Hôm nay,  

Nỗi Bất An Sau Bầu Cử

02/11/200400:00:00(Xem: 22675)
Cơn sốt bầu cử đang lui dần, nhưng từ đó mọi chuyện mới thêm gay go, vì nội chiến bên trong, Thánh chiến bên ngoài....
Nếu đảng Dân chủ không để sự thù ghét ông Bush che mờ trí khôn, họ đã chọn một ứng cử viên khác, một người có chủ trương rõ ràng mạch lạc, dù ôn hoà hay thiên tả, chắc chắn George W. Bush sẽ là tổng thống một nhiệm kỳ vì ông phạm quá nhiều sai lầm mà không hề công nhận.
Ưu điểm của John Kerry là muốn làm tổng thống bằng mọi giá - do ai đó sẽ trả sau này thì càng hay. Ưu điểm của George Bush là thực hiện cho được các mục tiêu đề ra, dù thất cử cũng cam. Kết cuộc là nước Mỹ lại vỡ đôi sau một cuộc tranh cử ngang ngửa mà có nhiều đòn phép thấp kém nhất, nhất là từ phía liên danh Kerry-Edwards và các nhóm quyền lực cục bộ có khả năng tung bạc triệu vào thùng phiếu. Cuộc bầu cử 2004 không là điểm son cho nền dân chủ Mỹ.
Sau đó, bất cứ ai làm tổng thống vào tháng Giêng tới sẽ phải hàn gắn những dị biệt trong dân chúng để chuẩn bị đối phó với những vấn đề không thể tránh khỏi.
Ông Bush đã mất ưu điểm là ôn hoà hợp tác lưỡng đảng như thời làm Thống đốc Texas nên khó hoàn tất được nhiệm vụ hàn gắn. Ông Kerry thì chỉ chú ý đến một việc là hàn gắn nhiều tỳ vết và một thành tích rất mỏng của quá khứ với tham vọng trong tương lai cho nên cũng sẽ không làm được việc đó. Ông chạy ngang dọc về lập trường nên nếu thắng cử sẽ phải trả nợ rất lâu, cho rất nhiều thành phần cử tri, nhiều nhóm quyền lực.
Kết luận đầu tiên là sau cuộc bầu cử, nước Mỹ tiếp tục tinh thần nội chiến chính trị.
Phe nào cũng cho là đối phương bất xứng và bất cứ vấn đề gì cũng trở thành đề mục đả kích vô trách nhiệm. Hoa Kỳ lụn bại vì cuộc tranh cử trong khi vẫn bị thách đố bởi nhiều vấn đề đã bị khỏa lấp hoặc bị xuyên tạc trong mùa bầu cử.
Quan niệm về chiến tranh
Từ 65 năm nay, đây là lần đầu tiên mà Hoa Kỳ ở vào cảnh không thể chối từ chiến tranh.
Quyết định hoà hay chiến không thuộc dân Mỹ, nó thuộc phong trào Hồi giáo cực đoan. Đứng đầu mà không duy nhất là al Qaeda, phong trào này muốn mở ra Thánh chiến Hồi giáo (Islamic Jihad) để thiết lập một Đế quốc Hồi giáo trải rộng từ Bắc Phi qua Đông Nam Á. Các nhóm Thánh chiến ấy dùng khủng bố làm phương pháp và tấn công Hoa Kỳ để làm gương, hầu gây loạn và lật đổ các chế độ Hồi giáo thân Tây phương.
Cuộc chiến đó là con đẻ của Chiến tranh lạnh, là quái thai của tinh thần chống cộng kiểu Mỹ.
Vì mục tiêu gây khó cho Liên xô từ năm 1979 và qua trung gian Saudi Arabia, chính quyền Jimmy Carter đã cộng tác và yểm trợ các nhóm Thánh chiến tại Afghanistan. Liên xô triệt thoái khỏi Afghanistan là bắt đầu sụp đổ, từ đó al Qaeda mới nổi lên và lớn mạnh với niềm tin là có thể đánh gục siêu cường bằng đòn khủng bố, khởi đầu là với Hoa Kỳ. Niềm tin ấy được củng cố sau nhiều đợt khủng bố từ 1993 đến 2000 mà không gặp phản ứng quyết liệt vì nước Mỹ còn lạc quan khi Liên xô tan rã, Chiến tranh lạnh kết thúc. Tổng thống George H. Bush (41) và ban tham mưu còn ngây ngô nói đến một “Trật tự mới” của Thế giới.
Suốt mấy chục năm đó, tình báo Hoa Kỳ mù lòa không thấy con quái vật chính mình đã góp phần nuôi dưỡng lúc ban đầu, đó là khủng bố ngụy danh Thánh chiến.
