Hôm nay,  

Thêu Tranh Phật: Nghệ Thuật Độc Đáo Của Pg Tây Tạng

10/02/200900:00:00(Xem: 3394)

Thêu Tranh Phật: Nghệ Thuật Độc Đáo Của PG Tây Tạng; Leslie Người Phụ Nữ Tây Phương Duy Nhất Thêu Tranh Phật
Nghệ nhân Leslie trước tranh thêu Phật và Bồ Tát.


WESTMINSTER (VB) - Suốt hơn 1 tiếng đồng hồ, sáng Chủ Nhật, ngày 8-2-2009, tại Việt Báo Gallery, hàng trăm chư Tăng và đồng hương Phật tử chăm chú theo dõi cuốn phim nói về nghệ thuật thêu hình Phật và Bồ Tát của nhà nghệ sĩ Leslie Rinchen-Wongmo.
Đặc biệt, trong buổi chiếu phim này, có sự quang lâm của 2 vị Tăng sĩ: Lạt ma Tulku Orgyen Phuntsok đến từ Vairotsana Foundation có trụ sở tại thành  phố Garden Grove, Thầy hiện là Giáo sư Phật Học tại Đại Học UC Santa Barbara; và Đại Đức Thích Đồng Châu đến từ Chùa Bát Nhã thành phố Santa Ana.
Chương trình gồm có: phần đầu là chiếu phim hơn một tiếng đồng hồ, và phần sau là trao đổi và trả lời các câu  hỏi của người xem phim.
Điều hợp chương trình là nữ ca sĩ Vi Lan cũng là người cùng với bác sĩ Quách Thế Hùng giúp thông dịch cho phần đặt và trả lời các câu hỏi.
Mở đầu, cô Tường Lãm thay mặt ban tổ chức đọc diễn văn khai mạc bằng Anh ngữ. Sau đó cô Mai Thy đại diện Việt Nalanda Foundation chuyển ngữ diễn văn khai mạc trong tiếng Việt. Trong diễn văn khai mạc đề cập đến biến cố bỏ nước ra đi của đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong cũng như chư tăng Tây Tạng vào năm 1959. Nhờ đó mà Phật Giáo có thêm cơ hội để phổ biến sâu rộng trên khắp thế giới. Trong diễn văn cũng cho biết buổi chiếu phim này đã được tổ chức Viet Nalanda Foundation bảo trợ.
Viet Nalanda Foundation, lúc đầu có tên là Viet_Vaija Foundation, là một tổ chức bất vụ lợi đã được thành lập vào ngày 9-1-2006 tại Maryland. Đến tháng 10 năm 2007 đã được duyên lành diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Thủ đô Washington. Viet Nalanda có 2 cơ cấu phụ thuộc: Lotsawa Institute và Viet Tibet House. Viet Nalanda Foundation chủ trương hỗ trợ các công tác từ thiện, giáo dục và tôn giáo, lấy tinh thần không phân biệt bộ phái, hòa bình thế giới, bồ đề tâm và tứ vô lượng tâm làm kim chỉ nam hoạt động.
Sau đó nữ nghệ nhân Leslie Richen-Wongmo lên giới thiệu sơ lược về cuốn phim, nhưng bà nói rằng những gì muốn nói thì đã được nói đủ trong cuốn phim, bà chỉ cho biết cuốn phim đã được thực hiện bởi một sinh viên theo học chương trình tiến sĩ tôn giáo.
Leslie Rinchen-Wongmo đã theo học và thực nghiệm 4 năm môn nghệ thuật cổ truyền thêu hình Phật dưới sự hướng dẫn của các bậc thầy nghệ nhân Tây Tạng tại An Độ. Tại sao một thiếu nữ Hoa Kỳ trưởng thành trong truyền thống Hoa Kỳ lại ưa thích môn nghệ thuật sáng tạo tranh Phật" Tất cả hẳn nhiên chỉ vì nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp.
Leslie Rinchen-Wongmo khi còn là cô sinh viên có tên là Leslie Freilich, sau khi hoàn tất hai văn bằng Cao Học về Quản Trị và Kế Hoạch Đô Thị từ đại học UCLA đã ra làm việc và điều hành một chương trình phát triển gia cư tại Boston năm 1992. Nơi đây, nghệ sĩ này ngày càng quan tâm với chính nghĩa Tây Tạng và với giáo lý nhà Phật, chị đã đi tới Dharamsala, An Độ để tình nguyện làm việc cho chính phủ Tây Tạng lưu vong.
Trong cương vị một viên chức làm cho Hội Đồng Kế Hoạch Tây Tạng, chị đã viếng thăm một nơi làm thủ công nghệ,  và đã xúc động trước các màu sắc, hình thể và chất liệu của nghệ thuật tranh Phật thangka khi nhìn thấy một hình ảnh Garuda được sáng tạo tại Norbulingka Institute (Viện Mỹ Thuật Norbulingka). Ngay trong ngày đó, chị quyết tâm tự học  môn nghệ thuật thêu tranh Phật này, mà không hề nghĩ rằng sau này bộ môn sẽ trở thành sự nghiệp cả đời chị.
Trong ba năm học việc toàn thời gian dưới giảng dạy của bậc thầy nghệ thuật T.G. Dorjee Wangdu, chị đã góp phần tham dự thêu các tranh thangka cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tu Viện Namgyal, Đại Học Mật Tông Gyuto Tantric College, Sogyal Rinpoche, và các tu viện khác. 


