Hôm nay,  

Nhóm Du Sinh Việt Nam: Một Lá Cờ Mới Cho Việt Nam

05/11/201300:00:00(Xem: 12990)
Nhóm Du Sinh Việt Nam

"...Chúng tôi nghĩ cả 2 lá cờ, cờ đỏ sao vàng cũng như cờ vàng có sọc ngang đỏ, từng được dùng trên hai miền đất nước ta, cả 2 đều từng được quốc tế công nhận, đều cần được lưu giữ trân trọng, vì đều có những người Việt yêu nước chiến đấu hy sinh dưới những lá cờ ấy..."

Xin giới thiệu với bạn đọc một sáng kiến của một nhóm anh em du sinh Việt Nam đang học ở ba nước Hoa Kỳ, Canada và Pháp. Đây là một đề nghị tâm huyết, ôn hòa không có tính cách áp đặt. Họ chờ đón những ý kiến đóng góp của tất cả con dân nước Việt. Có thể đây là sự khởi đầu cho tiến trình xây dựng một quốc kỳ mới cho một nước Việt Nam mới.

Một lá cờ mới cho nước Việt Nam khi đổi mới cả hệ thống chính trị.

Đã đến lúc nghĩ đến việc này. Nhiều người đã nghĩ đến. Chúng tôi một nhóm thanh niên du sinh gốc Việt đang học ở Hoa Kỳ, Canada và Pháp cũng xin góp một ý kiến.

Tên gọi chính thức nước ta nên là Nước Cộng hòa Việt Nam, như tên gọi Nước Cộng hòa Pháp và nhiều nước Cộng hòa khác có lẽ là thích hợp. Chúng tôi phác họa lá Quốc Kỳ Việt Nam, lá cờ Nước Cộng hòa Việt Nam có 3 giải ngang, trên màu xanh dương, giữa màu vàng, dưới cũng màu xanh dương. Màu vàng ở giữa lớn bằng 2 giải xanh dương trên và giải dưới cộng lại.
la-co-moi-py-resized
Lá cờ mới đề nghị cho Việt Nam.

Màu xanh dương trên tiêu biểu cho không phận, màu xanh dương dưới tiêu biểu cho vùng biển, đều màu xanh nhẹ an bình trong lành. Màu vàng ở giữa tiêu biểu cho đất nước, mang màu vàng truyền thống của dân tộc, với ý nghĩa tiềm năng đất đai giàu có phì nhiêu, nhân lực quý, cả cộng đồng đoàn kết phấn đấu cho phát triển trong hòa bình Ngàn Năm Bền Vững. Ở giữa là một đóa hoa sen trắng, vẽ cách điệu, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc cao quý, luôn coi trọng giá trị tinh thần Minh Triết trong sáng, thăng hoa. Đóa hoa sen nên vẽ cách điệu giản đơn, dễ vẽ. Cờ nước Cộng hòa Canada cũng có chiếc lá phong giản đơn, đẹp, gọn, đặc sắc.

Chúng tôi gưỉ đến các báo mạng ý kiến này nhờ phổ biến rộng và mong sẽ tiếp nhận được những ý kiến phản hồi của đồng bào thân yêu, nhất là các bạn trẻ trong cả nước. (kèm theo hình vẽ phác họa của lá cờ).

Chúng tôi nghĩ cả 2 lá cờ, cờ đỏ sao vàng cũng như cờ vàng có sọc ngang đỏ, từng được dùng trên hai miền đất nước ta, cả 2 đều từng được quốc tế công nhận, đều cần được lưu giữ trân trọng, vì đều có những người Việt yêu nước chiến đấu hy sinh dưới những lá cờ ấy.

Tên gọi mới, lá cờ mới sẽ có thể đi cùng việc đổi tên Thủ đô Hà Nội là Thăng Long, xin tùy đồng bào cả nước quyết định trong một cuộc Trưng cầu dân ý.

Ngày 1/11/2013.

Nhóm du sinh Việt Nam «Học Để Xây Nước Việt»

