Hôm nay,  

Du Tử Lê: Dòng Sông Hẹn Hò Biển Cả

05/11/201300:00:00(Xem: 5765)
Không biết vì cớ nào, hay là trời đất -vì chỉ có càn khôn mới có đủ quyền năng- khiến xui, mà con sông là một hình ảnh đầy quyến rũ, cho những người có động đậy tới chuyện suy tư, viết lách. Nó là một thỏi nam châm xanh huyền bí. Nó là nơi khởi đầu và cũng là chỗ dừng lại ngơi nghỉ cho những bước chân đi của tâm linh, trái tim nghệ sĩ. Trong đó cái nhìn đầy cảm xúc và trao gửi, có lẽ là của các nhà thơ. Trùng điệp trong văn thơ thế gian, dòng sông cuộn chảy không biết bao nhiêu là ẩn dụ, vẽ nên những ảnh hình đầy ma lực, một chín một mười với tung bay của gió.

Sông, có lẽ là biểu tượng thiết tha nhất của quê nhà. Dù có phiêu bạt đâu đâu người cũng mang trong tâm hình ảnh con sông ấu thời, và đồng hoá nó với lòng mẹ, để lòng người xa xứ hoài vọng âm tiếng vỗ ấm áp bờ sóng sông mẹ nơi cuối trời xa.

Nét u buồn đậm nhất trong bức tranh chia ly cũng là sông cùng âm thanh rì rầm của dòng, làm người ta cảm ngay tức thì nỗi xa vắng.

Dòng luôn trôi đi. Vì cái sự trôi đi này, lặng lẽ an nhiên kia, mà sông lại được người phó thác cho nó một ý nghĩa triết học, ẩn dụ cho sự kiếm tìm đạt đạo. Tôi nhớ mãi hình ảnh của nhân vật Siddhartha trong “Câu Chuyện Dòng Sông” của Hermann Hesse, trong cơn tuyệt vọng toan trầm mình thì nghe tiếng sông gợn lên âm thanh “Om Om”, chàng hốt rung động tỉnh ngộ. Từ đó ở lại bên dòng sông làm người lái đò, để từng ngày nghe được nhiều hơn tiếng nói của dòng sông, và trong âm thanh linh thiêng từ dòng trôi và tĩnh lặng ấy. Chàng được khai sáng.

Từ hình ảnh trở về và tìm thấy mình theo một dòng sông, tôi thấy thấp thoáng khi đọc thơ Du Tử Lê. Một chặng đường bước thư sinh khởi đi, đến mấp mé hoàng hôn, dừng lại. Một dòng sông dài. Dừng và hẹn hò với mênh mông. Một chặng tâm thức riêng người. Gần 60 năm đong đưa với nhịp chẩy dòng sông thơ. Dòng sông tâm linh. Trong đó có những gập ghềnh, đương nhiên, của cuộc kiếm tìm.

Thôi thì ta thử trôi theo, xem sao. Những con chữ những gợn sóng những nhịp đập của dòng sông chiêm nghiệm đời mình.

Năm mười sáu tuổi tôi chính thức khai sinh tên tôi lần thứ hai

sau lần khai sinh của bố mẹ
từ đó tôi bắt đầu làm thơ
tôi bắt đầu sống- bắt đầu đời tôi
như con sông bắt đầu ra biển
(Tôi, Du Tử Lê)


A. Vừa bắt đầu là có điểm hẹn hò với bao la rồi. Biển. Nhưng người thơ ơi. Bước hăm hở ấy qua mấy ghềnh thác?

Khởi đầu là sự chia ly. Như tôi đã nói lúc trên, thì đây, cái nỗi đeo đẳng ảnh hình nguồn cội dòng sông:

Lênh đênh hồn phủ phương này
Thương mưa Hà Nội nhớ mây Hồng Hà
Mười năm dài những xót xa
Bờ hoang bến quạnh thiết tha ngọn nguồn…


Và đã trôi qua thế nào, trong nỗi nhớ cánh mây phủ trên cuồn cuộn nước sông Hồng?