Sau vụ khủng bố 9-11, ông Bush đã lầm khi mệnh danh cuộc chiến là “chống khủng bố”. Khủng bố chỉ là phương tiện, mục tiêu của “Thánh chiến” là khuynh đảo thế giới Hồi giáo qua việc đánh gục ý chí của Hoa Kỳ, đầu sỏ của các nền văn minh “ngoại đạo”. Vì không giải thích được cho rõ tính chất phức tạp của cuộc chiến, chính quyền Bush mở ra kẽ hở cho đảng Dân chủ tấn công về lý do tham chiến tại Iraq. Chiến dịch Iraq chỉ là một phần của cả cuộc chiến chống Thánh Chiến trên toàn cầu để làm gương cho thế giới Hồi giáo, rằng giải pháp khủng bố của al Qaeda và Osama bin Laden là vô giá trị và rằng Hoa Kỳ không bị suy đồi về đạo đức, suy nhược về ý chí.
Không trình bày được sự việc cho rõ ràng, chính quyền Bush bị sa lầy ngay trong nước Mỹ về vụ Iraq.
Ngược lại, đảng Dân chủ còn tệ hơn vì không đánh giá được nguy cơ chiến tranh cho chính xác. John Kerry còn cách chính quyền Bush vài chục năm ánh sáng khi muốn đẩy lui khủng bố xuống thứ hạng của một sự phiền phức nhỏ. Ban tham mưu đối ngoại của ông nhìn cuộc chiến chống Thánh Chiến như một hình thái chiến tranh cổ điển, trong một thế giới còn nguyên những quy ước và định chế của thời chiến tranh lạnh đã hết.
Thực tế thì các đồng minh cố hữu đều muốn Hoa Kỳ leo trên tuyến đầu chống khủng bố - và lãnh đạn - trong khi họ đứng sau lưng níu áo can ngăn với giọng ôn tồn văn minh mà nín thinh khi thường dân bị khủng bố chặt đầu để thị uy. Họ chống Mỹ vì nước Mỹ độc bá, không vì Bush: Kerry có làm Tổng thống, Pháp và Đức cũng không gửi quân vào Iraq.
Cho nên, nước Mỹ vào năm 2005 vẫn chưa hoàn tất cuộc chiến chống Thánh Chiến và dù Iraq có bầu cử và đi vào ổn định thì nhiều chiến dịch khác vẫn còn tiếp tục: Afghanistan, Pakistan, Iran, Saudi Arabia là tên gọi của những điểm nóng đó.
Nếu Hoa Kỳ “rút lui trong danh dự”, quân khủng bố sẽ thắng lớn, nước Mỹ sẽ lại bị tấn công, thế giới sẽ loạn to. Nếu không chịu tự sát như vậy, Hoa Kỳ phải giải quyết nhiều bài toán nan giải, trong đó có hai vấn đề cấp bách nhất.
Nổi bật là vấn đề tình báo
Ngược với lối suy nghĩ của nhiều người, Hoa Kỳ có hệ thống tình báo yếu kém nhất so với thách đố trước mắt.
Trung ương Tình báo CIA chưa phải là “trung ương”, hoặc “quốc gia”, hoặc “thống nhất”. Ông Bush đáng thất cử vì sau vụ khủng bố đã không lập tức cải tổ hệ thống tình báo bị phân tán trong hơn 15 bộ phận khác nhau, và đến giờ này chưa ra khỏi hố sâu do sự mù lòa mà hệ thống tình báo ấy đã đẩy ông vào. Ông còn thường xuyên bị chính nhân viên cao cấp của CIA đánh du kích qua những tiết lộ cho truyền thông. Tình báo Hoa Kỳ rất giỏi giao tiếp với báo chí để đổ lỗi cho ai khác, trước tiên cho lãnh đạo hay bộ Quốc phòng, mà không hoàn thành được nhiệm vụ thời chiến, là chống lại phong trào Thánh Chiến có cả chục tổ chức và sẵn sàng thay thế hoặc kết hợp với al Qaeda.
Tổng thống Mỹ sẽ phải giải quyết hồ sơ này nếu muốn chiến thắng trong thập niên tới.
Sau tình báo là vấn đề quân số, xuất phát từ tổ chức quân đội.
Tổ chức quân đội
Trong loại chiến tranh quy ước, khi lãnh đạo tan rã thì chiến tranh kết thúc, hai phe thắng bại ký hoà ước hay hàng ước và bắt đầu nói đến tái thiết. Trong loại chiến tranh chống Thánh Chiến, đối phương không là một quốc gia hay một chế độ cho nên siêu kỹ thuật quân sự không quyết định thắng bại.

