Hôm nay,  

Sông Xuôi Ra Biển

17/12/202122:15:00(Xem: 3159)
blank

SÔNG XUÔI RA BIỂN
.
CAO HUY THUẦN
.

.
Tôi gặp lại Sư Cô TRÍ HẢI ngay lần đầu về nước, tại Huế, năm 1980. Từ trong chùa Hồng Ân bước ra sân, tôi gặp Cô đang ngoài sân bước vào chùa. Tôi chấp tay cúi chào Cô. Cô chấp tay cúi chào tôi. Mười lăm năm xa cách mới gặp lại Cô, cảm động dường ấy, xôn xao nỗi này, vậy mà niềm vui như nằm yên trong hai bàn tay, tĩnh lặng như sân chùa buổi sáng. Khi tôi buông bàn tay ra, nỗi vui mới sổ lồng như chim. Cô cũng vậy, như nắng tháng tám vừa làm tan sương buổi sáng. Tôi nói: “Xin Chị tôi gọi Chị là chị lần này nữa thôi, tôi chưa quen gọi Chị là Sư Cô được”. Tôi nói thế, nhưng trong lòng tôi, tôi biết ngay từ giờ phút ấy, chị Phùng Khánh bạn tôi đã vĩnh viễn tan như sương buổi sớm dưới nắng ban mai của một đại nguyện.
 
Cách đây mấy năm, cũng một buổi sáng, nhưng giữa Sài Gòn náo nhiệt, tôi nhân dịp ghé thăm Vạn Hạnh, tỏ ý với Thầy Trung Hậu muốn cùng đi qua thăm Cô. Thầy nói: “Giờ này chắc Cô Trí Hải đang ngồi thiền”. Thầy tưởng tôi thất vọng. Không phải đâu, tôi nghe nói thế, lòng quá vui. Lòng tôi quá vui như mỗi khi về Huế, bước qua cổng chùa nào trên đồi Nam Giao vào hai thời công phu sáng chiều, đều nghe đồi núi văng vẳng tiếng tụng kinh. Ở thời buổi nhiễu nhương náo loạn này, còn có một người ngồi thiền không ai dám động, còn có tiếng kinh kệ văng vẳng giữa núi với mây, tôi còn giữ được niềm tin, cuộc đời còn đẹp, cái gì đáng tin vẫn tin, cái gì thật còn thật.
 
Thật, chuyện bây giờ đã thành khó thấy ấy, ai cũng thấy nơi Cô. Cô thật như một người trí thức, trong suy nghĩ cũng như trong hành động. Cô thật như một người đạo hạnh, bên trong lẫn bên ngoài. Cô thật như một Ni Sư lớn, lớn nhất, trong thế hệ của chúng tôi. Cô thật như một tấm gương.
 
Có lẽ vì chuộng cái thật như thế nên Cô suốt đời làm người học, học không mỏi mệt, và cách học hay nhất của Cô là dịch. Cô dịch kinh và dịch sách, sách Phật nào có giá trị nhất, lợi ích nhất, kim cổ Á Âu, là Cô dịch, không nghỉ. Nhìn công trình dịch thuật của Cô, mấy ai theo kịp, vừa lượng vừa phẩm. Cô giỏi ngoại ngữ từ khi còn ở trung học. Cô viết văn rất hay, vui, nghịch, đài các. Lúc trẻ, Cô dám dịch cả Hermann Hesse, văn viết như thơ. Nhưng Cô viết ít, dịch nhiều như tuồng dịch cũng là cách tu của Cô. Như tuồng Cô không muốn phô trương về mình. Như tuồng Cô chỉ muốn mượn cái đúng trong sách, trong kinh, để nói cái đúng, nhìn đúng, hiểu đúng, thấy đúng. Tài riêng của Cô trước khi đi tu, nét bút văn chương hoa gấm trời cho, Cô chỉ dùng để làm trong sáng bản dịch. Có lẽ Cô cho đó là hình thức, không phải nội dung.
 
Chỉ với phong cách tu đó mà thôi. Cô đã gần Phật rồi. Huống hồ ai cũng chẳng biết Cô còn đi đây đi đó, xả thân cho việc từ thiện, cứu khổ. Riêng tôi, tôi cứ nghĩ Cô còn gần Phật hơn nữa với hạnh khiêm tốn của Cô. Sinh trưởng trong một gia đình quý phái, bẩm chất thông tuệ, học giỏi, nghịch ngầm và cứng đầu, tôi cứ nghĩ rằng điều khó nhất cho Cô lúc đi tu là những luật lệ nhằm chế ngự tính kiêu hãnh, ngã mạn, nhất là những luật mà giới Ni phải chấp hành đối với giới Tăng. Nhưng hình như đó không phải là vấn đề đối với Cô. Đối với Cô, người đã dịch Đạt Lai Lạt Ma, trở ngại là bạn tu, nghịch chướng là giải thoát. Càng cúi xuống, Cô càng cao lên trong sự ngưỡng mộ của mọi người.
 
