Hôm nay,  

Lá Thư Từ Đức Quốc: Peer Steinbrck Là Ứng Viên Thủ Tướng 2013 Đảng SPD

29/09/201200:00:00(Xem: 16476)
Tin nóng được các cơ quan truyền thông Đức loan tải đi ngày hôm nay 28 September 2012: ông Frank-Walter Steinmeier từ chối không ra tranh cử và SPD đã đề cử Peer Steinbck, cựu Bộ trưởng tài chánh Đức ra "chạy đua" với bà Merkel. Steinbrck sẽ là ứng cử viên thủ tướng của đảng SPD trong kỳ bầu củ lại Quốc Hội Đức vào mùa Thu 2013. Ông ta đã lên tiếng sẵn sàng và như vậy, Steinbrck sẽ là đối thủ của đương kim thủ tướng Đức, Angela Merkel (CDU)! Chỉ còn chờ đợi tiếng nói sau cùng của ông Gabriel, chủ tịch đảng SPD, cũng là người được nhắc đến trong ba ứng củ viên mà SPD định đề bạt!

Theo tờ báo "Bild" lãnh đạo đảng Sigmar Gabriel đề nghị ban lãnh đạo SPD vào thứ Hai tuần tới, ngày 30-09 trong một phiên họp đặc biệt để chính thức đề nghị Steinbrck làm ứng cử viên thủ tướng. Cho đến nay, kế hoạch này được dự tính sớm lắm là vào cuối năm 2012!.

Tuy nhiên, người viết xin được nhắc lại một dữ kiện là trong những ngày gần đây, đặc biệt áp lực nội đảng từ các tỉnh bộ của SPD tăng đáng kể, yêu cầu phải có quyết định sớm hơn. Sau khi Steinmeier cho biết "bỏ cuộc chạy đua trong đảng SPD", đảng trưởng Gabriel bắt buộc phải thay đổi lịch trình. Ông ta phải hủy bỏ ngay sự tham gia của mình trong Đại hội địa phương của khối dân biểu SPD thuộc nghị viện tiểu bang Bayern (Bavaria) tại thành phố Munich vào hôm nay, thứ Sáu 28-09-2012.

Đúng ra, cuộc họp thường xuyên của hội đồng quản trị SPD đã được ấn định ngày 15-10 tới và tiếp theo là một Đại Hội Đảng nhỏ dự tính sẽ tổ chức tại Thủ đô Bá Linh vào ngày 24-11-2012 .

Trước đây, Steinbrck, 65 tuổi đã được đánh giá là ứng cử viên thủ tướng hàng đầu của SPD. Dường như Steinmeier đã thông báo cho Gabriel vài tuần trước rằng ông không muốn ra tranh cử một lần nữa. Cũng xin nhắc lại, năm 2009 Steinmeier đã thất bại rõ ràng trước nữ đối thủ Merkel.

Cho đến nay, SPD đã đưa ra kế hoạch cho biết ai trong ba người Steinbrck, Steinmeier và Garriel sẽ là ứng cử viên thủ tướng của SPD trong khoảng thời gian từ cuối năm 2012 và đầu năm 2013. Nhưng hàng ngày, sự đầu cơ trong câu hỏi được gọi là "K-Frage" (K-Question; ghi chú thêm K viết tắt từ chữ Kanzler: thủ tướng!), trong những tuần gần đây được phổ biến rộng rãi trong nội đảng. Gần đây, bà Tổng thư ký SPD, Andrea Nahles đã nói chắc rằng vấn đề K-Frage không có gì thay đổi. Lịch trình của SPD sẽ được duy trì như đã công bố.

Bây giờ thì kết quả hoàn toàn khác hẳn như chúng ta vừa biết. Tuy nhiên có điều tôi muốn đề cập đến là trong nội đảng SPD, đặc biệt từ cánh tả còn xảy ra tranh cãi, Steinbrck thiếu sự ủng hộ tứ cánh này! Họ đưa ra cáo buộc và từ mắt họ cho rằng ông Steinbrck là người có "vị trí bảo thủ", mặc dù kết quả trong cuộc thăm dò thành viên SPD mới đây tuy ông trội hơn Steinmeier nhưng không đáng kể!