…trôi từ chinh chiến trôi qua điêu tàn
Lênh đênh hồn cắm sào ngang
Năm ô tuổi nhỏ buồn hoang ngọn cờ
(Bến Tâm Hồn)


Người đi một thôi đằng đẵng trong chinh chiến trong điêu tàn và lúc ngồi lại trong đêm cũng ẩn hiện:

đêm có sông
có đồng cát lở
đêm có khăn tang
quấn phủ đầu mình
đêm vuốt mặt anh- đêm ủ mặt em
đêm có một mình- có một mình em
đêm có một mình- có một mình anh
(Ngồi Trong Đêm)


Cả hai, Đêm và Sông đồng hoá nhau ư? Tôi thấy cô đơn phản chiếu từ ánh nhìn dòng sông của đêm tĩnh lặng. Dù là có Em. Có Anh. Có cả một “khởi đầu của một kiếp người”, mà sao:

Năm hai mươi tuổi tôi chính thức khai sinh tên tôi lần thứ hai
sau lần khai sinh của bố mẹ
từ đó tôi bắt đầu kiêu hãnh, bắt đầu tủi hổ
tôi viết tên tôi như những dòng an ủi
như những dòng buộc tội
như những dòng trối trăn
du tử lê ơi du tử lê ơi
(Tôi, Du Tử Lê)

Tôi lại thấy ở đây dáng ngồi ưu khổ của nhân vật của Hermann Hess ngó xuống dòng sông tra vấn tìm mình. Trên những kiếm tìm để nghe sông đáp lời thì người trai trẻ ấy đã thấy trên dòng đời là những chia tan của những gì đã qua và những gì sẽ tới… Phải đến lúc nào thì mới qua được nỗi “thù ghét tên tôi” “nhàm chán tên tôi” và cái “dấu mốc thời gian ảm đạm/ khi bắt đầu của tuổi ba mươi” để chứng ngộ tìm được mình trên hành trình tâm linh, để cuối cùng dòng sông khai sáng sẽ mở cho người điểm hẹn rực rỡ, biển xanh?

Và lắm gian nan.
khi đêm dài chưa sang
ta không thể nói rằng trời sắp sáng
củi chưa đun
hồ dễ có than hồng
tôi sống như thạch sùng
đêm chép miệng từng hồi kiếm bóng…
Khi hàm răng chưa một lần cắn vỡ
chính hạt lệ mình lúc chẩy ngang môi
hãy cố sống đời ta
đừng vẽ lầm chân dung kẻ khác
(Thạch Sùng)
tôi có gì?
tôi có được gì đâu
ngoài một sự thực
(Tôi, Du Tử Lê)
Tôi chọn đứng hai chân

trên dao đời xóc ngược

Tôi không là tượng gỗ rỗng thân
nên thở bằng tim thật
(Khởi Đầu Một Kiếp)
Dòng nước soi rất trong, khuôn mặt người. Chính xác thế. Tôi tin thế. Ở một người đã thốt lên như vậy bên bờ dòng sông chiêm nghiệm. Và đã bao lần mấy bận người ta thấy bóng người đi người về. Đi. Về. Chẳng phải người, mà là những bước dằn vặt nội tâm để nhìn thấu ra những ảo mộng. Cái gì cũng vậy, tường tận nó thì mới nhìn ra được chân tướng. Khổ đau cùng hạnh phúc, cũng như cuộc đời. Những trăn trở của người thơ cũng không ngoại lệ. Và ta sẽ biết cuối cùng người thơ còn giữ lại cho mình cái gì.
khi người về tôi không nhìn không trông
lòng tôi sông nước đủ trăm dòng
quanh co một nỗi buồn vô hạn
qua suốt một đời vẫn nhớ nhung
( Khi Người Về)
gọi ai gió nổi bốn trời
chiếc nhau tôi lạnh phía đời bên kia…


(Trời ơi tôi nổi ốc cái hình ảnh cô đơn tận cùng của chiếc nhau lạnh này, khi người trên đường ly hương nhớ mẹ nhớ nhà)

đời trào xuống bút lao đao
xé tôi gan ruột máu nào đẫm tươi
đứng. đi. tôi đó. nói. cười


lúc quay lưng lại tôi ngùi, ngậm tôi… (bút lao đao ấy ngậm người để hoá giải được niềm đau?)