Hoa Kỳ đã lật đổ trong chớp nhoáng chế độ Taliban tại Afghanistan và chế độ Saddam Hussein tại Iraq nhưng chiến tranh chưa kết thúc. Võ khí có tầm hủy diệt và chính xác cao đi cùng các đơn vị ưu binh như Biệt kích, Thủy quân Lục chiến và cả Bộ binh có thể mau hoàn thành sứ mạng quân sự. Nhưng việc xây dựng một giải pháp khác cho thế giới Hồi giáo đòi hỏi một loại binh chủng khác, một bộ máy chiến tranh khác.
Quân lực Mỹ giỏi “xoá” hơn “xây” vì không được tổ chức cho hình thái chiến tranh vừa “siêu kỹ thuật” vừa bao hàm yếu tố chính trị xã hội, thậm chí văn hóa.
Với tiến bộ xuất chúng về kỹ thuật chiến tranh, Hoa Kỳ có thể lật đổ mọi chính quyền thù nghịch qua các cuộc giao tranh có cường độ cao, nhưng sẽ sa lầy trong phần vụ bảo an hay xây dựng dân chủ vì giao tranh hay phá hoại lẻ tẻ, ngay trước ống kính truyền hình Mỹ. Với quân số hiện tại, Hoa Kỳ có thể thắng về quân sự nhưng không đủ lính để canh chợ và bảo vệ phòng phiếu. Kết quả là các đơn vị trừ bị như Vệ binh Quốc gia được huy động và trải mỏng cho những nhu cầu bảo an chưa biết bao giờ mới hết, và tin tổn thất loan về là đối lập đòi triệt thoái trong danh dự, tức là bỏ chạy.
Nghịch lý ở đây là xã hội Mỹ không ý thức được nguy cơ ấy và trước tiên không đãi ngộ tương xứng những người tình nguyện nhập ngũ để bảo vệ xứ sở, nhất là trong thế công, ở bên ngoài lãnh thổ.
Dân Mỹ không muốn chế độ quân dịch – dân chủ và đồng hạng cho nhu cầu cứu nước – mà chỉ muốn đạo quân chuyên nghiệp, gồm những người tình nguyện, không được xã hội đãi ngộ bằng các chuyên viên hay doanh gia trẻ. Ngoài hai chiến dịch chưa ngã ngũ là Afghanistan và Iraq, nếu phải mở thêm một chiến dịch nữa, Hoa Kỳ sẽ bó tay vì thiếu lính, nhất là loại “Nghĩa quân”, loại binh chủng dân Mỹ chưa nghĩ ra. Nền Cộng hoà lý tài này ở vào hoàn cảnh phải hành xử như một đế quốc để tự vệ nhưng lại không muốn tốn kém, dân biểu Dân chủ Charles Rangel của Harlem còn láu cá tung ra mối nguy “quân dịch” nhằm đạt thắng lợi bầu cử mà không nhìn xa hơn.
Tổng thống đắc cử sẽ giải quyết chuyện này theo hướng nào" Làm sao tổ chức quân đội cho một hình thái chiến tranh mà chính thành phần lãnh đạo – chính trị và truyền thông – còn mù mờ về mục tiêu và đòi hỏi" Vấn đề này không được trình bày rõ ràng trong cuộc tranh cử để cử tri biết rõ và quyết định.
Nếu không cải thiện bộ máy tình báo và chiến tranh, Hoa Kỳ không gây nổi một chấn động có khả năng thuyết phục thế giới Hồi giáo. Đang trên đà chiến thắng - vì al Qaeda không đạt mục tiêu đề ra và các nước Hồi giáo đều hoặc chống khủng bố hoặc ngả theo Mỹ - Hoa Kỳ có thể thua trong trường kỳ và thế giới sẽ loạn to.
Trong khi đó, và đây là những bất an khác, xã hội Mỹ không thể tồn tại với tinh thần “nghèo mà ham” như hiện nay.
