Hôm nay,  

Ánh Sáng Đầu Đường Hầm: ĐGH JOHN PAUL II

15/04/201400:00:00(Xem: 5179)

Nhân dịp lễ phong thánh cố GH John Paul II ngày 27/4/2014 tại Đại Thánh Đường Saint Peter do đương kim GH Francisco chủ tế, hãy ôn lại vai trò then chốt và can trường của ĐGH John Paul II trong việc hỗ trợ Công Đoàn Đoàn Kết Poland và việc yểm trợ cuộc bầu cử tự do đầu tiên tại xứ này; đem đến cuộc giải phóng Poland nói riêng, Đông Âu và chính Liên-xô nói chung; chấm dứt các chế độ chư hầu độc tài thối nát sau gần nửa thế kỷ cai trị với bàn tay sắt; và chấm dứt chính chế độ Soviet và chủ nghĩa cộng sản phi nhân sau gần một thế kỷ tàn sát và khống chế nhân loại.

Ngày 16/10/1978 khi khói trắng hiện ra từ nóc đền thờ Sistine tại Tòa Thánh Vatican; báo hiệu tin lành một Giáo Hoàng mới vừa xuất hiện trong lịch sử gần 2,000 năm của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ; thì cũng tối hôm đó tại Điện Kremlin, trùm KGB Yuri Andropov giận dữ lập đi lập lại trên phôn với mỗi phụ tá rằng “Wojtyla đại diện cho mối đe dọa an ninh Soviet”. Sau đó ông ta điện cho Boris Aristov, đại sứ Soviet tại Poland đòi giải thích “sao chuyện này có thể xảy ra? Sao ông lại cho phép công dân một nước xã hội chủ nghĩa đắc cử Giáo Hoàng?”. Sau khi nghe Aristov đổ trách nhiệm cho “chính trị nội bộ Vatican”, ông ta ra lệnh cho viên đại sứ phải báo cáo đầy đủ chi tiết vụ việc gây “tai họa cho quyền lợi Soviet”. Nhưng đối với cuộc Cách Mạng Nhung ở Đông Âu diễn ra thập niên sau đó, sự đắc cử của Giáo Hoàng John Paul II lại là ánh sáng đầu đường hầm giải phóng tất cả các dân tộc bị áp bức ở Đông Âu và sự sụp đổ của đế quốc bạo tàn cộng sản Soviet.

Bản báo cáo của Aristov về vị tân Giáo Hoàng bắt đầu từ thập niên 1950 khi ngài còn là giảng viên tại Đại Học Jagiellonian và là cây bút sắc xảo của các báo Công Giáo. Bộ công an bản xứ Sluzba Bezpieczenstwa (SB) bắt đầu theo dõi ngài chặt chẽ từ khi ngài được chỉ định làm Tổng Giám Mục TGP Kraków năm 1963 với những bài giảng có tính chất “phản động”. Ngoài ra Andropov còn nhận được điện tín của Vitali Pavlov, trùm KGB tại Warsaw, nghe còn dễ giận hơn nữa “Wojtila có quan điểm cực kỳ chống Cộng-sản. Tuy không công khai đối nghịch hệ thống xã hội chủ nghĩa song ông ta chỉ trích đường lối mà các cơ quan chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân hành xử”.

Ít ngày sau, Andropov và phụ tá Viktor Chebrikov trình bày cho ban lãnh đạo Soviet kế hoạch tối mật để chống Vatican bằng tuyên truyền và gián điệp. Chỉ huy trưởng về an ninh tại Vatican, Camillo Cibin đã hai lần tịch thu được các máy nghe lén đặt tại các nơi mà vị tân Giáo Hoàng có mặt thường xuyên như phòng ngủ, văn phòng riêng, văn phòng chính (còn gọi là thư viện) nơi diễn ra các cuộc hội đàm.

Khác với kẻ tiền nhiệm Stalin với câu hỏi nổi tiếng “Giáo Hoàng có bao nhiêu sư đoàn quân?”; lần này câu hỏi của Andropov là “Liệu Giáo Hoàng này có tung ra cuộc thánh chiến ồ ạt chống lại chủ nghĩa xã hội không?”. Trên thực tế, giáo hội Công giáo Nga và Đông Âu đã bị đàn áp triệt để suốt hai thập niên 1940 và 1950 khiến không có lãnh tụ tôn giáo nào có thể chống lại chế độ. Vài vị can đảm “tử đạo” thì đã bị tù đày, tra tấn và giết chết như ĐHY Mindszenty của Hungary. Tòa Thánh Vatican ngay từ đầu cuộc chiến tranh lạnh đã hòa hoãn với người Cộng-sản, nhất là dưới triều đại của Giáo Hoàng Paul VI, người đã tiếp kiến Việt Cộng thay vì tiếp người đại diện thể chế dân chủ đệ nhị Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam.