SPD trong vài tuần qua tranh cãi dữ dội về kế hoạch lương hưu của lãnh đạo đảng Gabriel, nhưng cuối cùng đã thống nhất với nhau về một sự đồng thuận. Hôm thứ ba 25-09 vừa qua, Steinbrck đã giới thiệu dự án chính sách thị trường tài chính mà ông đã soạn thảo từ vài tháng nay, trong đó ông đề nghị sự phân cách (Aufspaltung) các ngân hàng lớn và hạn chế mức lương của Manager!.

Nhưng Peer Steinbrck là ai?

Tôi xin giới thiệu sơ lược tiểu sử của ông Steinbrck, ứng cử viên thủ trướng của đảng SPD:

Peer Steinbrck sinh ngày 10 tháng 1 năm 1947 tại Hamburg, là một chính trị gia nổi tiếng của Đức.

- Từ năm 2002 cho đến 2005: Thống đốc tiểu bang NRW (Nordrhein-Westfalen)

- Từ 2005 đến 2009 : Bộ trưởng Bộ Tài chính và Phó Chủ tịch SPD Liên bang.

- Từ năm 2009, Steinbrueck là một thành viên (Thượng Nghị Sĩ) của Quốc Hội Đức.

Lý lịch và giáo dục

Peer Steinbrck, người con trai trưởng trong hai người con trai từ cuộc hôn nhân của một kiến trúc sư Hamburg và bà Ilse được sinh ra ở Đan Mạch (đã qua đời† 2011).

Ông cố chú/bác của Steinbrck là Adelbert Delbrck (đồng sáng lập của Ngân hàng Đức). Steinbrck lớn lên ở Hamburg-Uhlenhorst trong gia đình trên tầng lớp trung lưu. Vào năm 1968 đậu tú tài phổ thông chuyên ngành kinh tế (Wirtschaftsgymnasium am Lmmermarkt in Hamburg). Theo Daniel Friedrich Sturm, người trong tháng 6 năm 2012 đã xuất bản một cuốn tiểu sử viết về Steinbrck, thì ông ta là một người học trò kém trong quá khứ. Ông Sturm cho biết Steinbrck đã thay đổi trường nhiều lần vì điểm xấu và đã phải ngồi lại lớp hai lần.

Từ 1968 đến 1970 Steinbrck hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong tiểu đoàn thiết giáp 314 ở Oldenburg và được đào tạo thành một sĩ quan dự bị trong quân đội Đức.

Kể từ mùa hè năm 1970, ông theo học kinh tế và xã hội học tại Đại Học ở Kiel, nơi mà Wolfgang Kubicki (FDP) cũng là đồng bạn sinh viên. Ông tốt nghiệp năm 1974 với bằng cao học kinh tế (Diplom-Volkswirt).

Steinbruck kết hôn với bà Gertrude Steinbrck (tên sinh là Isbary), một - Tiến sĩ 1978 - Giáo sư sinh học và chính trị tại trường trung học Tin Lành Amos Comenius ở Bonn. Họ có một trai và hai con gái.

Từ năm 1969, ông Steinbrck là đảng viên của đảng SPD. Ngoài ra ông còn là một thành viên của Hiệp Hội hóa chất, khai thác mỏ và năng lượng.

* Hoạt động từ 1974 đến 1993

Sau khi tốt nghiệp Đại Học, ông đã làm việc từ năm 1974 ban đầu trong Bộ Liên bang cho quy hoạch vùng, Xây dựng và Phát triển đô thị và vào năm 1976 đổi sang Bộ Giao thông vận tải, Xây dựng và Phát triển thành phố.

Năm 1977, ông trở thành chuyên viên phụ tá (Referent) riêng cho Bộ trưởng Matthưfer và Volker Hauff trong Bộ Liên bang về Nghiên cứu và Kỹ thuật.