Áo cơm không là miễn phí
Hoa Kỳ có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất trong các nước công nghiệp và sống nhờ vay mượn: ngân sách quốc gia và cán cân chi phó đều thâm thủng mà dân Mỹ bất cần. Trong khi đó, cả thế giới vẫn mong là dân Mỹ tiếp tục xài như Mỹ để xuất cảng cho thị trường Hoa Kỳ. Kinh tế các nước lệ thuộc quá nhiều vào niềm tin (sự lạc quan) của giới tiêu thụ Mỹ, mà càng lệ thuộc thì các nước càng ghét Mỹ, chửi Mỹ. Dân Mỹ không hiểu vậy, đảng Dân chủ càng không hiểu vậy nên mới đề cử một nhân vật cực tả ra ứng cử mà không có kế sách gì hay hơn là tăng thuế, ngụy trang dưới màu sắc đấu tranh giai cấp: chỉ tăng thuế bọn nhà giàu. Tổng thống đắc cử sẽ làm được gì cho vấn đề văn hoá và kinh tế này"
Lỗ hổng thứ nhì của quan niệm “nghèo mà ham” là thế hệ này chỉ nhìn thấy quyền lợi của mình, bất kể gánh nặng sẽ chuyển cho thế hệ kế tiếp. Quỹ hưu bổng sẽ phá sản trong mươi năm tới vì người đi làm và góp tiền cho quỹ sẽ giảm so với người đến tuổi hưu trí (thế hệ “baby-boomer, sinh sau Thế chiến II). Hoa Kỳ có bị nạn lão hoá dân số, dù có chậm hơn Nhật Bản và Âu châu nhờ làn sóng di dân, nên vẫn phải giải quyết việc chi thu theo hoàn cảnh đó. Nhưng các chính khách của cả hai đảng đều không muốn mất phiếu cử tri cao niên bằng cách giới hạn dần quyền lợi hưu bổng, kết quả là các thế hệ kế tiếp sẽ lãnh nợ.
Lỗ hổng thứ ba là chế độ bảo hiểm sức khỏe. Hoa Kỳ có hệ thống y tế đứng đầu thế giới về phẩm, các chính trị gia muốn nói về lượng: đảm bảo cho mọi người đều được như vậy. Bài toán kinh tế này đòi hỏi những chi phí mà ai cũng muốn là người khác sẽ thanh toán: nhà nước, doanh nghiệp, các tập đoàn bảo hiểm, bác sĩ hay luật sư v.v.... Chính quyền Bush không muốn tư nhân hoá chế độ bảo hiểm như đối phương xuyên tạc, đảng Dân chủ cũng không thể thiết lập một chế độ bao cấp đồng hạng, được phần lượng thì mất về phẩm. Cuộc tranh luận chưa ngã ngũ và cả nước chờ đợi Tổng thống mới sẽ có phép lạ...
Giả quyền của tổng thống
Thực tế thì Tổng thống Hoa Kỳ là người có nhiều quyền hạn nhất, nhưng nhiều nhất là giả quyền. Ông không thể tạo ra phép lạ, dù có hứa hẹn trời trăng trong mùa bầu cử.
Thị trường quyết định phần chính của thịnh suy kinh tế, cụ thể là qua lãi suất dài hạn và đường hướng phát triển, đầu tư, tuyển dụng hay sa thải. Hệ thống ngân hàng trung ương quyết định về tốc độ nhanh hay chậm trên hướng đó qua lãi suất ngắn hạn tăng hay giảm. Hạ viện Mỹ giữ tay hòm chìa khoá qua chi thu ngân sách, kể cả ngân sách cho quân đội và binh lính. Thượng viện Mỹ quyết định về các hiệp định ngoại giao và ngoại thương qua việc phê chuẩn. Tổng thống bị ràng buộc bởi rất nhiều luật lệ và bởi một bộ máy hành chánh tồn tại miên viễn, lại có thể tấn công lãnh đạo qua tiết lộ cho báo chí xuyên tạc nếu thấy Tổng thống xâm phạm vào quyền lợi của mình. Hãy nhìn vào cải tổ giáo dục thì rõ.
Trong mùa tranh cử, các ứng cử viên Tổng thống đều phóng đại khả năng để quảng cáo cho ý chí ích quốc lợi dân của mình nên gây ấn tượng sai lầm trong quần chúng, như Bush làm dân mất việc hoặc Kerry sẽ phục hồi kinh tế, v.v... Cả hai đều không có khả năng đó.
Sự thật là Hoa Kỳ đang có những cam kết sinh tử trên toàn cầu cho quyền lợi của chính mình ở nhà, nhưng người dân không hiểu vậy mà muốn có mọi thứ. Xăng phải rẻ mà ai đó phải bảo vệ nguồn cung cấp và môi trường khỏi bị ô nhiễm bởi dầu khí hay nhà máy lọc dầu trong địa phương mình cư ngụ. Chính quyền phải bảo đảm mọi quyền lợi – y tế, giáo dục, hưu liễm, quyền phá thai hay hôn nhân đồng tính – cho mọi người mà không ai bị thiệt hại. Tâm lý đó mới nuôi dưỡng phản ứng mị dân trong mùa bầu cử.
Bây giờ mọi chuyện đã xong, Hoa Kỳ có hai năm để nhìn ra thực tế trước khi lại lao vào một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, khi kinh tế lại suy trầm mà cuộc chiến chống Thánh chiến vẫn chưa ngã ngũ và xã hội bị vỡ đôi thành hai cực đều cực đoan như nhau.
Người muốn làm Tổng thống Mỹ phải có sự can đảm phi thường!
(Ngày 22 tháng 10, 2004)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.