Thông tin trên mạng http://www.silkthangka.com/viết rằng chị Leslie là một trong rất ít những người không phải sắc dân Tây Tạng, và có lẽ là người Tây Phương duy nhất, được huấn luyện chuyên nghiệp trong bộ môn nghệ thuật cổ truyền Tây Tạng này, và bây giờ thì chị có đủ tài năng để tự sáng tạo các tranh thangka.
Cuốn phim giới thiệu một cách tổng quát nhưng không thiếu các chi tiết của nghệ thuật thêu tranh Phật. Cuốn phim cho thấy nghệ thuật thêu tranh Phật có mặt trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng trải qua hàng ngàn năm.
Về nghệ thuật thêu tranh, cuốn phim cho thấy những nét độc đáo của nghệ thuật màu sắc, vẽ và thêu hình Phật. Để thực hiện việc thêu, nhà nghệ thuật trước hết phải chọn hình Phật và Bồ Tát mang ý nghĩa tâm linh đối với truyền thống tôn giáo. Trong điạ hạt này, nghệ nhân Leslie đã thực hiện thành công việc thêu hình đức Tara Xanh. Đức Tara là một trong những hiện thân của Bồ Tát Quán Tự Tại, biểu thị lòng từ bi bao la và trí tuệ cao vời.
Chọn xong hình Phật hay Bồ Tát, nhà nghệ thuật phải vẽ lại hình trên tấm vải mẫu để làm chuẩn các đường nét sẽ được thêu. Kế đó là chọn vải lụa để làm nền cho bức hình thêu. Leslie cho biết bà chọn loại lụa tốt nhất của  Ấn Độ hay đôi khi của Trung Quốc. Sau đó là chọn loại chỉ để thêu. Truyền thống Tây Tạng đã dùng đến tóc bườm của ngựa để gắn thành những đường viềng nổi bậc trong hình thêu. Nhà nghệ thuật phải kiên nhẫn ngồi se từng sợi chỉ nhỏ hay to là tùy nhu cầu, tùy hình thêu.
Đi vào việc thêu là một quá trình công phu không chỉ đòi hỏi kỹ thuật thêu mà còn phải chú tâm cao độ để từng đường kim, từng sợi chỉ, từng nét hình, từng bộ phận được thực hiện một cách tinh vi, viên mãn. Đặc biệt một cách vô thức, trong tâm nhà nghệ thuật hình ảnh chư Phật và Bồ Tát phải thường trực hiện tiền thì hình thêu mới biểu thị được trọn vẹn đức tướng của các ngài.
Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, những hình thêu Phật và Bồ Tát có thể lớn đến hàng trăm thước cả hai chiều ngang và dọc. Cuốn phim cho thấy một bức hình thêu được trưng bày trên một sườn đồi tại thủ đô Lahsa nặng hàng tấn phải được 300 chư  Tăng khiêng.
Trong phần vấn đáp, nhiều câu hỏi từ cử tọa đã được đặt ra cho Leslie. Để trả lời cho câu hỏi rằng bà cảm nhận thế nào về nghệ thuật thêu hình Phật trong suốt thời gian thực hiện. Leslie nói rằng "Nó là cuộc đời tôi. Nó không phải là con đường dễ dàng, nhưng tôi nghĩ đến mình đang thực hiện điều gì đó mang lại giá trị cho nhiều người." Được hỏi sinh hoạt của bà về mặt tài chánh thế nào, Leslie trả lời rằng bà sống nhờ vào việc thêu hình Phật và Bồ Tát mà nhiều người đặt cho bà làm. Mỗi hình tùy theo kích thước và công phu giá từ $5,000 đến $10,000 đô la và được thực hiện trong vòng nửa năm. Leslie khuyên người có tranh thêu không nên để hình thêu chịu ánh nắng trực tiếp vì sẽ dễ làm phai màu, nhưng bà nói loại lụa mà bà dùng thêu hình là thứ rất tốt được chọn từ các nguồn tơ lụa nổi tiếng của Ấn  Độ hay Trung Quốc.
Trình bày những cảm nhận khi xem cuốn phim một số cử tọa cho biết rằng họ rơi nước mắt khi nhìn các hình Phật và Bồ Tát được Leslie thêu. Bà Leslie nói rằng cũng đã có nhiều người cùng một tâm trạng như vậy khi xem hình thêu của bà. Theo bà thì đây là sự xúc cảm sâu xa của khán giả khi chiêm ngưỡng hình Phật và Bồ Tát.
Buổi chiếu phim cũng đã được Lạt Ma Tulku Orgyen Phuntsok gia trì qua phần chú nguyện của thần chú Lục Tara: OM TARE TUTTARE TURE SVAHA. Đây là thần chú hộ trì của Phật Mẫu Tara trong truyền thống Mật Tông Phật Giáo Tây Tạng.  Chi tiết về phim và nghệ sĩ Leslie, có thể đọc ở trang: http://www.silkthangka.com. Chi tiết về Viet Nalanda Foundation có thể vào trang WWW.vietnalanda.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rất nhiều gia đình Việt Nam bị trở ngại về việc truyền thông trong gia đình khi các con bắt đầu vào lứa tuổi 12 tới 19; liên hệ giữa cha mẹ và con cái đang êm đẹp bỗng nhiên bị tắc nghẽn một cách nghiêm trọng.
