Hôm nay,  

Từ Nọc Nạn Đến Cống Rốc

09/03/201200:00:00(Xem: 11689)
canh_dong_noc_nan-large-contentHình tượng diễn lại cảnh của vụ án Nọc Nạn.













canh_dong_doan_van_vuon-large-contentÔng Đoàn Văn Vươn.


“Ccs làm như c.., nói nứt trời…” (vè dân gian)
1- Lời mở đầu
Gần đây chính quyền huyện Tiên Lãng đã hành động trái luật trên vấn đề quyền sở hữu đất đai của người dân, đặc biệt là nông dân dẫn đến vụ nổ mìn và bắn súng hoa cải (lọai vũ khí tự chế biến) của gia đinh ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rốc, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, chống lại sự cưỡng chế. Đây là một hành động can đảm chưa hề có tiền lệ dưới chế độ toàn trị cs, làm rúng động dư luận dư luận trong và ngoài nước. Tôi thấy đã có trên ngàn trang mạng và báo in bàn luận về sự cưỡng chế này… Tuy nhiên, đây là vấn đề thời sự còn nóng đã xẩy ra ngay bên sân nhà... Chẳng qua quê nhà tôi thuộc huyện Kiến thụy, giáp ranh với huyện Tiên lãng (chỉ cách bởi con sông nhỏ tên Văn úc); tôi cảm thấy cần góp thêm một tiếng nói với quyết tâm giữ ngọn lửa Tiên lãng tiếp tục đốt cháy chế độ bạo quyền cs; để nêu rõ hơn bộ mặt gian xảo, tàn nhẫn, thất nhân tâm, bóc lột của tập đoàn man rợ cs.
TVG
*
2- Từ Nọc Nạn(g) [1]
Nọc Nạn là một vụ án tranh chấp đất đai lớn, xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) giữa hai bên: Một bên là gia đình nông dân chăm chỉ, lương thiện, cô thế Biện Toại, cùng cám em trai, em gái, em dâu đem mạng sống ra để giữ lấy sở đất 50 ha đất mà bố ông Biện Toại là Hương chánh Luông đã khổ công khai phá khẩn hoang từ năm 1908 thành đất canh tác; Bên kia là giới địa chủ cường hào ác bá gồm cả Hoa kiều giầu có thế lực như Mã Ngân; quan chức chính quyền cảnh sát thực dân Pháp tên Tournier, Bouxou cùng tham quan tri phủ Ngô Văn Huân của Nam triều làm tay sai thân Pháp.
Hương chánh Luông và người bố nông dân đã chống chỏi với thiên nhiên, khai phá khẩn hoang rồi đệ đơn xin đo đạc và xin cấp giấy chứng nhận sở hữu. Ngày 7 tháng 8 năm 1916, Chủ tỉnh Bạc liêu chính thức chấp nhận và cấp bằng khoán tạm (số 303) cho Hương Chánh Luông và cũng giao cho Hương chánh Luông một bản đồ phần đất.
Đến khi thấy mảnh đất hoang có thể đem hoa lợi thì Hoa kiều Mã Ngân, là người rành về luật lệ, biết đất của Biện Toại chỉ có bằng khoán tạm, hắn đứng ra mua phần đất giáp ranh với đất của Biện Toại từ bà Nguyễn Thị Dương. Trong hợp đồng mua đất này, ranh giới miếng đất lại cố ý bao trùm luôn đất của Biện Toại đang sử dụng.
Biện Toại đã bốn lần kiện vấn đề khai thác 50 ha đất của hai thế hệ thuộc gia đình ông lên quan tỉnh Bạc liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam kỳ. Biện Toại có kiện cả lên toàn quyền Đông dương. Biện Tọai vẫn kiên nhẫn chờ đợi được phân xử… Đùng một cái, lần lượt Thống đốc Nam kỳ ra nghị định, rồi tri phủ Ngô Văn Huân cấp bằng khoán (giấy sở hữu chủ) đất của Biện Toại đang chờ phân xử cho Hoa kiều Mả Ngân (?)… Mã Ngân là một thương gia đầy mánh khóe và gian xảo. Ngay sau khi được cấp bằng khoán mảnh đất mà gia đình Biện Toại vẫn đang sinh sống và canh tác; hắn bán ngay 50 ha này cho bà Hà Thị Trân là mẹ vợ của anh trai ông quan phủ Ngô Văn Huân. Năm 1927 bà Trân được lệnh án của tòa cho phép tịch thu tất cả lúa mà gia đình Biện Toại thu họach trên đất tranh chấp. Ngày 13 tháng 2 năm 1928, một số mã tà (cảnh sát tây) dẫn đầu bởi hai ông Cò tây Tournier và Bouzou đến Nọc Nan để thực thi bản án và thu tô thì vụ xung đột giữa nông dân với giáo mác và cảnh sát tây với súng đạn bùng nổ.