Từ tháng 6 năm 1978 đến tháng 2 năm 1981 Steinbruck làm việc như là một "phụ tá" trong phủ thủ tướng của Helmut Schmidt; tại đây ông đã có một công việc trong Bộ liên bang cho Nghiên cứu và Kỹ thuật.

Năm 1981 Steinbruck là Đại diện Thường trực của Cộng hòa Liên bang Đức ở Đông Bá Linh, làm việc tại phòng kinh tế.

1981/82, lần nữa ông trở thành phụ tá cá nhân cho Bộ trưởng Nghiên cứu Liên bang Andreas von Bulow.

Sau khi liên minh Xã hội - Tự do dưới sự lãnh đão của thủ tướng Helmut Schmidt tan vỡ vào mùa thu năm 1982, Peer Steinbrck được "miễn hành nghề" cho đến khi ông trở thành phụ tá của nhóm dân biểu SPD tại quốc hội vào mùa xuân năm 1983.

Năm 1985, ông chuyển về Bộ đặc trách về Môi trường và Nông nghiệp ở tiểu bang NRW. Năm 1986 trở thành Trưởng Văn phòng của Thủ tướng tiểu bang (Ministerprsident, tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với "Kanzler" (Chancellor) thủ tướng Đức chúng tôi thường dịch Thủ tướng tiểu bang là Thống đốc!) Johannes Rau và làm việc ở đây cho đến năm 1990.

* Sự nghiệp chính trị của Peer Steinbrck

- Quốc vụ khanh tại Schleswig-Holstein: Năm 1990 Steinbrck đổi về tiểu bang Schleswig-Holstein, nhận chức Quốc vụ Khanh (như Bộ trưởng) trong chính phủ tiểu bang dưới thời Thống đốc Bjưrn Engholm, đầu tiên trong Bộ đặc trách Thiên nhiên, Môi trường và Phát triển khu vực (cho đến 1992), sau đó (đến 1993) cho Bộ Kinh tế, Kỹ thuật và Giao thông.

- Bộ trưởng ở tiểu bang Schleswig-Holstein và Nordrhein-Westfalen: Ngày 19-05-1993 Steinbrueck được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Kỹ thuật và Giao thông của tiểu bang Schleswig-Holstein (Nội các Simonis I và Simonis II). Ông giữ chức vụ này cho tới ngày 28 Tháng 10 năm 1998, và rồi trở về lại tiểu bang NRW, nơi ông lúc đầu điều hành Bộ Kinh tế, Kỹ thuật và Giao thông (Nội các Clement I) và bắt đầu từ Tháng 2 năm 2000, ông lãnh đạo điều hành Bộ Tài chính ( Nội các Clement I + Clement II).

* Thống đốc của tiểu bang Nordrhein-Westfalen (NRW): Ngày 06 tháng 11 năm 2002 Steinbruck đã được bầu làm thủ tướng (Ministerprsident) của NRW. Ông là người kế vị Wolfgang Clement, người đã từ bỏ chức Thống đốc để trở thành Bộ trưởng Liên bang về Lao động và Kinh tế. Sau khi SPD với ứng cử viên hàng đầu Steinbrueck của mình trong cuộc bầu cử tiểu bang NRW vào năm 2005 với kết quả 37,1%, tồi tệ nhất trong một cuộc bầu cử tại NRW từ năm 1954 và ngay cả đảng Xanh cũng bị mất phiếu, liên minh Đỏ+Xanh không còn chiếm đa số phiếu trong quốc hội nữa và đa số trong quốc hội mới đã bầu ông Jrgen Rttgers (CDU) lên làm tân Thủ tướng tiểu bang Nordrhein-Westfalen.

* Bộ trưởng Tài chánh Liên bang trong Liên minh lớn: Ngày 22 tháng 11 năm 2005 Steinbruck được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức, trong chính quyền do thủ tướng (Chancellor) Angela Merkel lãnh đạo. Ông đã công bố tiếp tục chính sách của Hans Eichel, trong đó cổ phần tư nhân và các quỹ tín nhiệm đầu tư bất động sản cần được khuyến khích.