Ý kiến bạn đọc
11/10/201619:54:47
Khách
..Thành công có nghĩa là không phải nghe một vị giáo sư già nào đó trong tương lai, ngâm thơ như tôi đã từng nghe vị thầy giáo già cũa tôi ngân nga sau ngày miền Nam "được" giải phóng: "Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài, ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây".
11/10/201616:32:38
Khách
Các bạn trẻ du học sinh VN thân mến,
Tôi rất vui mừng khi đọc bài giới thiệu này và thấy các bạn cũng có nhận định không khác gì thế hệ cha tôi gần một thế kỷ trước khi các cụ được sinh ra và trưởng thành dưới chế độ thực dân Pháp, rằng có cái ăn, cái học mà không có quyền làm người còn khổ hơn làm nô lệ.
Về hai lá cờ, nhận định của các bạn rất chính xác, nhất là điểm "cả hai lá cờ đều có những người Việt yêu nước chiến đấu hy sinh dưới những lá cờ ấy...".
Tuy nhiên cái giống nhau ngừng ở cho ấy. Nhận định về sự khác biệt giửa hai lá cờ, theo thiển ý cũa tôi, rất quan trọng cho thế hệ cũa các bạn, một thế hệ then chốt trong tiến trình xây dựng nước Việt Nam cũa ngày mai. Xin được mượn lời cũa nhà thơ và triết gia Mỹ, George Santayana (1863-1952), "Those who cannot remember the past are condemned to repeat it", để nhấn mạnh tầm quan trọng cũa nhận thức cũa thế hệ các bạn. Mong các bạn kiên nhẩn với cách viết dài dòng cũa tôi về sự khác biệt giửa lá cờ sau đây.
Ngày 30-4-1975, tôi vừa tròn 18 tuổi được 2 tháng nên cũng có đủ tri thức để hiểu rằng tôi là công dân cũa một quốc gia bại trận. Tuy nhiên, cũng như ba tôi, tôi có niềm tin mảnh liệt về một tương lai sáng lạng cũa đất nước Việt Nam vì cuộc nội chiến tàn khóc, nồi da sáo thịt giửa hai người con cũa Mẹ Việt Nam, tưởng đâu dai dẳng rồi cũng chấm dứt. Sau vài năm sống dưới chế độ cũa "bên thắng cuộc" (BTC), tôi đau khổ hiểu rằng "the better side lost" và người dân miền Nam như gia đình tôi không có tương lai trong chế độ cũa BTC.
Chế độ dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ chưa chắc tự nó là chế độ khá hơn (vì cũng có đầy rẫy những bất công) chế độ dưới lá cờ đỏ sao vàng cũa BTC. Nhưng chính đường lối hành động cũa BTC và lòng thù hận dai dẳng cũa họ làm cho ta thấy rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho ước vọng cũa dân tộc Việt Nam sau 100 năm đô hộ bởi thực dân Pháp. Cụ thể về sự khá biệt cũa hai lá cờ như sau:
- Dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, những người nói lên sự thật được kính trọng (giáo sư, bác sỉ, văn sỉ, tu sỉ, v.v.). Dưới lá cờ đỏ sao vàng, hồng hơn chuyên vì hồng nói láo không ngượng.
- Dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, pháp luật được thượng tôn (ba tôi kiện chính phủ Nguyễn Văn Thiệu vì bất công về gia cư và ... thắng kiện, kính lời cám ơn cố luật sư Nguyễn Văn Chức). Dưới lá cờ đỏ sao vàng, ai dám đấu lý với thằng bé 12 tuổi có trong tay khẩu AK? Tôi còn nhớ bác Tám hàng xóm đi học tập chính trị ở sở làm về (sau khi sở được "tiếp thu") buồn bã kể lại rằng ngài chính trị viên tuyên bố "lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng".
- Dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, gạo miền Nam dư thừa, cứu đói miền Trung rồi vẫn còn dư để cứu đói cả miền Bắc, nếu cần. Dưới lá cờ đỏ sao vàng, nhờ tài lảnh đạo cũa Đảng nói chung và ơn mưa móc cũa ngài Võ Văn Kiệt nói riêng, dân Sài Gòn được thưởng thức bobo (gạo tròn, bự với vỏ thật cứng, dùng để cho ngựa ăn tại những xứ các bạn đang du học) thay cơm.
- Dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, văn nghệ sỉ được tự do sáng tác (vì vậy mới có ông hoàng boléro Trúc Phương đó). Dưới lá cờ đỏ sao vàng, nhạc cũa ông hoàng boléro bị cấm hát và ông hoàng boléro phải ngủ hàng đêm kế bên cầu tiêu tại xa cảng miền Tây và chết trong cảnh nghèo khó, hẳm hiu.
Tôi có thể tiếp tục viết về sự khác biệt giửa hai lá cờ cho đến cuối cuộc đời tôi củng chưa xong mà các bạn thì phải xúc tiến xây dựng một nước Việt Nam cũa ngày mai nên tôi phải ngừng viết và chúc thế hệ các bạn may mắn và thành công. Thành công có nghĩa là không phải nghe một vị giáo sư già nào đó trong tương lai, ngâm thơ như tôi đã từng nghe vị thầy giáo gia
10/10/201611:37:38
Khách
Về lá cờ thì mình không có ý kiến, vê còn về tên nước thì mình muốn góp ra ba cái tên : một, gọi đơn giản là Việt Nam như có một bạn ở trên đã nói, hai , gọi là Dân Quốc Việt Nam (thực ra Dân Quốc chính là Cộng Hoà, nhưng mình lựa cái tên này vì nó sẽ không động đến quá khứ), mọi người nghĩ thế nào.
10/11/201308:00:00
Khách
Việc đề nghị lá cờ mới là chuyện quốc gia trọng đại nhưng không phải là cấp bách lúc này và sẻ làm lạc hướng cho nhửng nổ lực, vận động, đấu tranh thay đổi ở vn; hiện nay có nhiều người vn ở hải ngoại đả, đang và sẻ chấp nhận cờ vàng ba sọc đỏ; có thể nói một bộ phận không nhỏ người vn trong nước chấp nhận hoặc ko quan tâm cờ vàng cờ đỏ mà chỉ quan tâm nhửng thay đổi tốt đẹp thực sự nên việc đề nghị này ko cần thiết; nhửng du sinh đề nghị này có lẻ là có hậu ý; theo tôi thì các du sinh nếu thực sự muốn đất nước tốt đẹp có dân chủ thực sự thì tại sao một là công khai ủng hộ csvn hai là đề nghị lá cờ biểu tượng cho du sinh vn đi từ vn sinh sau 1975 chứ đề nghị cho nước vn hay cả cộng đồng vn là "hổn hào" .
09/11/201308:00:00
Khách
Cờ vàng ba sọc đỏ là đúng rồi; Cờ vàng ba sọc đỏ ko đại diện cho đảng phái hay cá nhân; lá cờ này đại diện cho người vn hải ngoại, là cái gai trong mắt của csvn; nếu các du sinh đi du học thì nên đem lá cờ hoa sen về vn đề nghị vì đây là nc Mỷ, nếu vn đả đổi thay thì tuỳ người dân vn trong nước và người vn hải ngoại muốn cờ gì thì tuỳ họ trong thời điểm lịch sử đó Ô Diệm bị đảo chính chết người ta làm lể tưởng niệm củng dùng cờ vàng ba sọc đỏ; Giổ Ô Thiệu củng dùng cờ vàng ba sọc đỏ; VC thấy cờ vàng ba sọc đỏ như cơn ác mộng cho chúng vì chúng tưởng đả xoá được quá khứ như các triều đại phong kiến khi tiếm đoạt chính quyền một cách bất hợp pháp nên đây củng là tác dụng tích cực cho nhửng đổi thay mới, tại sao thay đổi sự kiện tích cực bằng ý kiến tiêu cực !!! lý do gì!!!. vn mình ko ăn hột sen, ngó sen củ sen nhiều như Tàu và vc dùng hoa sen cho air vn của chúng và phật giáo quốc doanh; đạo phật ko phải là quốc giáo của vn ko phải 100% ng vn theo đạo phật, còn có Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, Công giáo , Bà la môn, hồi giáo của người Chàm ; Hoa sen là âm mưu của du sinh vc, ko chấp nhận được .
06/11/201308:00:00
Khách
Một khi đã lật đổ chế độ CS, toàn dân VN sẽ bầu cử một Quốc Hội (hay ít ra là một Uỷ Hội Lâm Thời) để bàn thảo và quyết định về Thể chế, Quốc Hiệu, Quốc Ca, Quốc Kỳ. Hiện nay đối với người Việt không CS, chỉ có lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, là Quốc Kỳ Việt Nam trải qua nhiều chế độ chứ không riêng VNCH.
Hiện nay, không có cá nhân nào, đoàn thể nào có thẩm quyền đề nghị thay cờ hay vẽ mẫu cờ, nếu đó không phải là âm mưu nhập nhằng của bọn CSVN nhằm làm cho người Việt yêu nước cả trong và ngoài nước lầm lẫn, quên lý lịch của mình. Nhìn lá cờ do đám du sinh (mà đại đa số là con cái cán bộ VC, hay bọn đại gia về hùa với VC), thấy nó không thực tế chút nào. Hoa Sen là biểu tượng của Phật Giáo, lại khó vẽ, khó may...
Dẹp trò này là vừa.

