Song ngữ: Buddhist Views on the Issue of Horoscope Reading and Fortune Telling / Quan điểm của Phật giáo về vấn đề xem tử vi bói toán
Tâm Diệu
Có lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người xin coi bói toán.
Trong thời đại ngày nay, vì lo lắng cho tương lai nhiều bất trắc, rất nhiều người muốn biết hậu vận nên việc xem tử vi bói toán ngày càng phổ biến. Giới làm ăn buôn bán cũng dựa vào chiêm tinh để quyết định công việc đầu tư và làm ăn. Những người khác từ việc mua nhà, đi xa, dựng vợ, gả chồng, cho đến việc tang ma...đều tìm đến những người coi bói toán để tham vấn, hầu dựa vào những lời khuyên đó mà làm theo. Tử vi, bói toán, đồng cốt đang lan rộng ra nhiều người, nhiều giới và nhiều nơi.
Khoa tâm lý học cho rằng, những người này thường là những người có “vấn đề” hoặc là về gia đạo, hay công danh sự nghiệp không như ý, hay cũng có thể đang lo toan một điều gì không rõ nét. Họ cũng có thể là những người thường có tâm mong cầu và tâm sợ hãi, cùng là thiếu niềm tin nơi chính mình và lại hay tin vào việc bói toán hoặc tin vào một đấng thần linh, tin vào một định mệnh hay số mệnh đã an bài, và nếu là một Phật tử thì họ xem ông Phật như một vị thần linh tối cao có thể ban vui giáng họa.
Có nhiều hình thức bói toán, nhưng có ba loại phổ thông đối với người Á Đông chúng ta. Đó là bói bài, xem lá số tử vi và lên đồng nhập cốt. Việc coi lá số tử vi là dựa trên sự tương tác của các ngôi sao vào lúc người đó chào đời, những ngôi sao này mang một số đặc tính nhất định do con người đặt ra, xem như là thần linh hoặc là các thần linh trấn giữ các ngôi sao đó. Bói bài là dựa vào việc giải đoán những dấu hiệu do con người vẽ ra nơi những con bài. Còn bói qua việc lên đồng là để một vong linh người chết nào đó nhập vào và làm trung gian truyền thông ban bảo các lời khuyên hoặc hướng dẫn những ai đang cần giúp đỡ.
Ngày nay ở Việt Nam cũng như ở các nước phương Tây, sách báo về khoa bói toán nhiều vô số. Hầu hết những lời tiên đoán đều có tính chất chung chung, vô thưởng vô phạt, nhưng những người tin thường có tâm lý suy đoán và áp dụng cho trường hợp riêng mình, cho nên đôi khi họ cảm thấy đúng.
Vấn đề cần nói là chính việc xem bói toán, tử vi hoặc trực tiếp đến với các nhà coi bói hoặc gián tiếp qua sách báo, thì người tham dự cũng đều trực tiếp và tự nguyện tham gia vào những sinh hoạt thuộc lĩnh vực tâm thần, và đó là một lời mời rõ ràng, một cách mở cửa cho những tư tưởng vui buồn lo sợ xâm nhập, dễ sinh ra các áp lực trong tâm trí và trong đời sống, khiến cho một ngày kia người đó có thể rơi vào tình trạng xáo trộn tâm lý như có những nỗi sợ hãi ám ảnh trong cuộc sống và những nỗi buồn kinh niên. Ngay cả việc coi ngày tốt xấu cho việc quan hôn tang tế cũng có những hậu quả tiêu cực. Việc định ngày tốt xấu ghi trên lịch sách hoàn toàn không có cơ sở. Vì lợi ích kinh doanh, các nhà làm lịch sách đặt thêm phần coi ngày tốt xấu vào. Họ tự đặt ra ngày này nên làm việc này, ngày kia không nên làm việc nọ, rồi những người dễ tin tin theo. Việc tốt xấu là do nơi con người tạo tác. Một bằng chứng cụ thể là đa số người Tây phương không cần coi ngày tốt xấu khai trương cửa hàng, nhưng họ vẫn thịnh vượng phát đạt. Họ không có thờ thần tài, thờ ông địa, nhưng họ vẫn làm ăn buôn bán, phát tài như thường. Họ chỉ tính toán ngày giờ theo dự án, theo kế hoạch làm việc, theo khả năng chuyên môn nghề nghiệp.
