Hôm nay,  

Mỹ Đánh TC Gần Mất Thở

26/07/201900:00:00(Xem: 6263)
Với chiến thuật tiên hạ thủ vi cường, đánh trường kỳ, đánh đa diện của Mỹ, Trung Cộng đã thấm đòn, hụt hơi, gần mất thở.

Phát triển và tăng trưởng kinh tế là lý do cầm quyền của TC sau khi chủ nghĩa CS đã thất bại rõ ràng với sự sụp đổ của Liên xô và các chế độ CS ở Đông Âu. TC phải chuyển hệ tư duy, đổi sang kinh tế thị trường điều mà lãnh đạo TC Đặng Tiểu Bình ví von nói mèo trắng mèo đen con nào bắt chuột được cũng tốt. Nhờ thế và Âu Mỹ  trợ giúp TC trổi dậy thành đệ nhị siêu cường kinh tế.

Nhưng tới triều đại Tâp cận Bình, Ông muốn TC vươn lên thành đệ nhứt siêu cường thế giới. Ông chống Mỹ để giành ngôi vị này của Mỹ. Nhưng lực bất tòng tâm. Ông phải đương đầu với TT Trump thứ 45 của Mỹ, là một tỷ phú nhiều kinh nghiệm đàm phán, đấu đá, chống Chủ Nghĩa Xã Hội hết mình. Chánh quyền Trump đánh TC nhiều mặt, và lâu dài. TC vốn là anh khổng lồ chân đất, một dân vô sản mới ‘đổi đời’ sang trưởng giả học làm sang nên bản tánh ích kỷ, vị kỷ. Do vậy nên khi bị Mỹ đánh gần hụt hơi, mất thở không có nước nào tiếp dưỡng khí, đút ống thở, hay làm hô hấp nhân tạo cho TC.

Nếu TC suy bại kinh tế, sụp độ kinh tế  thì TC không thể tồn tại, trước một đại khủng hoảng về kinh tế, chánh trị, xã hội là con đường dẫn tới một cuộc nổi dậy của người dân Trung Quốc. Những con số nổi bật trên bảng nhưng dấu hiệu sống  trên đầu giường bịnh trong phòng cấp cứu của TC đang yếu dần biến thành dấu hiệu báo tử.

GDP hay tổng sản lượng gộp của TC liên tục giảm từ quý này sang quý nọ, chỉ còn 6,2% theo thống kê quý 2 năm 2019.  Một cuộc mất máu, giảm dưỡng khí trầm trọng, tâm can tỳ phế thận của TC liệt bại hết cách, hết thuốc chữa trị, nặng nhứt từ 1992  tới giò kể cả so với thời điểm khủng hoảng 2009.

Đối ngoại, phong trào «di tản» của hàng loạt công ty quốc tế, của giới đầu tư quốc tế bỏ TC chạy lấy người sang các nước lân cận ngày càng tăng. Đối nội hàng ngàn công ty Trung Quốc đã phá sản. Vô kế khả thi, hết thuốc chữa, căn bịnh đã di căn khắp châu thân TC, đi sâu vào tâm, can, tì, phế, thận của người khổng lồ chân đất sét. Căn bịnh đang tiến dần tới hố sâu ghê gớm là một cuộc đại khủng khoảng.Trời cũng không cứu ‘ nị’ được nói theo kiểu bình dân của người dân Việt Nam, có 1000 năm tiền cừu hậu hận với quân Tàu và 40 năm gần đây TC cướp gần hết biển đảo của quốc gia dân tộc VN.

Không phải chỉ có các nước Á châu Thái Binh Dương như VN trù mạt TC, mà Bắc Mỹ, Tây Âu cũng đã và đang ngày càng tăng gia áp lực đẩy mạnh, nhanh qui trình TC suy bại, suy vong của TC. TC không thể làm chậm lại, chớ đừng nói quay ngược lại.