Vụ án Nọc Nạn làm cho 4 người của gia đình Biện Toại bị bắn chết (3 người chết là người em ruột của Biện Toại: Mười Chức, Nhẫn, Nhịn; 1 người em dâu là bà Nghĩa vợ của Mười Chức). Thật ra, nói cho đúng, gia đình Biện Toại bị chết hết tổng cộng 5 người vì bà Nghĩa lúc chết đang có bầu. Phía cảnh sát thực dân có Cò Tournier bị Mười Chức đâm chết…
Vì sợ sự phẫn uất của nông dân Bạc liêu sẽ gây bất ổn xã hội, tòa Đại hình Cần thơ của thực dân có xử trắng án (về hình sự - chống chính quyền, công lực) cho Biện Toại, Nguyễn thị Liễu (em út Tọai), Tia (con trai Biện Toại). Cô Nguyễn thị Trọng (em gái Biện Toại) bị sáu tháng tù và Miễu (chồng cô Liễu) 2 năm tù… Tuy tòa án có chỉ định luật sư tây biện hộ miễn phí cho gia đình Biện Toại; và dư luận dường như được xoa dịu nhưng gia đình Biện Toại, nói chung, vẫn hòan toàn thiệt thòi vì là họ là nông dân ít học không hiểu tiếng Pháp, không rành các thủ tục rườm rà ở tòa án… Kết quả, các khoản đất tranh chấp bị mất đi vẫn không hề được bồi hoàn thỏa đáng dù gia đình Biện Toại đã hy sinh hết 5 nhân mạng và mất bén khoản đất mà hai ba thế hệ đã khổ công phai phá…
Nọc Nạn là một ví dụ điển hình của chính sách phân chia và quản lý ruộng đất bất công ngang ngược của thực dân Pháp và đám tay sai tại Nam Kỳ dưới thời thuộc Pháp. Nên biết thêm là các Hoa kiều giầu có ở Bạc liêu còn chiêu mô cả giới anh chị giang hồ (bây giờ gọi là xã hội đen) để hăm dọa áp lực gia đình Biện Toại phải buông miếng đất tranh chấp; tuy nhiên giới giang hồ đã từ chối vì sợ mang tiếng là tay sai cho tây.
Sau này, thật oái oăm vụ, Nọc Nạn được chính quyền ăn cướp CS tôn vinh như một biểu hiện của “tinh thần dũng cảm, khí phách của những nông dân tay lấm chân bùn ở vùng cực Nam Tổ quốc, đứng lên chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp và bọn quan lại cường hào…” (theo báo “lề phài” trong nước). Nọc Nạn được cs công nhận là “di tích lịch sử cấp quốc gia.” Chính quyền cs đâu có bỏ lỡ cơ hội tốt có thật này (quý vị còn nhớ vụ Lê Văn Tám láo lếu của Trần Huy Liệu mà cs còn cho nổi đình đám); đã cho trùng tu và nới rộng khu mộ phần của gia đình Biện Toại lên 3ha, làm nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, dựng tượng người với kích thước lớn bằng người thật để mô tả, diễn lại trận đánh đẫm máu giữa gia đình Mười Chúc và cảnh sát tây… Vi-xi còn lập ra cái gọi là “Lễ hội Đồng Nọc Nạn tỉnh Bạc Liêu là hoạt động nằm trong chương trình năm Du lịch Quốc gia Mekong, vào tháng 2 / 2008.” (cũng chép lại theo báo “lề phài”). Csvn tài thiệt!
Ậy! Xin quý vị cứ tạm thời “khoan khoan ngồi đó chớ ra” vội nếu quý vị chưa nghe rõ câu…“Đừng nghe những gì cs nói. Và cũng đừng nhìn những gì cs làm.” Một câu do tôi nhái lại lời TT Nguyễn Văn Thiệu, cần được đọc đi đọc lại mỗi lần thấy cs định dở thêm trò bỉ ổi! Những gì cs nói và cs làm đều thối ngang ngửa như nhau!!!
