Hôm nay,  

Những Chiếc Cầu Nổi Tiếng Ở Miền Tây

26/05/201900:00:00(Xem: 4416)
cau MY THUAN

Cầu Mỹ Thuận là cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam khánh thành năm 2000, nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang.

 

Cách đây 19 năm, cầu Mỹ Thuận được khánh thành, nối Tiền Giang - Vĩnh Long. Đây là chiếc cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, bắc qua  Tiền Giang, và cũng là cầu có quy mô lớn nhất ở miền Tây vào thời điểm đó. Sau đó, lần lượt nhiều cây cầu khác xuất hiện, phá bỏ tình trạng “qua sông phải lụy phà” của vùng sông nước miền Tây, theo Tuổi Trẻ online (TTO)

Có cầu Mỹ Thuận, cuộc sống của người dân miền Tây thay đổi hẳn. Vì thời gian đi lại được rút ngắn, đặc biệt là bà con dễ dàng đi lại, làm ăn buôn bán, học hành, chữa bệnh… tại TP. Sài Gòn - trung tâm kinh tế lớn của cả khu vực phía Nam. Chưa hết, cầu có độ tĩnh không cao 37.5m, đã tạo thuận lợi cho tàu có tải trọng đến 10,000 tấn đi đến tận PhnômPênh (Campuchia).

Kế đó là cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp), chiếc cầu lớn thứ 2 (có 6 làn xe) bắc qua sông Tiền (sau cầu Mỹ Thuận), nối Cao Lãnh và huyện Lấp Vò.

Cũng rất đáng chú ý là cầu Rạch Miễu (nối Tiền Giang - Bến Tre), bởi đây là chiếc cầu dây văng đầu tiên do các kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công, sau cơ hội tiếp thu công nghệ làm cầu từ công trình cầu Mỹ Thuận. Cầu Rạch Miễu cũng là chiếc cầu phá thế "ốc đảo" cô lập của vùng đất Bến Tre với các tỉnh miền Tây. Do không còn phà Rạch Miễu nữa nên thời gian đi lại với Sài Gòn đã ngắn hơn nhiều.


Tỉnh Bến Tre cũng được nối với huyện Mỏ Cày bằng cầu Hàm Luông (Bến Tre) xây xong năm 2010, xóa bỏ bến phà Hàm Luông; sau đó, vào năm 2015, cầu Cổ Chiên được thông xe, đã thực sự phá thế ốc đảo cho tỉnh Bến Tre, vì kết nối với tỉnh Trà Vinh đi các tỉnh miền Tây.

Vẫn theo TTO, cũng hoàn thành năm 2010 là cầu Cần Thơ,  chiếc cầu dây văng đầu tiên bắt qua dòng Hậu Giang. Đặc biệt đây là chiếc cầu có quy mô lớn nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Á, vì có khoang thông thuyền rộng 550 m. Việc thông xe cầu Cần Thơ là kết nối toàn bộ tuyến đường quốc lộ 1 từ Sài Gòn về đến Cà Mau không còn phải ‘qua sông lụy phà’ nữa.

Chiếc cầu lớn thứ 2 cùng bắc qua sông Hậu sau cầu Cần Thơ là cầu Vàm Cống (Đồng Tháp-Cần Thơ). Cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh đã chia sẻ áp lực cho cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ. Cầu Vàm Cống có 6 làn xe, giúp rút ngắn thời gian  khoảng 2 giờ cho người dân đi từ Trà Vinh đi theo quốc lộ 60 từ cầu Cổ Chiên, Hàm Luông, Rạch Miễu về đến Sài Gòn; và rút ngắn khoảng 70 km so với đi quốc lộ 1.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.