Mặc dù phần lớn binh lính Poland chiến đấu trong hàng ngũ Đồng Minh của Tướng Wladyslaw Anders hồi hương bị Stalin thảm sát sau Thế Chiến II, chế độ Soviet tương đối nương tay với Poland hơn với các chư hầu khác trong vùng khi mà hơn 10% dân Hung bị tàn sát! Gíao Hội Công Gíao Poland cũng được hưởng phần nào độc lập hơn; các chủng viện đào tạo đủ linh mục và còn cung cấp giáo sĩ cho châu Á và châu Phi nữa. Một nửa đảng viên Cộng-sản công khai dự thánh lễ Misa hàng tuần. Sau chuyến thăm viếng Poland hồi đầu thập niên 1970, triết gia Pháp thân Cộng Jean Paul Sartre đã phải khen Poland là nơi mà “các ngày lễ Công giáo được xem là quốc lễ” và là nước chư hầu duy nhất “dân chúng có thể mua bán dollar Mỹ” (nhưng dĩ nhiên không được làm của) và “dân chúng có thể nói tiếng Anh hay Đức với bồi bàn, tiếng Pháp với đầu bếp”. Vị tân Giáo Hoàng còn hiểu tận gốc sự thật từ lòng dân tộc và quê hương của chính ngài; không như những lời tâng bốc thiển cận nhìn từ nhãn quan thân Cộng của người nói.

Sự đắc cử của ngài khiến các lãnh tụ cộng sản xốc bao nhiêu thì lại khiến dân ngài ngạc nhiên thích thú bấy nhiêu! Bản thân ngài tin rằng Thiên Chúa chọn ngài có nhiều mục đích mà giải phóng sự thống khổ của quốc gia ngài là một. Sự thống khổ của bản thân ngài là trắc nhiệm mà Thiên Chúa đã dùng để tín nhiệm và trao trọng trách lớn cho ngài: Mồ côi mẹ năm tám tuổi, anh Edmund (không còn anh chị em nào khác trong gia đình) chết ba năm sau đó, cha tử trận trong cuộc chiến và đời chủng sinh “chui” dưới chế độ chiếm đóng Đức Quốc Xã! Ngay trong hàng ngũ lãnh đạo CS Poland cũng có người thầm hãnh diện về sự đắc cử này. Chỉ có Edward Gierek trên cương vị Tổng Bí Thư đảng Cộng -sản Poland thì phải đánh điện cho Kremlin qua Vadim Zagladin rằng “Cũng may mà Wojtyla rời đi Roma chứ còn ở Poland, ông ta sẽ là một tai họa. Ông ta sẽ gây khó khăn cực kỳ cho chúng tôi. Ở Roma, ông ta sẽ ít nguy hiểm hơn... mà không chừng còn hữu dụng là đàng khác. Rốt cuộc, thế nào ông ấy chả ‘xuất khẩu’ nhiều tư tưởng và suy nghĩ hấp thụ từ chủ nghĩa cộng sản!”

Một trong những việc đầu tiên vị tân Giáo Hoàng thực hiện là về thăm quê hương ngài. Đầu năm 1978, Giáo Hoàng John Paul II cử các viên chức quốc gia Vatican thương lượng với chế độ Warsaw để dàn xếp chuyến viếng thăm đầu tiên này. Chế độ tuy rất muốn từ chối nhưng sợ mất lòng dân; vả lại quan thầy ở Kremlin cũng phải đành chấp thuận một cách miễn cưỡng. Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev nói với Gierek “hãy nghe tôi, đừng dành cho Giáo Hoàng bất cứ cuộc tiếp tân nào; chỉ gây rắc rối mà thôi!”. Và khi trả lời Gierek về vấn đề an ninh; không thể cấm dân chúng cả nước hành hương, Brezhnev bảo “Ừ, tùy ý nhưng phải cẩn thận kẻo hối hận sau này!”.