Có thể khởi đầu chỉ là một chút tò mò muốn biết hậu vận mai này ra sao nhưng sau đó người đó sẽ bị tác động không chỉ về phương diện tâm lý mà bị chính quyền lực của sự u tối, của tà linh, của mê tín điều khiển, khiến cho người đó tưởng như không thể thoát ra khỏi số phận đã tiên đoán cho đời mình, rồi có thể hành động một cách vô ý thức, dẫn đến một kết thúc bi thảm. Như trường hợp một bà mẹ đã bắn chết đứa con của mình, vì ông thầy coi lá số tử vi của bà tiên đoán đứa con đang bị bệnh tâm thần của bà, sẽ không bao giờ lành mạnh, vì thế bà đã hạ sát con để cho nó khỏi khổ! Người đàn bà này đã bị bắt, bị kết án, trong khi nhà coi bói tiên đoán cho bà vẫn được tự do hành nghề.
Cũng có thể do sự tin tưởng mù quáng, khiến con người mất hết sức phán đoán và trí thông minh mà người ta thường gọi là mê tín. Mê tín đem lại những tai hại không thể lường trước được. Nó có thể làm hại cuộc đời con người, có thể làm tan nát cả gia đình, có thể làm suy sụp chuyện quốc gia đại sự. Như trường hợp một người vợ ghen bóng ghen gió, đi xem bói tử vi. Thầy bói nói chồng có nhân tình, trong lá số có sao đào hoa chiếu mệnh bèn tin ngay, không cần suy xét, không chịu tìm hiểu hư thực thế nào, thế là bà tức giận, ghen bóng ghen gió với người tình không có thực của chồng. Thế là hai vợ chồng cãi vã nhau, đưa đến hậu quả là gia đình tan nát do việc mê tín coi bói của người vợ. Hoặc có trường hợp đôi trai gái yêu nhau thắm thiết song chỉ vì một lời của thầy mà hai gia đình kiên quyết không cho lấy bởi “Có lấy được thì cũng sớm tan vỡ thôi” cho nên ca dao Việt Nam có câu:
Tay cầm tiền của bo bo
Đi coi thầy bói mang lo vào người.
Vậy quan điểm của Phật giáo đối với các vấn đề bói toán tử vi như thế nào?
Xin trả lời là đạo Phật là đạo giác ngộ giải thoát, là đạo chánh tín, không phải đạo mê tín. Việc coi bói toán tử vi, lên đồng nhập cốt không có mặt trong giáo lý nhà Phật. Cái mà mọi người thường gọi là số mạng tức là nghiệp lực trong Phật giáo. Nếu chúng ta tin có nghiệp lực thì tự nhiên là phải có số mạng, nhưng đức Phật dạy mọi sự đều do tâm tạo. Chỉ cần tâm an ổn thì chỗ nào cũng yên.
Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ, xem sao và xem tướng số. Trong năm môn học được giảng dạy ở các trường đại học Phật giáo trước đây ở Ấn Độ không có môn tướng số và bói toán tử vi, tuy có dạy các môn thế học như là Ngôn Ngữ học, Thủ Công Nghệ học, Y học và Luận Lý học.