Với tất cả những đức tính hiếm có đó, ai cũng thương tiếc ngàn lần: Cô là một bậc Ni lớn. Đời tu hành của Cô, vững chắc trên niềm tin của đại thừa và trong an vui của thiền, là câu trả lời bình thản - và quá đẹp - của Phật giáo Việt Nam trước những tranh luận gay gắt của thời đại, nhất là ở Âu Mỹ, về vấn đề nam nữ. Giữa nam và nữ, đạo Phật tuyên bố bình đẳng, tuy giới tu có khác nhau. Bình đẳng? Đạo Phật đã giải phóng cho phụ nữ. Nhưng ngay trong hai chữ “giải phóng” đã hàm chứa ý niệm phân chia, chưa kể những ràng buộc xã hội, sinh lý, khiến nam và nữ, dù có bình đẳng tuyệt đối vẫn không giống nhau. Muốn giống nhau, cả về mặt tánh lẫn mặt tướng, về bản chất lẫn hiện tượng, chỉ có cách duy nhất là thực hiện triệt để khẩu hiệu mà phong trào nữ giới chủ nghĩa ở Mỹ thả bay như buơm bướm trong những năm bảy mươi: “kill man!”. Nhưng có chắc “giết đàn ông” thì vấn đề nam nữ sẽ được giải quyết rốt ráo? Hay là phải tìm chìa khóa trong hai chữ sau đây của tổ Bồ Đề Đạt Ma? Tôi định bụng sẽ hỏi ý Cô trong dịp hè sắp đến, nhưng Cô đã đi mất rồi!

.
Lương Vũ Đế hỏi Bồ Đề Đạt Ma:
- Ý nghĩa cao nhất của Phật pháp là gì?
Bồ Đề Đạt Ma đáp:
- Trống rỗng, chẳng có cái gì là cao.
Vua lại hỏi:
- Vậy ai đang ngồi trước mặt ta đây?
Đáp:
- Không biết.
.
Đưa hai chữ “không biết” cao siêu của tổ vào đây, tôi ý thức được sự nông cạn của tôi. Nhưng ai rốt ráo hơn ai, “kill man” hay là “không biết”? Tổ không biết cả tổ, nói gì đàn ông với đàn bà! Tôi dựa thêm vào kinh Pháp Hoa để nắm vững chìa khóa trong tay. Phẩm 14, Phật dạy Văn Thù:
 
“Trong thời kỳ dữ dội sau này, muốn diễn giảng Pháp Hoa, thì phải đặt mình vững chắc vào trong bốn cách sống an vui”. Một trong bốn cách là “thường ưa ngồi thiền, ở chỗ không bị quấy nhiễu, tập trung mà sửa chữa tâm mình”. Rồi sao nữa? Rồi xét sự vật là không, thấy thật tướng các sự vật là “không thác loạn, không dao động, không suy thoái, không chuyển biến… không phát sinh, không xuất hiện, không nổi dậy, không danh từ, không khái niệm… không số lượng, không giới hạn, không trở ngại, không ngăn cách… chỉ do tương quan mà có”.
Dạy “không” như vậy rồi. Phật nói tiếp:
“Cũng không phân biệt
Này đây là nam
Này đây là nữ”.
 

Cô Trí Hải gọi sư mẫu của Cô, Sư Bà Diệu Không, là Thầy. Thiện nam tín nữ gặp Cô, gọi Cô là Sư, chỉ thân thuộc mới gọi Cô là Cô. Người đang sống yên vui diễn giảng Pháp Hoa kia là Ni hay là Sư? Ai thành Phật trong kinh Pháp Hoa, đàn ông hay long nữ? Mà long nữ lại thành Phật rất nhanh, chỉ trong chớp mắt:

“Bấy giờ long nữ hai tay nâng viên ngọc hiến lên Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn nhận liền. Long nữ thưa: đem thần lực của các ngài nhìn sự thành Phật của con thì sự ấy còn mau hơn việc này”.
 