3- Đến Cống Rốc
Từ năm 1993, theo “Luật Đất Đai 1993” [2] (Cái gi? Cs chuyên ăn cướp đất mà cũng có xài luật đất đai hả giời?), chính quyền cs giao đất rừng, đất hoang dã, đất đầm bồi ven sông ven biển (không phải là thổ cư) cho dân khai phá, trồng cây, nuôi thủy sản… các mảnh đất này đều có ghi là thuê của nhà nước trong 20 hoặc 50 năm (theo Điều 20 – Luật Đất Đai 1993, xem chi tiết ở phần phụ chú bên dưới). 
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn cũng được giao đất đầm bồi ven sông ở Cống Rốc, xã Vinh quang, Huyện Tiên lãng vào thời điểm 1997. Theo ông Vươn thì đất thuê của ông chưa đáo hạn (cũng theo Điều 20). Ông Vươn không đồng tình với lệnh thu hồi đất của UBND huyện Tiên lãng. Thực tế thì miếng đất đầm này ông Đoàn Văn Vươn, một kỹ sư Nông nghiệp, và gia đình đã đổ xương máu (ông Vươn có một đứa con gái 3 tuổi chết đuối ở chính cái bãi đầm Cống Rộc này) và mồ hôi để mau chóng biến thành một vuông đất có giá trị kinh tế (trồng cây ăn trái và nuôi thủy sản sắp có thu hoạch đáng kể). Chính quyền xã Vinh quang (xã trưởng là Lê Văn Liêm) và Huyện Tiên lãng (Chủ tịch UBND huyện là Lê Văn Hiền, anh của xã trưởng Lê Văn Liêm) bày trò tước đoạt đất của gia đình ông Vươn với mục đích chia nhau chứ không phải vì công ích hay an ninh quốc phòng quái gì (xem Điều 26 và 27 ở phần phụ chú).
Từ năm 2007, gia đình ông Đoàn Văn Vươn và một gia đình khác là ông Vũ Văn Luân (2 gia đình trong số 19 gia đình nằm trong vùng có đất bị lệnh thu hồi) khởi kiện các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên lãng lên Tòa án nhân dân (TAND) Huyện. Yêu cầu này của họ bị tòa sơ thẩm (TAND huyện) bác. Hai ông Vươn và Luân kháng án lên TAND thành phố Hải phòng. Tại đây, đại diện chính quyền Huyện Tiên lãng đã thỏa thuận với tòa án nhân dân Hải phòng là sẽ “tạo điều kiện cho hai nguyên đơn tiếp tục thuê đất và nuôi trồng thủy sản nếu nguyên cáo rút đơn kháng cáo.” Kết quả, ông Vươn (và ông Luận) đã rùt đơn kháng cáo. Nhưng ngay sau đó, UBND huyên Tiển lãng (Lê Văn Hiền) cố tình lật lọng, liên tục ra công văn, hối thúc các hộ dân (chủ đầm) phải “nghiêm chỉnh thi hành lệnh thu đất.” Ông Vươn vẫn tiếp tục chống đối lệnh thu hồi.
Ngày 5/1/2012 “nhà chức trách” đã điều động một lực lượng an ninh đông đảo gần 100 người gồm cả cảnh sát cơ động (công an chống bạo động), bộ đội (“quân đội nhân dân”), cảnh sát chống ma túy (ma túy nào vào đây?) đến để đến cưỡng chế thu lại 50 ha đất đầm của ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rốc, Tiên lãng. Gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã chống cự mãnh liệt, bằng cách cho nổ mìn tự chế và bắn súng với đạn hoa cải vào các nhân viên an ninh làm 6 người bị thương. “Sau 12 giờ bao vây và kêu gọi, Chủ đầm Đàn Văn Vươn và các thành viên của gia đình ông bỏ trốn, bị tuy nã và bị bắt”. Báo “Người Lao động” viết “… cơ quan CSDT đã tạm giữ 6 đối tượng liên quan đến vụ sử dụng bom tự chế, sung chống trả lại lực lượng thi hành công vụ gồm: Chủ Đầm Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Tịnh (con trai), Đoàn Xuân Quỳnh (con trai), Đoàn Văn Vệ (cháu), Nguyễn thị Thương (vợ Vươn), Phạm thị Hiền (em dâu Vươn).”