Theo quan điểm Phật giáo thì vấn đề tai họa hay sung sướng, khổ đau hay bất hạnh, giàu có hay nghèo khổ đều do nhân thiện ác mà chúng ta gieo trồng từ nhiều đời sống trước rồi đời này hay đời sau chịu quả báo. Lại cộng thêm sự nỗ lực hay lười biếng trong đời sống hiện tại mà có thể thay đổi hoặc ảnh hưởng đến vận mạng của đời này hay đời sau. Do việc gieo nhân khác nhau trong đời trước mà tiếp nhận hoàn cảnh khác nhau trong đời này. Cái gọi là hoàn cảnh cũng bao gồm cả di truyền của cha mẹ, bối cảnh văn hóa, văn minh, nuôi dưỡng và giáo dục, anh em, họ hàng, thầy bạn và đồng nghiệp. Tất cả đều ảnh hưởng đến vận mạng của cả một cuộc đời. Dù cho nhân tạo ra ở đời trước là xấu, dẫn tới hoàn cảnh hiện tại nhưng nếu có sự tu tập về mặt nội tâm và luyện tập thân thể tốt, trau dồi thêm ý thức mở mang trí tuệ thì vận mạng cũng sẽ biến đổi theo chiều hướng tốt.
Phật giáo quan niệm, con người không phải do một đấng thần quyền nào đó tạo ra, có thể bị sai sử, bị thưởng phạt, cho sống hay cho chết. Người Phật giáo không tin vào cái gọi là "định mệnh" an bài. Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên. Tiến trình nhân và quả không do một nhân vật toàn năng nào điều khiển và định đoạt mà do hành động qua thân, khẩu và ý của chúng ta hằng ngày. Đó là một định luật tự nhiên. Chúng ta trách nhiệm về những hành động chúng ta làm, thì chúng ta cũng phải gánh trách nhiệm về hậu quả của những hành động ấy. Việc chấp nhận ở đây không có nghĩa là tự mãn hay cam chịu với cái gọi là "số mệnh" an bài, bởi vì chúng ta có quyền tự do làm thay đổi và khắc phục những sự việc hay kết quả mà chúng ta không ưa thích. Như chúng ta thi rớt, chúng ta phải cố gắng luyện thi lại, thế nào cũng đạt được. Chúng ta làm chủ tạo nhân, chính chúng ta làm chủ thọ quả. Chỉ cần sáng suốt khi tạo nhân, chịu khó chăm sóc tốt cho nhân tăng trưởng, thì quả chín ngon ngọt sẽ đến tay chúng ta một cách dễ dàng. Đó là lý nhân quả, nếu chúng ta tin sâu và tin chắc lý này, chắc chắn sẽ không còn mê tín mà đi coi bói toán tử vi hay đi xin xăm cầu đảo.
Một vị cao Tăng người Trung Hoa là Trí Khải Đại sư, trong bài tựa cuốn "Đồng Mông Chỉ Quán", kể trường hợp chú Sa Di trẻ đệ tử của vị trụ trì đã chứng quả A La Hán. Vị trụ trì biết trong vòng một tuần nữa đệ tử mình sẽ chết, không thể tránh khỏi, bèn lẳng lặng cho đệ tử mình về thăm nhà. Chú Sa di trên đường về nhà thấy một ổ kiến lớn trên bờ đê đang bị một dòng nước xoáy đe dọa cuốn trôi đi. Chú Sa Di trẻ động lòng thương lũ kiến đang nháo nhác, bèn cởi quần áo nhảy xuống sông, ra sức đắp lại chỗ đê có thể bị vỡ để cứu ổ kiến. Cứu được ổ kiến, chú Sa Di tiếp tục lên đường về thăm nhà và sau một tuần trở lại chùa. Vị thầy trụ trì thấy đệ tử trở lại chùa bình an, khí sắc lại còn hồng hào hơn xưa, rất lấy làm lạ, bèn hỏi chú Sa Di, tuần lễ vừa qua đã làm những gì. Sau một hồi nhớ lại chú Sa Di đã tường thuật cặn kẽ đầu đuôi chuyện cứu một ổ kiến lớn thoát chết. Vị trụ trì kết luận là do chú Sa Di phát tâm từ bi rộng lớn cứu ổ kiến cho nên đã chuyển nghiệp, đáng lẽ phải chết trong vòng một tuần lại vẫn sống an toàn và còn tiếp tục sống thọ trong nhiều năm nữa.