Phụ nữ cũng có thể thành Phật là xác quyết của chính Phật. Thân xác nam nữ không phải là cản trở, nữ biến thành nam trong Pháp Hoa, nam chuyển thành nữ với Quán Thế Âm bồ tát. Thông hiểu kinh sách thâm sâu, hành thiền chuyên cần, tinh tấn, còn ai biết rộng hơn Cô trong chữ “Không” của Pháp Hoa để đối đãi trọn vẹn với giới luật? Cô để lại hình ảnh một bậc Ni toàn vẹn mà Phật giáo Việt Nam tự hào, hình ảnh đẹp và thanh thoát của một hành trình đi vào chữ “Không”. Trước chữ “Không” đó, đâu là tăng, đâu là ni; có ai cao, có ai thấp; có ai giống, có ai khác? Kinh Duy Ma, kinh Thắng Man tuyệt vời trên quan điểm này. Tôi chỉ xin được thêm ở đây một kinh ít được người biết, rốt ráo hơn cả Pháp Hoa, đưa “sự không phân biệt” của Pháp Hoa đến mức tận cùng: kinh Hải Long Vương, mà tôi muốn đọc vài câu trong niềm tưởng nhớ Cô Trí Hải.
 
Phẩm 14: “Ngài Ca Diếp nói với long nữ Bảo Cẩm và các long nữ khác: vô thượng chánh giác rất khó thành đạt, không thể dùng thân người nữ để thành Phật được. Bảo Cẩm thưa: nếu người nào đem thân vốn thanh tịnh thực hành bồ tát thì thành Phật không khó. Người ấy phát đạo tâm, thành Phật như thấy lòng bàn tay… Nếu nói rằng không thể lấy thân nữ để thành Phật thì thân nam cũng không thành Phật được. Tại sao? Vì đạo tâm đó không nam không nữ. Như Phật đã dạy: con mắt vốn tự không nam không nữ. Tai, mũi, miệng, thân, tâm cũng thế, không nam không nữ…”.
 
Cô Trí Hải đang cười tôi lý luận. Lý luận là chưa tu. Cô đã vượt trên lý luận rồi. Như thế, Cô thong dong, như dòng sông đã êm xuôi ra biển.
.
Cao Huy Thuần
Thấy Phật
Nxb Tri Thức, tháng 4/2009, tr. 97-103
.
Trích từ Tuyển Tập Ni Trưởng Trí Hải – Từ Nguồn Diệu Pháp,
do Nguyễn Hiền Đức sưu tập 2021.
https://thuvienhoasen.org/a36977/tuyen-tap-ni-truong-tri-hai-tu-nguon-dieu-phap 
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay ngày 30/4/2024, tròn 49 năm Miền Nam sụp đổ. Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương: Tiểu Đoàn hai hàng đều bước / Tay không súng đạn,/ Vẫn ngước cao đầu,/ Dân làng bên đường / Vỗ tay chào đón,/ Người được thắng trận/ Ngơ ngác nhìn nhau.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian hôm thứ Hai tuyên bố rằng các cáo buộc của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc có thể can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ đối đầu với Tổng thống Joe Biden và Cựu Tổng thống Donald Trump là nhằm mục đích bôi nhọ chính phủ TQ.
nhà văn Linh Bảo, vừa kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi vào Chủ Nhật 14/4/2024 đã qua đời tại tư gia vào Thứ Hai 22/4 ở thành phố Westminster, Nam California...
Truyền thông Israel hôm Chủ nhật đưa tin Mỹ đang nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Thủ tướng Israel trước đó đã nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án The Hague về Gaza sẽ tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm đe dọa binh lính và nhân vật công chúng của bất kỳ nền dân chủ nào chống khủng bố hình sự và xâm lược nguy hiểm."
- Chú ơi, chú ơi… cứu con với! Con mồ côi, con không có gia đình, nhà cửa, không có ai hết. Con đã mất hai đứa con rồi, chừ còn đứa nầy trong bụng mà mất nữa là con đâm đầu cho xe cán chết cả mẹ, cả con luôn. Cho con giữ đứa con trong bụng con lần nầy nhe chú… “Please, please uncle, don't move my kid out my tommy. Please help me. You take away my kid, I kill me self…”
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Thế giới đã phải đối mặt với muôn vàn hỗn loạn và khó khăn trong những năm 2020. Sau đại dịch COVID là các cuộc xung đột và chiến tranh nổ ra ở Châu Âu, khiến cho giá cả lương thực và nhiên liệu tăng cao chưa từng thấy. Ngoài ra, biến đổi khí hậu đang gây ra những sự kiện thiên tai thảm khốc chưa từng có. Những cụm từ “chưa từng có,” hay “chưa từng thấy” đã trở nên quá quen thuộc đến mức nhàm tai.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.