Thực ra bọn lãnh đạo u mê của Poland đã phải hối hận ngay khi bánh xe chiếc Boeing Alitalia của Ý đáp xuống phi đạo thủ đô hồi 11 giờ sáng thứ bảy 2/6/1979. Vị Giáo Hoàng xuống thang máy bay quỳ hôn đất mẹ rồi đứng vươn tay ban phép lành trong tiếng hoan hô vang trời lở đất của đám đông thần dân ngóng chờ dưới nhiệt độ nóng trên 40 độ C. Dọc đường vô số dân chúng chờ hàng nhiều giờ để được tận mắt nhìn thấy vị Giáo Hoàng người Ba-lan đầu tiên trong lịch sử dân tộc và Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Chuyến viếng thăm của ngài đã chứng minh lòng trung thành của dân chúng đối với Giáo Hội sau ba thập niên bị áp bức mà không bị lay chuyển; điều mà đảng và chế độ cộng sản không thể mơ có được! Một phần ba dân chúng cả nước ra đường chào đón ngài khắp các nẻo đường ngài đi qua. Trên hai triệu tín đồ dự các thánh lễ ngoài trời do ngài chủ tế. Bài giảng ngoài trời trong thánh lễ cuối cùng tại thủ đô Kraków hôm 10/6/1979 quy tụ được đám đông chưa từng có trong lịch sử Poland!

Mặc dù các giới chức của Vatican cam kết trước với chế độ rằng bài giảng trong thánh lễ này sẽ không có điểm nào chống cộng sản; nhưng giáo dân cũng như cán bộ của chế độ đều hiểu được vị Giáo Hoàng muốn gởi gấm điều gì: “Tôi đến để nói về phẩm giá của con người, về đe dọa đối với con người, về các quyền làm người; những quyền bất khả nhượng vốn dễ bị chà đạp - bởi con người”. Ai cũng hiểu ý ngài muốn ám chỉ “con người” nào bị áp bức và “con người” nào đang áp bức kẻ khác! Ngài đã giữ đúng lời hứa không đụng chạm (danh tánh) cá nhân hay chế độ nào cả!

Để giảm thiểu phần nào sự thực, đài truyền hình của chế độ đã chống trả yếu ớt bằng cách chỉ chiếu sơ qua hình ảnh cử tọa gồm các bà sơ và những ông già bà lão mộ đạo trên màn ảnh TV. Nhưng dân chúng thấy sự thật khác hẳn ngoài đường phố. Họ không thể bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng “ngàn năm một thuở” mà bao thế hệ trước và có thể sau này của mình không có được. Người mù chữ cũng vẫn hiểu được bài giảng của ngài “tôn vinh Mẹ Thiên Chúa và phỉ nhổ lũ hoang sói” ra sao! Chưa kể bài giảng; chỉ sự trở về hùng tráng của người con dân Karol Wojtyla với đất mẹ và dân tộc cũng đủ gây tử thương cho chế độ; như nhận xét của Bộ Trưởng Quốc Phòng Poland lúc bấy giờ, Tướng Wojciech Jaruzelski, sau làm Tổng Thống và chứng kiến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ. Chế độ ấy đã phải ngậm đắng nuốt cay chấp nhận chuyến viếng thăm để nghe vị “Giáo Hoàng có mấy sư đoàn quân?” (lời Stalin) kêu gọi rõ ràng không phải để hòa giải với chế độ mà để kháng chiến chống lại chế độ áp bức. Cuộc kháng chiến ấy mở đầu chỉ mấy tháng sau bài giảng ấy, từ Gdánsk!

Ánh sáng đầu đường hầm - vị tân Giáo Hoàng John Paul II của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ và bài giảng tòa của ngài tại thủ đô Krakow, vị tân thánh nhân - đã soi tỏ đường đi nước bước của cuộc Cách Mạng Nhung Đông Âu để giải phóng Poland, các nước chư hầu và chính cái nôi của chủ nghĩa Cộng-sản là “đế quốc ác độc” (lời TT Ronald Reagan) Soviet! Ngài sống linh thác thiêng chắc sẽ cầu bầu cho một Poland châu Á của mình, quốc gia Việt Nam được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ; dân tộc Việt được tự quyết trong dân chủ, tự do, thanh bình và phú cường.

Hà Bắc
(Tham khảo tài liệu của ký giả Hung Victor Sebestyen và các tài liệu cập nhật khác.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.