Lực lượng an ninh sau đó san bằng các gian nhà gạch của ông Vươn xây cất trên đất đầm; không hề đề cập đến chuyện bồi hoàn vì, theo lời các cơ quan truyền thông “lế phải” đã che dấu các chi tiết câu chuyện dẫn đến sự chống đối, chỉ cho biết anh Vươn là “một kẻ trốn thuế, côn đồ hung hãn, dùng súng giết người, và định giết cả các cán bộ công an chiến sĩ thi hành công vụ.” Với cái tôi danh như vậy thì anh Vươn và các con, em anh ta sẽ “đi cải tạo” mút mùa lá rụng; Ở đó mà chờ đi lãnh tiền bồi hoàn?
Sau gần một thế kỷ, lịch sử lại tái diễn tại Cống Rốc Tiên lãng đã làm cho cs lộ rõ bộ mặt gian lận, mị dân, khoác lác, nói lấy được, đê tiện trơ trẽn gấp mấy chục lần thực dân… Sau những chi tiết dẫn đến sự cưỡng bức 50 ha đất bãi bồi và đâp páh tài sản gia đình anh Vươn, ông Phó chủ tịch TP Hải phòng Đỗ Trung Thoại đổ cho là “vì nhân dân bức xúc, không đồng tình với ông Vươn, đứng về phía chính quyền tự ý xông vào đập phá tan nhà ông Vươn chứ không phải chính quyền!” Thì ra nhân dân Viêt nam bây giờ tiến bố hơn các dân tộc văn minh khác. Nhân dân ta tự ý thức đứng lên ủng hộ chính quyền để đập phá nhà nhân dân hàng xóm… (?) cho đỡ tức… ây có lẽ là một “dòng thác cách mạng thứ tư” đang thành hình!? Chà chà! Chỉ có cs mới đủ “tư cách và dũng cảm” nói lên cái lý luận gàn, nói lấy được, kiểu cả vú lấp miệng em kiểu nghịch lý kỳ lạ như vậy. Thiệt tình!
4- và còn đến tận đâu nữa ?
Nếu phải lâp một cái danh sách để liêt kê đầy đủ các vụ cướp đất của dân trên giấy trắng (từ bây giờ trở về thời điểm cách mạng tháng 8) thì không biết đến bao giờ mới làm xong! Ngày hôm nay, nếu quý vị có chút thời giờ đi qua, khu vực trước phòng tiếp dân tại 110 Cầu Giấy, Hà Nội hay ở đường Võ Thị Sáu tại thành Hồ, thì sẽ thấy có những người dân đến từ 62 tỉnh trên tòan quốc đang ngày này qua ngày khác cầm đơn để khiếu nại về những oan khuất mà họ quả quyết do chính quyền từ cấp địa phương gây nên cho họ. Có lúc số dân oan đông lên gần 500 người đến từ 20 tỉnh (tháng 7 năm 2007 trước văn phòng quốc hội cs). Thế nhưng sau gần một thời gian giăng biểu ngữ và nằm vạ tại đó, chính quyền cs đã huy động mọi lực lượng an ninh đến giải tán, và cưỡng bức đưa dân oan thuộc tỉnh nào về tỉnh đó yên chuyện. Biện pháp này cũng chẳng khác mấy khi chính quyền dẹp cuộc biểu tình của người nông dân tỉnh Thái Bình, Vĩnh phúc, Lâm đồng, Tiền giang…, đồng bào thiểu số ở Cao nguyên…