Năm 2007 Steinbruck được cấp "giải thưởng tiêu cực" (Big Brother Award) cho sự ra đời vĩnh viễn về "Thuế-Số liệu để nhận dạng" cho tất cả các cư dân của Đức.

Mùa hè 2011, Steinbrck được nhận chức giáo sư thỉnh giảng về chính sách quản lý (Politikmanagement) ở trường Scholl of Governance của Stiftung Mercator tại NRW thuộc Đại học Duisburg-Essen.

Tháng 6 năm 2011, Steinbrueck đã tham gia Hội nghị Bilderberg ở St Moritz.

Vào cuối năm 2011 Steinbrck nhận chức giáo sư danh dự về tài chính công cộng và tài chính quốc tế tại Đại học Leipzig và ngày 09 Tháng 12 năm 2011 ông đã cho bài giảng khai mạc của ông.

Ngày 28 Tháng 9 năm 2012, SPD thông báo cho biết rằng Peer Steinbruck sẽ là tướng ứng cử viên thủ tướng cho đảng SPD trong cuộc bầu cử Quốc Hội Liên Bang vào mùa Thu năm 2013 và chính thức trở thành đối thủ của đương kim nữ thủ tướng Angela Merkel.

* Thay lời kết:

Để quý vị độc giả tiện theo dõi, người viết kèm theo dưới đây kết quả thăm dò ý kiến cử tri Đức công bố hôm 14-09-2012. Hơn một năm trước khi cuộc tổng tuyển cử bầu lại Quốc Hội Đức vào năm 2013, đa số người Đức theo kết quả "phong vũ biểu chính trị" của đài truyền hình ZDF cho biết là họ muốn có một liên minh lớn giữa CDU và SPD!. Kết quả cuộc khảo sát, có 54% bày tỏ quan điểm này, 23% không đồng thuận. Phần còn lại chưa có quyết định hoặc tỏ ra không quan tâm. Tất cả các mô hình liên minh khác được đánh giá tồi tệ hơn là có lợi.

Có 39% đồng ý một liên minh màu Đỏ+Xanh 39% và 41% đánh giá xấu về liên minh này. Ngược lại Đen+Xanh chỉ được có 30% tán đồng và 43% cho rằng sự kết hợp này không tốt.

Có 19% ủng hộ cho sự tiếp tục của liên minh chính phủ Đen-Vàng (tức CDU+FDP) trong khi đó đến 54% cho là không thích hợp nữa!. Sự hợp tác giữa SPD, đảng Xanh và 1 đảng còn lại thì chỉ có 17% đồng ý và 64% đánh giá là xấu. Một liên minh đèn đường Đỏ+Vàng+Xanh (SPD+FDP+ Gruene) còn tệ hơn, 14% ủng hộ và 59% cho là xấu. Nếu có cuộc bầu cử liên bang xảy ra ngay bây giờ thì CDU / CSU chiếm được 36% cử tri ủng hộ. SPD 30%. Riêng FDP chỉ còn 4%, đảng Hải Tặc chiếm 6% và đảng Xanh 13%.

Trong danh sách các chính trị gia được ưa chuộng nhất thì nữ Thủ tướng Angela Merkel (CDU) hiện đang chiếm ưu thế. Trên thang điểm cộng trừ 5, nữ thủ tướng Merkel dẫn đầu với điểm trung bình 2.0 và cải thiện nhẹ so với kết quả cuộc khảo sát trong tháng Tám (1.8). Chiếm vị trí thứ hai là bà Hannelore Kraft (SPD), nữ thống đốc tiểu bang NRW với 1,6 không thay đổi, vị trí thứ ba là Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schuble (CDU) được 1,5. Cựu Bộ trưởng Tài chính Đức, ông Peer Steinbruck (SPD) tức ứng cũ viên thủ tướng của SPD mà chúng ta được biết kể từ hôm nay 28-09-2012 theo sau đó, chỉ được 1,4. Nhà lãnh đạo khối dân biểu quốc hội của SPD Frank-Walter Steinmeier (không ra tranh cử thủ tướng!) được 1,3, bà Bộ trưởng Lao động Ursula von der Leyen (CDU) với 0,8, chủ tịch đảng SPD, Sigmar Gabriel ở mức 0.6 và lãnh đạo đảng CSU Horst Seehofer với 0,5. Lãnh đạo Đảng Tả Khuynh, ông Gregor Gysi bị đánh giá xấu, được -0,4 điểm; Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle (FDP) -0,9. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 1198 cử tri Đức trong thời gian từ 11 đến 13 Tháng Chín năm 2012.

