Hôm nay,  

Khi phụ nữ lái xe

03/08/202220:27:00(Xem: 2395)
Phiếm

phu-nu-lai-xe-1

 


Bữa nay Edmonton trời nắng vàng rực, tôi thay bộ đồ đẹp chạy xe đến Tòa (Law Courts) của thành phố để... đóng tiền phạt giao thông. Vừa bước ra khỏi chỗ parking lot của Tòa, nhỏ em trong ca đoàn tự dưng xuất hiện:

 

– Chị Loan đi đâu vậy?

 

– Thì đi đóng phạt chớ đi đâu, còn em?

 

–  Dạ... em cũng như chị!

 

– Em bị... tội gì!?

 

– Em đậu xe chỗ dành cho handicap chị ơi!

 

– Trời! Chỗ đó là tối kỵ, phạt nặng à nhe.

 

– Dạ $250 đó chị. Chỗ parking gần nhà thờ em đậu mỗi chiều thứ Bảy đi lễ vì cái bảng handicap có ghi “Sundays only”, ai dè có lần đi lễ Chủ nhật em vẫn đậu theo thói quen, thành ra bị phạt. Còn chị, tội gì?

 

– Chị bị phạt $388 vì... vượt đèn đỏ trên highway.

 

– Wow! Chị nổi tiếng yếu tay lái, mà dám vượt đèn đỏ xa lộ, ngầu quá.

 

– Thì đó, cái highway nhỏ xíu, lúc ấy chị đang vẩn vơ tìm... vần thơ nên không để ý, đến nơi thấy đèn vàng thì không kịp thắng lại nên rồ máy vượt qua. Tuần sau giấy phạt gửi về ghi rõ đèn đỏ 3 giây mà “khổ chủ” vẫn... ngoan cố, phạt cho nhớ đời!

 

–Thôi chị ơi, coi như chị em mình đóng thuế cho city, để họ phục vụ chúng ta đường sá tốt đẹp, công viên tươi tốt và nhiều thứ khác nữa.

 

– Chị có nói gì đâu nà. Xứ này mình đi đóng phạt mà hổng... đau lòng nhiều, vì an tâm tiền của mình đi vào công quỹ, chớ không như xứ Cộng sản, đóng tiền cho công an là biết chắc nó sẽ bị bốc hơi vào túi quan tham chia chác nhau. 

 

Hai chị em bước vào cổng Tòa, xếp hàng qua các thủ tục security check y như ngoài phi trường. Mấy chàng security và cảnh sát nơi đây sao mà... đẹp thế; ai nấy đều cao to hùng dũng trong bộ uniform đầy quyền uy. Chúng tôi mỉm cười, nói thầm với nhau, đến đây gặp các chàng này thì đóng bao nhiêu tiền cũng đáng. Nói vui vậy thôi, chớ lý do chúng tôi có mặt tại Tòa là để năn nỉ được giảm tiền phạt.

 

Ở Canada, khi bị giấy phạt giao thông thì bạn có hai chọn lựa: thứ nhất là ngoan ngoãn chịu phạt, ghi cheque gửi tiền cho city; thứ hai, nếu thấy oan uổng thì xin mời đến Tòa. Tại đây, lại có hai chọn lựa nữa: nếu muốn kêu oan, Tòa sẽ cho ngày hẹn trở lại; ra Tòa, cãi qua cãi lại, nếu thắng thì thôi, thua thì phải nộp đầy đủ. Còn nếu như chỉ muốn giảm tiền phạt, như chúng tôi đây, thì vào gặp đại diện Tòa, sau khi ca “bài ca con cá”, kể khổ với khuôn mặt vô số tội, thì hầu như ai cũng được giảm, tùy theo mức độ, có khi 25% hoặc thậm chí giảm một nửa, nộp tiền ngay tại chỗ rồi ra về. Đa số “khổ chủ” đều chọn giải pháp “năn nỉ ỉ ôi” giảm tiền cho lẹ, vì nếu chọn hẹn ngày ra Tòa, mất thêm thời gian mà hên xui khó biết được, ngoại trừ biết chắc mình sẽ thắng. Như một chị bạn trong Hội Người Việt, sau khi camping lái xe trở về, đường chiều mưa nhẹ, chị lái chậm hơn mức quy định tối thiểu, liền bị một chàng cảnh sát cho giấy phạt vì tội... chạy như rùa bò, làm ảnh hưởng đến traffic flow.  Chị cương quyết ra Tòa để cãi, rằng chị lớn tuổi, chiều xa lộ mưa ướt nên chị phải cẩn thận, chạy trong lane bên phải dành cho người chạy chậm, cớ sao lại phạt chị? Kết quả là chị đã thắng vì bữa đó Tòa là một... phụ nữ.

 

Thú thật, tôi cũng là... khách khá thường xuyên nơi Tòa! Với đủ “tội danh”, đậu xe quá giờ, quẹo đường cấm, cầm phone texting trên xe, nhưng có lần nhớ mãi, là trong vòng hai tuần tôi có... ba giấy phạt cùng một địa điểm, chỉ là ngày giờ khác nhau. Mang ba giấy phạt vào gặp Tòa, ổng nhìn tôi cười:

 

– Ba cái giấy trong hai tuần, cô chạy xe kiểu gì thế?