Gửi lần thứ hai. Tôi lấy làm lạ tại sao ý kiến của tôi đã không được post lên?
06/11/201308:00:00
Khách
thật tuyệt vời
05/11/201308:00:00
Khách
Vớ vẩn . Tính đánh lận con đen phải không ? Hoa sen tượng trưng cho cái gì vậy ? Già Hồ phải không ?

Lại đám Cháu Ngoan Boác Hồ làm chuyện ruồi bu
05/11/201308:00:00
Khách
Hiện nay chế cộng sãn là CHXHCN Cộng Sãn đang nắm quyền . Muốn có bất kỳ lá cờ nào có ý nghĩa dân tCộ VN thuần tuý gọi là : Cộng Hoà Việt Nam hay Việt Nam Cộng Hoà . Trước tiên phiả giãi thể chế d ọCộng Sãn hiện hữu. Xong, chúng ta mới có một chính phủ thâậ sự cũa dân tộc Việt Nam , chuyện lá cờ chưa thể nói tiớ được khi bọn Cộng Sãn ađng giữ quyền hành .
Nếu , chúng còn quyền lực cho dù các bạn MUỐN cũng chẵng bao giờ thực hiện được .
05/11/201308:00:00
Khách
Tôi rất đồng ý về việc phải thay đổi lá cờ để thay thế cho 2 lá cờ hiện nay. Điều này chỉ có thể xảy ra khi mà Việt Nam phải thay đổi hoàn toàn thể chế chính trị hiện nay. Việc phát họa lá cờ mới nên để cho mọi người đóng góp, sau đó lựa chon lại một số mà nó có ý nghĩa nhất và quyết định sau cùng là do dân.
Việc tên nước, tại sao chúng ta không gọi là nước Việt Nam mà phải thêm những chử Công Hòa hay Dân Chủ trước chử Việt Nam.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.