Do câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng không có một cái gì là cố định, không có một cái gì là định pháp hay định mệnh, tâm thức chúng ta biến chuyển từng sát na và do đó nghiệp thức lẫn nghiệp quả cũng thay đổi từng sát na. Nếu các ông thầy bói toán tử vi tướng số nói những gì xảy ra trong tương lai mà chúng ta tin, tức là chúng ta tin rằng muôn sự muộn việc là thường chứ không phải là vô thường và là định pháp chứ không phải là bất định pháp, tức là chúng ta mù quáng mà phủ nhận định luật nhân quả và giáo pháp vô thường của Phật dạy.
Tóm lại, đối với việc coi tử vi bói toán, cũng như việc xin xăm cầu đảo là những việc làm có tính cách mê tín, không có chỗ đứng trong Phật giáo. Người Phật tử được khuyên bảo cẩn trọng đừng để rơi vào hố sâu mê tín dị đoan khiến tâm bị rối loạn bởi sự sợ hãi không cần thiết. Một thời tọa thiền hay niệm Phật hằng ngày giúp ích rất nhiều để tự thanh lọc tư tưởng bất thiện trong tâm. Tâm được thanh lọc tự động dẫn đến một thân thể trong sạch và khỏe mạnh. Pháp Phật là liều thuốc chữa khỏi các loại tâm bệnh này. Một phút giây tâm được tịnh là ngưng tạo bao nhiêu nghiệp, ngưng gieo bao nhiêu nhân và xa bao nhiêu dặm khổ ải.
Trong kinh Pháp Cú, đức Phật có dạy:
“Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp.” (127)
Nếu như con người hàng ngày không làm các việc lành thiện, chỉ lo tạo tội, tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giựt, khi quả báo đến, không ai có thể tránh được, dù cho có lên non xuống biển hay trốn vào hang núi.
(Trích từ sách Phật Pháp Trong Đời Sống, Nhà xuất bản Hồng Đức 2014)
Nguồn:
https://thuvienhoasen.org/p22a21698/04-quan-diem-cua-phat-giao-ve-van-de-xem-tu-vi-boi-toan
.... o ....
Buddhist Views on the Issue of Horoscope Reading and Fortune Telling
Author: Tâm Diệu
Translated by Nguyên Giác
Perhaps everyone knows that horoscope and fortune-telling practitioners claim to have the ability to predict their clients' future experiences. They claim to be able to foresee whether their clients will have successful or unsuccessful fortunes, happy or sad love lives, stable or tumultuous family lives, high or low levels of education, and whether choosing a certain direction for their house will bring good or bad luck. They also claim to be able to determine whether a potential spouse is of an appropriate age or not. They also believe that they are able to choose a fortunate day and time to conduct business, get married, and overcome obstacles. To make predictions about the future, they only need to know the visitor's date, time, month, and year of birth.
Nowadays, many people rely on horoscopes and fortune-telling out of fear of an uncertain future, hoping to gain insight into what lies ahead. Many businesspeople also rely on astrology before making decisions about investments and businesses. Many people, before making important decisions such as buying a house, traveling, getting married, or choosing a funeral date, consult fortune-tellers for guidance and then act accordingly. Therefore, horoscopes, fortune-telling, and mediumship are spreading in society, influencing numerous individuals, various social classes, and multiple regions.
Psychology suggests that individuals who depend on fortune-telling often have unresolved issues with their family or career, or they may be concerned about something ambiguous. They can also be individuals who frequently experience desires and fears, lack self-confidence, and hold beliefs in fortune-telling, a higher power, or a predetermined fate. And if they are Buddhists, they view Buddha as a supreme spiritual figure who has the power to bring both happiness and disaster.
There are many forms of divination, but there are three types that are common among Asians. These include card reading, horoscope reading, and mediumship. Horoscopes are based on the alignment of the stars at the moment of a person's birth. These stars have certain characteristics attributed to them by humans, such as being associated with gods or spirits. Card reading is based on interpreting the symbols depicted on the cards by humans. Fortune-telling through séance involves allowing the spirit of a deceased person to enter and act as a medium, providing advice or guidance to those seeking help.