Tuy vậy, trong số đó vẫn có những người cương quyết “bám trụ” tại Hà Nội để kêu oan, dù phải đói khát, sống ngủ lây lất ở các vườn hoa; hằng ngày đi làm thuê, làm mướn hay nhặt rác, xin ăn.
Những người chịu cảnh oan không chỉ là dân thường, mà còn là gia đình liệt sĩ, thương binh quân đội cs. Cả những cơ sở tôn giáo cũng gặp trường hợp tương tự không kể đất nhà thờ, dòng tu (Thái hà, Đồng Chiêm, dòng Thánh Phao lồ Vĩnh long) hay nhà chùa (Mai vĩnh – Huế; Nghĩa Hòa – Nha trang, Hàm long –Hà nội)…
5- Lời kết
Quá trình hình thành đảng csvn chỉ cần ghi vỏn vẹn, tóm lược lại một chữ: “Cướp:” Cướp chính quyền, cướp đất của địa chủ (nhiều người chỉ có vài sào đất cũng bị liệt và hàng “địa chủ”), cướp tài sản của giới công nghiệp, thương mãi (tư sản mại bản)… cs gọi các thành phần bị cướp này là địa chủ, cường hào ác bá, và tư bản bóc lột. Sau đó, công cuộc “cướp” này tiếp tục; nhưng bây giờ là cướp đất đất của dân nghèo, nông dân, công nhân hạng tép riêu thấp cổ bé họng… không có đền bù (hoặc đền bù với gía thật rẻ mạt).
Lý thuyết và cương lĩnh ngoạn mục của cs là một bình phong che chở cho một tổ chức ăn cướp (mafia - organized crime) đứng ra cướp tài sản xương máu mồ hôi của dân lành để thỏa mãn lòng tham riêng của họ. Bọn Mafia dù có ăn cướp nhưng họ vẫn còn sợ công an cảnh sát và luật pháp… Đảng cs là một băng đảng đáng được “đánh giá cao” là bậc thầy của Mafia. Csvn là một tổ chức ăn cuớp công khai ban ngày chẳng cần phải sợ ai cả bởi vì cũng chính họ là công an cảnh sát… Csvn vẫn tồn tại dài dài vì cs củng cố chính sách làm cho dân hèn đi (vì đói), kém thiếu suy nghĩ (do nền giáo dục kiểu cs), tiêu cực tránh né trách nhiệm (vì sợ hãi trường hợp bị tù đày, tra tấn, cô lập) của đại đa số quần chúng.
Sở dĩ có cái tiền đề “đừng nghe những gì cs nói” vì không hề bao giờ có một “thế giới cs đúng như nghĩa nguyên thủy của nó” (nên biết chữ “Cộng sản – Communist” có nguồn gốc từ chữ “la tinh” nghĩa là “shared - chia sẻ,” “belonged to all - của chung”)… Người dân từ trưóc tới bây giờ (trước nhày ngày 5/1/2012) chỉ biết kêu oan, viết kiến nghị… kết quả chìm xuồng chẳng đi đến đâu cả. Lần này, anh em ông Vươn (cũng như anh em Biện Toại, Mười Chức ở Nọc Nạn) đã phản công lại bằng vũ lực với bom mìn tự chế, (Nọc Nạn với giáo mác) gây thương tích và thiệt