời than thở, thầm thì cùng sóng biển:

“ Con gào khóc giữa rừng khuya u uất

Đại dương buồn thôi dậy sóng trùng khơi

(Đêm thâu trang 29)

Ngôn từ “ sầu dư” được tác giả sử dụng thật tuyệt vời:

“ Bềnh bồng sóng nước vô tư

Gió xuôi đưa mối sầu dư sang bờ”

(Đơn sơ trang 30)

 

Chúng tôi cảm ơn tác gỉa Lê Phạm Lê đã cho chúng tôi sống lại một thời qúa vãng mà bụi khói quê người, có thể hay ít nhiều, làm nhạt nhoà trong ký ức và nhà thơ chắc hẳn còn giữ riêng cho mình như là một kỷ vật của thời tăm tối nhất trên quê hương và cho chính thân phận tác gỉa ?.

Và chúng tôi hy vọng sẽ được đón nhận những thi tập khác cuả tác giả trong một tương lai gần.

 

“Gió thổi phương nào “được in bởi United States of America năm 2003

-Design by Luu Tran Nguyen

-          Illustrations by Vũ Hối

-          Ảnh Thanh Kim Le và Nathan McKnelly

 

 

Lâm Hảo Dũng

(PTT)

Van,BC- Can- Dec 19-2014- 5H39’pm


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.