 

Tôi gân cổ cãi:

 

–Thưa Ngài, tôi biết chạy qua trường học chỉ được 30km/giờ, nhưng đây chỉ là một góc sân sau của trường, giáp với con lộ lớn có mấy lanes, khó ai biết được, cho nên tôi không biết chớ không cố tình phạm luật. Bữa nào rảnh, ông thử đi qua đoạn đường này là biết liền hà...

 

Ổng thấy tôi cũng có lý, bèn giảm 50%. Ra khỏi tòa tôi sung sướng đi shopping mua sắm với số tiền 50% mới... saved được tại Tòa. 

 

Ở xứ này, xe là đôi chân, là phương tiện thiết yếu nên tôi đành phải lái xe. Tôi không hề quan tâm xe đẹp xe sang, mặc dù chồng tôi lần lượt  “lên đời” các loại xe “brand name” của Đức, tôi vẫn trung thành với Toyota, Nissan của Nhật.  Sau mấy lần thi rớt lên rớt xuống, tôi cũng có bằng lái, nhưng mấy năm đầu tôi không dám tự đổ xăng vì... sợ, hễ xe gần hết xăng là tôi réo chồng đi đổ. Đến nay tôi đã biết đổ xăng nhưng mấy chuyện bơm bánh xe, rửa xe thì vẫn “gọi người yêu dấu” làm giùm.

 

Chồng tôi nâng niu gìn giữ xe của anh ấy bao nhiêu thì xe của tôi... thoải mái bấy nhiêu. Trong xe của tôi là tiệm... tạp hóa mini. Nào lotion bôi tay, lotion bôi mặt chống nắng, chai dầu xanh, nay có thêm chai sanitizer, vài cái maskes, trong hộp xe là hai cái sunglasses, gloves, chewing gums, vài hũ macadamia nuts phòng xa khi kẹt xe có cái lót dạ. Dưới sàn là đôi giày bệt, phía sau ghế ngồi là cây dù nếu trời đổ mưa phải ra khỏi xe, rồi cái jacket mỏng vì thời tiết Canada nóng lạnh bất thường (giống tôi), và mùa đông thì ghế sau có một cái blanket, lỡ tôi mặc đồ không đủ ấm, hoặc đi lễ, nổi máu điệu, diện áo đầm thì cái blanket vô cùng hữu ích.

 

“Khả năng” chạy xe của tôi, bạn bè người quen ai cũng biết. Mỗi lần tôi chở cha xứ là Ngài bảo không dám thở, chỉ ngồi yên lần chuỗi đọc kinh, bởi tôi là... “chuyên gia U–turn” vì mải lo nói chuyện nên đi lố đường. Đôi khi đang chạy với tốc độ 60km/giờ theo quy định, tôi bỗng giảm xuống 40 vì lan man về một bài viết hay bài thơ dở dang, đến khi bị các xe phía sau bóp còi, tôi mới... bừng tỉnh trở lại tốc độ 60. Mới đây trên đường đi làm, tôi bật signal xin vào lane trái, nhưng highway lúc đó nhiều xe chạy rào rào nên tôi... hoảng, cứ để signal chưa dám sang lane. Tôi liếc qua kính bên trái, đúng lúc chủ nhân chiếc xe lane đó nhìn thấy tôi, ổng giơ hai tay lên trời, có ý than vãn: “Trời ơi, tui nhường lane cho bà nãy giờ, sao bà còn mắc cở gì mà chưa chịu qua?” Tôi quê xệ cúi đầu xin lỗi rồi sang lane, thầm cám ơn người tài xế dễ tính, kiên nhẫn, không bực bội bóp còi hoặc vượt qua tôi... dằn mặt! 

 

Để kết thúc bài viết, tôi xin kể câu chuyện mới xảy ra: tôi chạy xe ra khỏi cây xăng, vi vu thênh thang trong chiều gió lộng. Nhìn lên kính chiếu hậu, tôi thấy một xe đang chạy theo. Ai vậy cà, tôi có quen không? Đó là người đàn ông da trắng, cỡ tuổi 40, mặc áo sơ mi và chiếc cà vạt màu nhạt, khuôn mặt thanh tú, đeo cặp kính trắng. Anh ta ngước nhìn tôi, dù tôi chạy nhanh hơn hay chậm lại, anh ta vẫn bám theo. Chả lẽ anh ta là cảnh sát chìm, mà tôi có tội gì chứ! Hay là anh ta muốn... làm quen ? Ui chu choa, tôi là “gái” U60, còn chàng cỡ U50, đừng hòng mà mơ tưởng “phi công trẻ lái máy bay bà già” với tôi! 

 

Rồi cũng tới ngã tư đèn đỏ, tôi dừng xe và anh ta vượt qua lane, đậu kế bên tôi. Tôi bối rối, anh ta kéo kính xe xuống, ra dấu muốn nói chuyện; tôi nhanh chóng soi gương trước mặt, rồi ỏn ẻn kéo kính xe, nhìn anh ta cười duyên, chưa kịp mở miệng thì anh ta la lớn:  “Bà chị quên đóng nắp bình xăng, thôi bye nha!”

 

Kim Loan

(July, 2022)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.