mạng cho giới quyền thế chủ trương áp bức. Tôi biết chắc là nhà cầm quyền csvn sẽ cố gắng đóng kịch đãi bôi, hy sinh một vài con cừu tế thần để xoa dịu dư luận quần chúng qua vụ Cống rốc, Tiên lãng… và cs hy vọng vụ này rồi cũng chìm như các cái xuồng kêu oan khác thôi! Nhưng tiếng vang của đạn “bông cải” có thể sẽ là một tiền lệ, biết đâu, đưa đến một sự đối kháng, chống đối toàn diện. Đây là lúc khởi đầu dẫn đưa đến sự khai trừ chế độ cs khỏi đời sống chính trị của dân tộc Việt…
Như đã thấy, sự phẫn uất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bùng nổ thành sự chống đối có nổ súng (hoa cải) và mìn (tự chế) đẫm máu. Tuy chưa có ai chết (chỉ có 6 công an, bộ đội bi thương qua loa, băng bó vết thương, uống thuốc rồi ra về tromg ngày) nhưng đã là một tiền lệ chưa từng xẩy ra trong lịch sử gần 70 năm từ ngày cướp chính quyền, cướp đất nông dân của chế độ csvn. Kể ra, ông Đoàn Văn Vưon cũng hơi xui xẻo không được sống vào thời kỳ đấu tranh “chống bọn thực dân ác độc” mà lại phải sống ở thời buổi “tự do độc lập hạnh phúc” đấu tranh với cái “chính quyên của dân vì dân và do dân” với “chính nghĩa chói lòa, vô địch không có thế lực phản động nào dám động đến…”
Như đã nhìn thấy, csvn đàn áp sự phản kháng của nông dân còn “quyết liệt” hơn cả thực dân Pháp… Không biết sau này có đồng chí cán bộ cao cấp TƯ đảng nào (về hưu) bớt hèn dám đứng lên làm tượng đài kỷ niệm vụ cưỡng chế Cống Rốc Tiên Lãng.
Chờ xem…
Trần văn Giang
Ngày 7 tháng 3 năm 2012.
_______
Phụ chú
(*) Những chữ in nghiêngtrong bài viết là những chữ được trích từ các trang báo “lề phải” trong nước.
[1]- Nọc Nạn hay Nọc Nạng?
Theo một số người am hiểu về địa danh “Nọc Nạn” thì hai chữ “Nọc Nạn” không có nghĩa gì cả. Chữ thứ hai phải viết có “ –ng” ở cuối thành “Nạng” thì hai chữ “Nọc Nạng” mới có nghĩa.” Nọc lá cái cọc để cắm làm mốc; hoặc để cây nạng là thứ cọc dài có chạc hình chữ “Y” ở đầu trên mà nông dân thường cắm trong đất để treo một số vật dụng mang theo lúc đi làm. Tóm lại hai chữ “Nọc Nạng” hợp lý hơn vì diễn tả được công việc đồng áng. 
Người viết xin mạn phép nêu lên chi tiết này để quý vị tham khảo thêm.
[2]-Trích các điều liên quan trực tiếp đến hòan cảnh của ông Đoàn Van Vươn Vưon trong “Luật đai 1993” của quốc hội vi-xi để quý vị tham khảo thêm:
“LUẬT ĐẤT ĐAI 1993
(SỐ 24-L/CTN NGÀY 14/07/1993 CỦA QUỐC HỘI)