Tuy còn hơn 1 năm mới bầu lại Quốc Hội Đức nhưng thời gian qua rất nhanh nên bắt buộc SPD phải công bố rõ ràng ai sẽ là ứng cử viên thủ tướng hầu tránh những đàm phám trong nội đảng SPD có thể gây bất lợi cho sự động viên cử tri ủng hộ SPD.

Qua áp lực từ nhiều phía trong nội đảng, SPD đã quyết định chọn Thượng Nghị Sĩ và cựu Bộ trưởng tài chánh Liên Bang Đức, ông Peer Steinbrck làm ứng cử viên hàng đầu của SPD và như vậy Steinbrck chính thức trở thành đối thủ trực tiếp của nữ thủ tướng Merkel kể từ 28-09-2012.

Merkel đang lãnh đạo chính quyền Đức hiện chiếm ưu thế hơn với cương vị thủ tướng. Tuy nhiên dựa theo kết quả thăm dò ý kiến cử tri hầu như không thay đổi nhiều từ vài tháng nay và mới nhất vừa được công bố kể trên thì (trên giả thuyết) Liên Minh giữa CDU+FDP (LM1) hay SPD+Xanh (LM2) chẳng có Liên Minh nào chiếm đa số phiếu tuyệt đối cả. Nếu giả thử rằng đến mùa Thu 2013 vẫn như vậy thì LM1 hay LM2 phài tìm thêm một đồng minh nữa: hoặc Hải Tặc (Piraten) hoặc Xanh mới có thể lên nắm quyền ở Đức được. Theo nhận xét riêng, chuyện CDU đi với Tả Khuynh (hậu thân của đảng Cộng sản Đông Đức cũ!) sẽ không bao giờ xảy ra.

Trong trường hợp Hải Tặc (hiện tại hơn FDP 2 điểm!) hay Xanh (hơn FDP 9 điểm) đồng ý liên minh với CDU để được tham chính thì Hải Tặc và Xanh mạnh hơn FDP và chức phó thủ tướng (PTT) của FDP (hiện tại do Rưsler nắm; cũng là gốc Việt như chúng ta) xem như mất đi, sẽ lọt vào tay Hải Tặc hay Xanh và chuyến đi VN của Rưsler vừa qua với tư cách PTT có thể nói là chuyến công du chót của Rưsler vậy!

Còn giả thử rằng SPD+Xanh liên minh được với đảng Hải Tặc hoặc (tuy khó thực hiện nhưng cũng có thể đi với Tả Khuynh nếu họ bằng mọi cách muốn lật đổ CDU để lên cầm quyền!) thì CDU và FDP (nếu đến khi bầu cử qua được cơn khủng hoảng hiện tại, đắc cử vào Quốc Hội!) đương nhiên bị loại ra khỏi chính quyền và qua đó bà Merkel cũng mất luôn chức thủ tướng, trở thành đối lập!

Chắc chắn cuộc bầu cử lại Quốc Hội Đức vào mùa Thu 2013 sẽ còn rất nhiều gay cấn và ngạc nhiên xảy ra. Chúng tôi sẽ trở lại cùng độc giả vào dịp khác trong tương lai!

* Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, 28-09-2012) 

* Tài liêu tham khảo: AFP, Internet và Yahoo News

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.