Today, in Vietnam as well as in Western countries, there are numerous books and articles about fortune-telling. Most predictions are general and innocuous, but believers often have a speculative mindset and apply them to their own situations. As a result, sometimes they perceive these predictions as accurate.
It should be noted that when reading fortune-telling or horoscopes, whether it is done directly through fortune-tellers or indirectly through books and newspapers, individuals are actively and willingly engaging in activities related to mental health. That is a clear invitation, opening the door for thoughts of happiness, sadness, and fear to easily penetrate. This can create pressures in the mind and in life, eventually leading a person to fall into a state of psychological disturbance, characterized by obsessive fears and chronic sadness. Even considering whether it is a good or bad day for marriage or funerals has negative consequences. Determining whether good or bad days are recorded on calendars has absolutely no basis. For business purposes, calendar makers include a section to consider favorable or unfavorable days. They designate a specific day for people to engage in a certain activity, and on the following day, they discourage people from participating in another activity. Consequently, those who are gullible readily accept and believe this information. Good and bad things are created by humans. A concrete proof is that most Westerners do not need to consider whether it is a good or bad day to open a store, yet they still prosper. They do not worship any god of wealth, yet they still manage to conduct business successfully. They only calculate days and hours based on projects, work plans, and professional skills.
Some individuals may initially feel a slight curiosity about what their future holds, but then they become influenced, both psychologically and by a malevolent force of superstition. From then on, they seemed unable to escape the fate predicted for their lives, so they acted unconsciously, ultimately leading to a tragic end. Like the case of a mother who shot and killed her child because her horoscope teacher predicted that her mentally ill child would never lead a normal life. She believed that by killing him, she was allowing him to escape a life of suffering. This woman was arrested and sentenced, while the fortune teller who provided her with predictions remained free to continue practicing.
It can also be due to blind trust, causing many people to lose their judgment and intelligence, which is often referred to as superstition. Superstition brings unpredictable harm. It can harm people's lives, destroy entire families, and ruin major national affairs. Just like the case of a jealous wife going to have her horoscope read. The fortune teller claimed that the woman's husband had a lover and that there was a romantic star in his horoscope. Without questioning the validity of the statement, the wife immediately believed it and refused to investigate further. Consequently, she became angry and jealous of her husband's imaginary lover. So, the couple quarreled, resulting in the family being torn apart due to the wife's superstitious belief in fortune-telling. There are cases where a boy and a girl love each other dearly, but just because of a prediction, the two families are determined not to let them get married. They believe that if they get married, they will soon break up. Vietnamese folk poems have a saying that goes as follows:
When you have a lot of money and live a worry-free life,
you may find yourself burdened with worries after consulting a fortune teller.
What is Buddhism's view on horoscopes?
The answer is that Buddhism is a path of enlightenment, liberation, and right faith, not a path of superstition. Horoscope reading and spirit reading are not part of Buddhist teachings. What people often refer to as destiny is actually karma in Buddhism. If we believe in karma, then naturally there must be fate, but the Buddha taught that everything is created by the mind. As long as the mind is at peace, everything will be peaceful.
In the Dhammacakkappavattana Sutta, which was delivered right after the Buddha's enlightenment, and the Mahāparinibbāna Sutta, which was delivered right before the Buddha's Nirvana, he advised his disciples against engaging in fortune-telling, hexagrams, astrology, and physiognomy. Among the five subjects taught at previous Buddhist universities in India, physiognomy and horoscopes were not included in the curriculum. However, secular subjects such as Linguistics, Handicrafts, Medicine, and Logic were taught.
According to the Buddhist perspective, the experiences of disaster or prosperity, suffering or happiness, poverty or wealth in one's life are all attributed to the good or evil causes that have been sown in numerous past lives. So, this life or the next will partly be the result of your past lives. Besides the karma from the past, your current efforts or laziness can impact your life in this lifetime or the next. Due to various causes in our past lives, we experience different circumstances in our present life. The circumstances also encompass parents' genetics, cultural background, civilization, upbringing, education, siblings, relatives, teachers, friends, and colleagues. All of them affect the course of an entire life. Even though the causes created in previous lives may have been negative, resulting in the current situation, if you engage in positive inner practice and physical exercise, while cultivating wisdom, your life can change for the better.