Điều 20
Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng.
Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở và chỉ thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Luật này.
Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài đối với các loại đất khác do Chính phủ quy định.

Điều 26
Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp sau đây:
1- Tổ chức sử dụng đất bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm nhu cầu sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này; cá nhân sử dụng đất đã chết mà không có người được quyền tiếp tục sử dụng đất đó;
2- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao;
3- Đất không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép;
4- Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
5- Đất sử dụng không đúng mục đích được giao;
6- Đất được giao không theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật này.
Điều 27
Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại.…”
Trần văn Giang
Ngày 7 tháng 3 năm 2012.

Ý kiến bạn đọc
09/03/201205:27:21
Khách
Người Dân Việt nam quá hiểu chế độ CS . Họ biết Ông Vươn khó mà thoát tội , gần đây trên Blog Nhà Văn nguyễn Quang Vinh - Cu Vinh ... Có Bài Văn rất hay sau :

Truyện Lễ hội ở làng “Hoa Cải”.
Vùng đất này trước kia có tên là Cống Rộc, thuộc xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, vốn là một bãi biển hoang. Các cụ cao niên kể lại rằng khi đó có một Cử nhân họ Đoàn, tên Văn Vươn đã đến khai hoang lấn biển, dựng lều sinh sống tại đây, từ đó về sau người dân theo ông làm nhà, lập ấp, công sức của họ đổ ra lâu dần đã tạo nên một vùng dân cư trù phú như ngày nay. Người dân trừu mến gọi ông là “ông Kỳ Tài”.
Lịch sử ghi lại vào năm thứ hai triều Nguyễn Phú, bọn cường hào ác bá lập mưu cướp đất khai hoang của những người dân nơi đây, khởi đầu bằng việc cưỡng chế đất khai hoang của gia đình “ông Kỳ Tài” như một trường hợp răn đe điển hình. Không chịu khuất phục, người nông dân hiền lành này đã cùng với các anh em, vợ con của mình tổ chức chống lại bọn tham quan bằng mìn tự chế và súng hoa cải. Vụ việc vỡ lở, tin tức đến tai triều đình, nhờ đó những người dân đã giữ lại được đất đai. Bọn quan tham bị thế giới vạch mặt và nguyền rủa.
Sau này, khi ông Kỳ Tài mất, người dân đã tôn ông làm Thành Hoàng làng, và đặt tên làng là làng “Hoa Cải” để các thế hệ sau mãi ghi nhớ công khai phá và bảo vệ đất đai của ông. Một ngôi đình làng to đẹp cũng được dựng lên trên nền đất cũ của gia đình ông, nơi vốn trước đây là căn nhà bị bọn tham quan đốt phá.
Từ đó, hàng năm vào ngày mùng 5 tháng 1, dân làng mở hội để tưởng nhớ Thành Hoàng làng, ngày khai hội cũng chính là ngày Thành Hoàng giật mìn và bắn súng hoa cải chống lại bọn cường hào – ác bá. Lễ hội tưng bừng diễn ra trong suốt ba ngày, ba đêm.
Ngay từ sáng sớm, sau nghi lễ tế Thành Hoàng của các cụ, dân làng tổ chức nổ mìn và bắn súng hoa cải để diễn lại tích Thành Hoàng giữ đất trước đây. Theo tục lệ, mỗi xóm làm một quả mìn tự chế, đúng 7 giờ sáng mang ra cánh đồng trước đình cho nổ thi, xóm nào nổ to nhất sẽ được nhiều may mắn và phần thưởng, nếu mìn không nổ thì sẽ xui xẻo cả năm. Các xóm cũng cử ra một người bắn súng hoa cải giỏi nhất để thi, giải nhất là một khẩu “hoa cải” nạm vàng do các bô lão trao tặng. Người được chọn ra thi bắn phải là người khỏe mạnh, có bằng tiến sĩ, vợ chồng song toàn, con cái có nếp có tẻ, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.
Ngoài ra dân làng còn tổ chức các trò chơi như hôi cá, phá nhà, đốt lều để nhớ về ngôi nhà và đầm thủy sản của Thành Hoàng bị phá trước đây. Trong trò chơi phá nhà, hành trăm máy xúc được trang trí bằng các hình vẽ rồng – phượng đẹp mắt, cùng xông vào ngôi nhà được ban tổ chức dựng sẵn và kéo sập trong tiếng hò reo cổ vũ của dân làng. Sau khi căn nhà bị san phẳng, đốt trụi, hàng trăm nam thanh, nữ tú trong làng thi nhau tụt quần nhảy xuống đầm trước cửa đình để bắt cá. Theo tục lệ, người nào càng bắt được nhiều cá, cá to thì gia đình sẽ càng gặp nhiều may mắn, hạnh phúc cả năm.
Lễ hội làng “Hoa Cải” là một nét đẹp văn hóa của người dân vùng biển Tiên Lãng, nêu cao truyền thống khai hoang lấn biển và bảo vệ đất đai, tưởng nhớ đến “ông Kỳ Tài”, đến cha ông chúng ta trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với cái ác từ những năm đầu thế kỷ 21.
SƯU TẦM
10/03/201201:32:22
Khách
TVG (tác giả bài chủ) viết xong bài “Từ Nọc Nạn đến Cống Rộc” này lúc nửa đêm cho nên có nhiều lỗi đánh máy (typo) mà vì mắt mờ cho nên tôi không nhìn thấy.

Tôi đã viết lúc thì "Cống Rốc"; lúc thì "Cống Rộc."

Xin quý vị thông cảm và thứ lỗi.

Xin quý vị đọc là tất cả “Cống Rộc” mới đúng; không phải là “Cống Rốc.”

TB: Đầu óc tôi thì nghĩ là “Cống Rộc” nhưng ngón tay thì lại gõ là “Công Rốc ?” Thiệt tình !!!

Trần Văn Giang
3/9/2012
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.