(Thấy Bình Minh Trên Sa Mạc Utah, Nhớ Mẹ Già)
người về như bụi
vàng trang sách xưa
người về như mưa
soi tìm dấu cũ

người về như sương
ẩn sau hang động
người về trong gương
thấy mình mất tích
người về như sông
tràn tôi lụt lội
hồn tôi thả nổi
như khóm lục bình
sầu ai về cội
(Một Bài Thơ Nhỏ)


Khi nhìn ra được đồng nhất của muôn sắc hương khổ luỵ cùng hoan lạc cuộc sống mong manh, thì hồn lục bình và mối sầu ta tan vào nguồn cội. Đã đến lúc rồi chăng?

cuối cùng đời xuống mênh mông
hồn đi thu bãi, lòng không, tiếp trời
(Mưa, Hình Dung H.T)
Cúi xuống một dòng sông
nhớ gì không bé dại?
nghe tự hồn lược gương
tuổi thơ quành bước lại



cúi xuống một dòng sông
thì thào dòng tóc gọi
giữ lấy những đời mưa
cho mát đời khổ ải
(Sông Ngọc)



cúi xuống một dòng sông/ nghe đầu nguồn thác dội/… giữ lấy một vầng trăng…


Hóa nhi. Hành trình đã đến hồi thơ mộng. Dòng sông là chiếc gương trong đã lắng xuống hết những gió bụi, để chỉ còn một điều giản dị, một vầng trăng - biểu tượng của muôn trạng thái của tâm thức- tuỳ theo sự trải nghiệm và lắng nghe.

Vầng trăng ấy, ở vào thời gian mà tôi đi xuyên qua đêm. mưa… tôi đi xuyên qua mùi nhang…tôi đi xuyên qua đời sau… tôi đi xuyên qua giấc mơ…tôi đi xuyên qua cuộc đời… Thưa nhà thơ, tôi thấy bằng nhịp tim mơ mộng của tôi đó là Trái Tim Người. Bởi không ít lần trong thơ, Ông đã vinh danh Trái Tim. Áo nghĩa của Vầng Trăng là nhịp đập Trái Tim Người. đó là điều Ông giữ lại và rao giảng.

thôi cũng cho anh một lần nhắc lại
chỉ tình yêu làm nên giá trị con người
(Khởi Đầu Một Kiếp)
…trái tim từ đó như gương mới
chỉ giữ dùm ta nguồn hạnh hương
(Và Mười Chín Tôi, Một Lần Nữa)
…hãy lên đường bằng những mông muội của mình
bởi trái tim là gò mộ cuối cùng…


Tôi đã trôi theo dòng sông thơ đầy những câu hỏi trực diện với tâm linh này, của Nhà Thơ Du Tử Lê. Bằng những cảm nhận lay động bởi cảm xúc chủ quan, tôi Nghe Thơ Du Tử Lê như nghe những tiếng vọng lên từ tôi-con-sông

tôi trôi theo tôi-con-sông…

Và tôi biết con sông đó có một điểm hẹn rực rỡ. Phải không biển ơi.

Thêm một đề tặng,

Chỉ tình yêu làm nên giá trị con người. Tôi quá là đồng ý với sự khẳng định nhân bản nên thơ này. Cũng vì vậy mà tôi đã có một đoạn thơ để hân thưởng cái nhìn Chân Thiện Mỹ ấy,

ĐOẢN CA DU TỬ LÊ

Nhà Thơ ơi

Mùa Tình Yêu đã đơm hoa kết trái.

Cuộc đời kia, dẫu người có ra đi một trống vắng người đem theo cũng đủ một không gian bay những lời tình tự cho những kẻ yêu nhau dắt díu về quanh.

Nỗi buồn, rất riêng, người phổ nên nghìn giai điệu, trái tim yêu thương đâu nhỏ lệ riêng người.

Ru đêm đêm nuôi dài giấc mộng, Khúc Thụy Du* tìm ai đánh mất ở nghìn thu, người sẽ gọi, lời thơ tình bất tuyệt, bóng tình nhân sẽ về từ bức tranh đôi bím tóc* đong đưa hai bờ sinh tử.

Có bình minh khai sinh có trưa mặt trời ngất nắng có tà huy buông tím, ngồi nghe, người rao giảng kinh tình cấy lại niềm tin vào tình yêu vĩnh cửu.

Có phải Người, trái tim tình yêu đang chan hòa nhịp gọi nhau gần lại?

(Trích bài thơ Cõi Đẹp, NTKM, *bài thơ được phổ nhạc và bức tranh cô gái với hai bím tóc của DTL)

Nguyễn thị Khánh Minh

Ngày 1 tháng 11 năm 2013.

GHI CHÚ: RA MẮT THƠ DU TỬ LÊ - Sẽ ra mắt tuyển tập thơ Du Tử Lê sáng tác 1957-2013, tại Hội trường Người Việt 14771 Moran St., Westminster từ 2:00PM Thứ Bảy 9-11-2013. Có văn nghệ và hội thoại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.