Câu chuyện của Kristin thể hiện sự kiên cường và niềm đam mê. Với mảnh bằng kinh doanh của mình, Kristin bận bịu trong việc điều hành cửa hàng của cha mẹ, trau dồi kỹ năng của một đầu bếp chính, đồng thời gánh vác trách nhiệm của người vợ và làm mẹ. Mặc dù phải nghỉ làm để nuôi con, nhưng tình yêu nấu nướng của cô vẫn còn nguyên; điều này dẫn cô đến trường dạy nấu ăn, và cuối cùng là khám phá văn hóa ẩm thực trên khắp thế giới. Không lâu sau, Kristin bắt tay vào hành trình khởi nghiệp của mình, thành lập Garlic And Chives.
Điều gì xảy ra nếu Thẻ xanh mười năm của bạn hết hạn? Bạn có vẫn còn là Thường trú nhân? Đúng vậy, tình trạng Thường trú nhân của bạn không bị hết hạn khi Thẻ Xanh 10 năm hết hạn. Nhưng đôi khi sẽ rất bất tiện khi thẻ xanh hết hạn.
Trong chuyên mục của tháng này, chúng tôi đã chọn những câu hỏi chung về Medicare và các phúc lợi xã hội khác từ các cuộc gọi và thư mà chúng tôi nhận được. Chúng tôi muốn chia sẻ thông tin. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế theo Đạo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí An Sinh Xã Hội, thu nhập An Sinh Bổ Sung, phúc lợi Xã Hội cho Người Cao Tuổi hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi hoặc email với chúng tôi theo 3 cách ngay hôm nay
Pechanga Resort Casino vô cùng hào hứng được giới thiệu chương trình “Nhạc Hội Huynh Đệ - The Brothers Concert”, với bốn diễn viên ca sĩ tên tuổi. Buổi trình diễn duy nhất này vào tối Thứ Bảy, 25 Tháng Năm, lúc 8 giờ ở rạp Pechanga Summit hứa hẹn sẽ đưa quý vị ngược thời gian trở lại kỷ nguyên những ca khúc "hit" bất hủ. Các diễn viên ca sĩ xen kẽ cống hiến những ca khúc vượt thời gian với những lúc thân mật nói chuyện trên sân khấu với khán thính giả. Chắc chắn các 'fan' sẽ cảm nghiệm một buổi tối khó quên. Lương Hán Văn, Ngô Trác Hy, Lâm Hiểu Phong và Tạ Thiên Hoa dàn trải ba lĩnh vực nghệ thuật chính, gồm âm nhạc, điện ảnh và truyền hình, gợi lên thật nhiều những kỷ niệm trân quý, nhất là trong lòng những ai sinh ra trong các thập niên 80 và 90. Sự nghiệp của những diễn viên ca sĩ này tiêu biểu cho kỷ nguyên vàng son của ngành giải trí Hong Kong, là khoảng thời gian mà các ca khúc, phim màn ảnh và phim TV của họ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhiều người.
Trong tuần lễ cuối của Tháng Tư năm 2024 tại Little Sài Gòn, nhiều tổ chức Hội Đoàn, Đoàn Thể, Cộng Đồng đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng Tư trong đó có những chương trình nhạc đấu tranh được tổ chức như: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Nhóm Hát Quỳnh Hoa, Biệt Đội Văn Nghệ tại Thư Viện Việt Nam, Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng tại hội trường Viện Việt Học, Hội Ái Hữu Cựu Sunh Viên Quốc Gia Hành Chánh, Đoàn Du Ca Nam California, Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ v.v…
Mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, đồng hương tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận, ở Little Saigon, nơi có đông người tị nạn. Nhiều nơi tổ chức ngày ngày, buổi sáng, buổi chiều và buổi tối...
Sáng Thứ Ba 30-4-2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ của thành phố Westminster, Nam California, mấy trăm người đã đến dự buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen do Hội Đồng Thành Phố Westminster thực hiện. Buổi lễ tưởng niệm này thật đặc biệt vì do chính quyền của thành phố Westminster của tiểu bang California đất nước Hoa Kỳ tổ chức, khác với những buổi lễ tưởng niệm Quốc Hận do cộng đồng Người Việt Tự Do tổ chức.
Tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy để bảo vệ Sài Gòn, ngay trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản vào ngày 30/04/1975.
Nợ sinh viên là hình thức nợ vay tiêu dùng lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ sau nợ mua nhà. Ngày nay, khoảng 45 triệu người Mỹ nợ tiền học gần 1,700 tỷ USD!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.