Hôm nay,  

Georgia, Đấu Trường Tiếp Theo Của Nga Và Phương Tây

10/03/202310:07:49(Xem: 1802)

 

Screenshot (590)
Hàng ngàn người vẫn tiếp tục biểu tình bên ngoài Quốc hội ở Georgia dù dự luật được cho là bản sao của Nga đã được nhà cầm quyền tuyên bố rút lại. (Nguồn:Youtube)


Sau hai ngày căng thẳng, đảng cầm quyền của Georgia đã phải lùi bước – rút lui lại với dự luật có thể coi hàng chục cơ quan truyền thông và tổ chức phi chính phủ là "đặc vụ nước ngoài". 
(Dự luật được gọi là "đặc vụ nước ngoài" yêu cầu các tổ chức phi chính phủ, báo in, báo điện tử, đài phát thanh và truyền hình có nhận từ "thế lực nước ngoài" ít nhất 20% thu nhập hằng năm dưới hình thức hỗ trợ tài chính hoặc đóng góp bằng hiện vật phải đăng ký với Bộ Tư pháp là "đại diện có ảnh hưởng nước ngoài".Các "đại diện có ảnh hưởng nước ngoài" sẽ phải nộp bản kê khai tài chính ở dạng điện tử nêu rõ nguồn gốc, số lượng và mục đích của mọi khoản tiền và tài sản vật chất đã nhận và chi tiêu. Dự luật quy định mức phạt 25.000 lari Georgia (9.600 USD) nếu không thực hiện nghĩa vụ đăng ký hoặc không nộp đủ báo cáo tài chính.)

 

Quyết định của đảng cầm quyền thoạt nhìn được coi là một chiến thắng cho phe đối lập nghiêng về phương Tây, cũng như cho nhiều đại diện của EU, các nước châu Âu và Hoa Kỳ, những người đã lên án luật này là một bản sao vô liêm sỉ của Nga, và là một trong những công cụ của Vladimir Putin để đè bẹp mọi sự chống đối.

 

Nhưng các cuộc biểu tình bên ngoài quốc hội ở Tbilisi vẫn tiếp tục, dù cho người biểu tình đã phải đối mặt với sự tàn bạo bất thường từ cảnh sát và lực lượng an ninh.

 

Vòi rồng và hơi cay đã được sử dụng để chống lại những người biểu tình, các video đang lan truyền cho thấy các sĩ quan cảnh sát đá vào những người bất lực đã ngã xuống.

 

 

Việc hàng nghìn người lại tụ tập trên Đại lộ Rustavelia ở trung tâm là do phe đối lập không tin rằng dự luật này sẽ thực sự được rút lại. Họ tin rằng dự luật này là đặc thù của Nga và đảng cầm quyền là tay sai của Putin. Không ai quên rằng người sáng lập đảng, nhà tài phiệt Bidzina Ivanishvili, đã kiếm bộn tiền ở Moscow.

 

Liệu các cuộc biểu tình này có phát triển thành "một Maidan mới", tương tự như cuộc nổi dậy ở Ukraine năm 2013-2014?


(Cuộc nổi dậy Maidan là một làn sóng biểu tình diễn ra tại Ukraine bắt đầu từ ngày 21/11/2013 tại quảng trường Maidan Nezalezhnosti, thủ đô Kyiv. Các cuộc biểu tình nổ ra với nguyên nhân trực tiếp là quyết định bất ngờ vào phút chót của chính phủ Ukraine lúc bấy giờ - không ký kết Hiệp định liên kết Liên minh Châu Âu-Ukraine mà quay sang chọn thân với Nga và Liên minh kinh tế Á-Âu do Nga kiểm soát)

 

Cũng như trong cuộc nổi dậy Maidan, những đoàn người biểu tình phản đối việc chính phủ đã chọn Moscow thay vì Brussels. Lúc đó, cũng như bây giờ, cờ EU tung bay giữa những người biểu tình.

 

Các nước phương Tây hoan nghênh việc đảng cầm quyền rút lại dự luật này. Trong khi đó tại Moscow, người phát ngôn Điện Kremlin tuyên bố các cuộc biểu tình là một âm mưu đảo chính do Hoa Kỳ chỉ đạo.

 

Cho đến nay cảnh sát chỉ mới dùng vòi rồng để chống người biểu tình. Nếu chính phủ chọn những biện pháp cứng rắn hơn, căng thẳng sẽ có nguy cơ leo thang - như đã xảy ra ở Kyiv.


Georgia là một quốc gia nhỏ với dân số 3, 7 triệu người, hơn 80 phần trăm dân số ủng hộ việc nối lại quan hệ với EU, trong khi chính phủ dường như đang cố tình phá hoại điều này. Georgia đã nộp đơn xin gia nhập Liên minh Châu Âu cùng với Ukraine và Moldova vài ngày sau khi chiến tranh Nga - Ukraine bùng nổ. Nhưng hơn một năm qua,  chính phủ Georgia đã có một đường lối rất thận trọng. Nước này đã chọn không đưa ra bất kỳ biện pháp trừng phạt nào của riêng mình đối với Nga. Thay vào đó, cảnh sát đã thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine.

Đảng đang cầm quyền, được gọi là Giấc mơ Georgia, được Bidzina Ivanishvili, người giàu nhất Georgia kiểm soát trên thực tế. Ông làm giàu từ những năm 1990 ở Nga và vẫn được coi là có quan hệ tốt ở Moscow.

 

Vì vậy câu hỏi vẫn là có thật đảng cầm quyền đã rút lại dự luật "Nga"* này? Nếu điều đó là thật, đường phố sẽ trở lại yên bình, và con đường tương lai của Georgia sẽ được quyết định tại các thùng phiếu vào tháng 10 năm 2024.

 

Nếu không, tương lai của Georgia sẽ được quyết định trên đường phố.

*Theo trang Eurasianet (Mỹ), dự luật "đại diện nước ngoài" của Georgia có phần tương tự đạo luật có hiệu lực ở Nga năm 2012 mới sửa đổi, trong đó quy định người chịu ảnh hưởng nước ngoài hoặc nhận hỗ trợ từ nước ngoài (không chỉ bằng tiền) đều có thể bị coi là "đại diện nước ngoài".

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.