Đài RFA của Pháp có điểm tin 3 tờ báo Pháp Les Echos, La Croix, Le Figaro  về qui trình suy bại không thể đảo ngược của TC.  Cả ba báo Pháp Les Echos, La Croix, Le Figaro đều đi cùng một tựa bài: “Đấu sức với Mỹ, kinh tế Trung Quốc trượt phanh.” Đại ý. Theo Le Figaro, Bắc Kinh không có giải pháp khả thi. Biện pháp kích cầu của TC đều thất bại. Để hỗ trợ đầu tư năm nay  TC bơm vào thị trường 300 tỷ đô la, năm ngoái 80 tỷ, cuối tháng 7 này TC còn tung thêm nữa vì TC sợ nhất là bạo loạn xã hội do nạn thất nghiệp gia tăng không ngừng.


Chính chiến tranh thương mại do Mỹ đánh TC đã gây ra nông nỗi cho TC. Vi chiến tranh ấy nợ  của TC chiếm đến 250 % tổng sản lượng nội địa..

Cùng quan điểm, nhật báo kinh tế Les Echos tiên đoán kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tăng trưởng trước ba cú «sốc» cùng lúc: công nghệ, tài chính và thương chiến. Do vậy, các biện pháp mới thúc đẩy tăng trưởng sẽ càng ngày càng ít hiệu quả.

Phong trào doanh nghiệp  của TQ cũng như của ngoại quốc sản xuất kinh doanh ở TQ «di tản» ra khỏi TQ tác động đến nhiều lĩnh vực. Les Echos kể ra một danh sách các tập đoàn có danh tiếng, từ xe hơi đến sản phẩm tiêu dùng đại chúng chạy qua Đài Loan và Đông Nam Á. Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh, Đài Loan là những vùng đất lành để các công ty này đến làm ăn lại..

Indonesia đã tiên liệu gió đổi chiều, tổng thống Joko Widodo thông báo hai quyết định song hành: cải cách hạ tầng giao thông và đơn giản hóa luật lao động để thu hút đầu tư.

Trong khi đó, nhật báo Công giáo La Croix cho biết duy nhất kinh tế Pháp, do ít đầu tư vào Hoa lục, nên không bị tác động mạnh như kinh tế Đức.

Còn tơ báo thiên tả Libération của Pháp dành 5 trang để tả cảnh nghèo khổ Hoa Vi trước cơn chấn động và Hoa Vi, con chim đàu đàn viên thông của TC đi vào đường hầm: Ế ẩm, doanh số giảm, nhưng tập đoàn điện thoại Trung Quốc chuẩn bị phản công với hệ thống khai thác độc lập Harmony. Các kỹ sư Trung Quốc được lệnh phải nhanh chóng hoàn thiện Harmony trong bối cảnh Hoa Vi được dự báo sẽ mất từ 40% đến 60% thị phần quốc tế từ nay đến cuối năm.

TC bí quá, chính Chủ Tich Tập cận Bình để một bên vấn đề mặt mủi, gặp lại TT Trump bên lề hội nghị G20 ở Nhựt,  xin Mỹ mở lại thương thuyết vào ngày 09/07/2019 để tìm cách giải quyết xung khắc trong quan hệ thương mại. Nhưng điều được gọi là nỗ lực đàm phán chỉ mới là một cuộc điện đàm giữa đại diện Thương Mại và bộ trưởng Tài Chính Mỹ với hai đồng sự Trung Quốc.

Để tạo điều kiện mở lại đàm phán, tổng thống Mỹ tạm ngưng thực thi lời đe dọa tăng áp thuế 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc, cũng như giảm nhẹ lệnh cấm một số linh kiện của Hoa Vi. Nhưng Mỹ vẫn giữ y những thuế  Mỹ đã áp trước lên các mặt hàng của TC nhập vào Mỹ. Bù lai TC mua lại nông phảm của Mỹ với số lượng lớn. Mục tiêu chanh đi tới của Hoa Kỳ là buộc Trung Quốc cải cách sâu rộng chính sách thương mại, tôn trọng tài sản trí tuệ của đối tác, chấm dứt tình trạng ép buộc chuyển giao công nghệ và tài trợ bất chính, theo nhận định của Reuters. Mà nêu TC làm vây là coi như phế võ công của TC.

Có nhiều dấu chỉ TC xin đàm phán là để câu giờ. Chính TT Trump đã lên tiếng tỏ ra thất vọng về lời hứa của Chủ Tịch Tâp Cận Bình sẽ mua nông phẩm Mỹ./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.