Buddhism teaches that humans are not the creation of a divine being. Man is not commanded by any supernatural being, rewarded or punished, or given life or death. Buddhists do not believe in predestination. Buddhism believes that the changing operation of the universe and the flow of life are created by the karma of sentient beings. The process of cause and effect is not controlled and decided by an omnipotent being, but rather by the actions of our body, speech, and mind every day. It is a natural law. We are responsible for the actions we take, so we must also bear responsibility for the consequences of those actions. Acceptance here does not mean complacency or resignation to so-called fate, because we have the freedom to change and overcome events or outcomes that we do not like. Like when we fail an exam, we have to make an effort to study more in order to retake the exam, regardless of the circumstances. If we are the masters of creating the cause, then we are also the masters of receiving the result. We just need to be wise when creating the cause and take the time to nurture the good seeds for growth. By doing so, favorable results will come to us easily. That is the principle of cause and effect. If we firmly believe in this principle, we will no longer be superstitious about seeking fortune-telling, horoscopes, or praying for mysterious outcomes.
A high-ranking Chinese monk, Great Master Tri Khai, recounts the story of a young novice monk in the preface of the book "Dong Mong Chi Quan." This young monk was a disciple of the abbot and achieved arhatship. The abbot knew that his disciple would die within a week; it was inevitable. Therefore, he quietly allowed his disciple to go home and visit his family. On the way home, the novice monk saw a large anthill on the dike that was being threatened to be swept away by a whirlpool. The young novice monk felt sorry for the ants who were scurrying around, so he took off his clothes and jumped into the river, attempting to rebuild the dike that might have been broken in order to save the anthill. After saving the anthill, the novice monk continued his journey home and, a week later, arrived back at the temple. The abbot saw that his disciple had safely returned to the temple, and his mood was even more intense than before. He was very surprised and asked the novice monk what he had done last week. After recollecting, the novice monk provided a comprehensive narrative of how he saved a vast ant colony from certain demise. The abbot concluded that the novice monk's karma changed because of his great compassion to save the anthill. Instead of dying within a week, he managed to survive and went on to live for many more years.
From the above story, we can see that there is no such thing as fixed karma, fixed dharma, or fixed destiny. Our minds change every moment, and as a result, our karma and karmic outcomes also change constantly. If horoscope fortune tellers tell us what will happen in the future and we believe them, it means we believe that all future events are permanent, not impermanent, and that this is a fixed concept rather than a flexible one. That is, we blindly deny the laws of cause and effect and impermanence taught by the Buddha.
In short, engaging in activities such as reading horoscopes, fortune-telling, and drawing sortilege cards is considered superstitious and is not aligned with Buddhist beliefs. Buddhists are advised to be cautious and avoid falling into the trap of superstition, which can lead to unnecessary fear and confusion of the mind. A daily meditation session or recitation of Buddha's name is very helpful in purifying unwholesome thoughts in the mind. A purified mind automatically leads to a clean and healthy body. Buddha's Dharma is the remedy for these types of mental illnesses. One moment, when the mind is pure, it stops creating as much bad karma, ceases to sow so many negative causes, and distances itself from miles of suffering.
The Buddha taught as follows:
Not in the sky, nor mid-ocean,
nor hiding in a mountain cleft;
you’ll find no place in the world
to escape your wicked deeds.
(Dhammapada, verse 127, translated by Bhikkhu Sujato)
If people do not perform good deeds on a daily basis and instead engage in negative actions, constant competition, and jealousy, they will generate negative karma. As a result, when retribution comes, no one will be able to avoid it, even if they flee to the mountains, row out to the middle of the sea, or hide in a cave.
.
(Excerpted from the book Live The Buddhist Teachings, Hồng Đức Publishing House, 2014)
.... o ....