Hôm nay,  

TQ Tập Trận Hàng Tháng

27/03/201800:00:00(Xem: 3395)
Trần Khải

Vậy là gian nan... một hãng dầu phải rời bỏ khai thác Biển Đông và chính phủ VN phải bồi thường tiền, chỉ vì áp lực Trung Quốc hăm dọa tấn công kiểu côn đồ, một hành vi mà công an ưa chơi kiểu côn đồ với các nhà hoạt động nhân quyền trong nước.

Vậy là áp lực TQ sẽ đều đặn... vì bản tin từ News Corps Australia cho biết Trung Quốc tuần này sẽ tập trận lớn ở Biển Đông, và sẽ tập trận hàng tháng. Nghĩa là, hàng tháng, chứ không phải kiểu Mỹ là tập trận hàng năm.

Không chỉ riêng với VN, mà TQ có vẻ như thách thức hàng chục quô1c gia khác nhau, theo tin này.

Dự kiến TQ sẽ tập trận quanh hàng không mẫu hạm Liaoning (Liêu Ninh), trong khi đưa chiến đấu cơ bay sát biên gióới Đài Loan, thế là chiến đấu cơ Đài Loan bay lên, cản...  Hình như VN chưa dám đưa phi cơ nào lên cản  chiến đấu cơ TQ, mà chỉ nói với nhau rằng thôi kệ, cho nó bay phí xăng thôi (vì xăng phi cơ Không quân ta đưa ra chợ trời bàn có giá?)

Không quân Trung Cộng huy động oanh tạc cơ H-6K, chiến đấu cơ Su-30 và Su-35 tập trận tại Biển Đông và tại miền tây Thái Bình Dương như là chuẩn bị chiến tranh - thông báo phát từ Bộ quốc phòng hôm chủ nhật cho biết vùng tập trận bao gồm eo Miyako giữa 2 đảo của Nhật, nhưng không cho biết cụ thể thời điểm và vùng.

Hôm Thứ Sáu, Bộ quốc phòng Nhật xác nhận tin phi cơ quân sự Trung Cộng bay qua eo Miyako.

Tại Institute of Technology Nanchang (của tỉnh Jiangxi), chuyên gia Zeng Zhiping nhận rằng quy mô tập trận này là khác thuờng với không quân Trung Cộng, không chỉ huy động 5, 3 chiếc.

Ông Zeng nói: không thể loại trừ 1 nguyên nhân nào, có thể là động lực chính trị hay ngoại giao.

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận rằng theo hãng tin Reuters, hôm 26/03/2018, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố rằng tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông vẫn là một thách đố về an ninh, mặc dù quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện.

Ông Lorenzana đã tuyên bố như trên tại một căn cứ không quân ở Manila trong buổi lễ tiếp nhận 3 máy bay giám sát của Nhật Bản. Theo lời bộ trưởng Lorenzana, 3 chiếc TC 90 cũ mà Tokyo tặng cho Manila sẽ nâng cao khả năng của hải quân Philippines trong việc thu thập tin tình báo ở vùng Biển Đông tranh chấp. Hải quân Philippines cho biết phi cơ giám sát mới có tầm hoạt động 300 km, gấp đôi khả năng của các máy bay hiện có và như vậy là có thể tuần tra gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa và trên đó Bắc Kinh đã cho xây các căn cứ quân sự.

Nhật Bản đã dự trù cho Philippines thuê 5 máy bay giám sát, nhưng năm 2017 đã quyết định "biếu không" những phi cơ này, sau khi Tokyo sửa đổi luật về lực lượng phòng vệ, cho phép nước này được quyền tặng các thiết bị quân sự và quốc phòng dư thừa cho các nước đối tác.

Theo Reuters, thứ trưởng Quốc Phòng Nhật Tatsuo Fukuda đã tuyên bố là Tokyo sẵn sàng giúp các đồng minh cải thiện khả năng bảo đảm an toàn cho các tuyến giao thương đường biển. Không chỉ có Philippines, mà toàn bộ khu vực đều được hưởng sự trợ giúp này.

Một câu hỏi với VN rằng: tàu cá VN có thê xua đuổi tàu chiến TQ hay không?

Trong khi đó, bản tin VOA ghi rằng báo chí Việt Nam hôm 26/3 dẫn lại thông tin từ Hội Nghề cá Việt Nam cho hay hội đã ra văn bản “phản đối” lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của phía Trung Quốc và “động viên ngư dân bám biển sản xuất”.

Văn bản cũng được gửi đến một loạt cơ quan chính quyền gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, và Ban Đối ngoại Trung ương của Đảng Cộng sản.

Tin tức không cho biết văn bản có gửi đến phái bộ ngoại giao của Trung Quốc ở Việt Nam hay không.


Hồi tuần trước, có tin Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương thông báo điều chỉnh quy chế cấm đánh bắt cá trên biển có hiệu lực từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8 năm nay. Việt Nam cho rằng lệnh cấm ảnh hưởng đến cả một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trong văn bản mới đây, Hội Nghề cá Việt Nam “kịch liệt phản đối” hành động đơn phương “hết sức phi lý” của phía Trung Quốc. Gọi việc ban hành quy chế cấm đánh cá trên Biển Đông của phía Trung Quốc là “không có giá trị pháp lý”, hội nhấn mạnh là hành động này “gây cản trở hoạt động sản xuất trên biển của ngư dân Việt Nam”.

Hội Nghề cá Việt Nam nói thêm rằng việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá như vậy là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và vùng biển vịnh Bắc bộ.

Bi quan, bi quan... Trong khi đó, bản tin BBC ghi lời bình luận của giáo sư Carl Thayer:

“Không có lý do gì rõ ràng cho thấy tại sao Hoa Kỳ sẽ hợp tác với Việt Nam để chống lại khẳng định chủ quyền từ Trung Quốc. Trong khi mối quan hệ quốc phòng gần đây đã được cải thiện thì trên thực tế hai nước vẫn chưa phải là đối tác chiến lược. Mỹ duy trì sự hiện diện hải quân ở Biển Đông để ngăn chặn hải quân Trung Quốc thực hiện việc kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng."

"Vì thách thức từ Trung Quốc không có sự tham gia của quân đội, Việt Nam không dám để vấn đề leo thang bằng cách triển khai các tàu khu trục lớp Gepard hoặc tàu ngầm lớp Varshavyanka (Kilo). Cho đến nay Trung Quốc chỉ sử dụng áp lực ngoại giao để buộc Việt Nam xuống nước.

"Hai bên gần đây đã tiến hành việc trao đổi quốc phòng thân thiện lần thứ năm. Năm ngoái, Trung Quốc đột ngột hủy bỏ các cuộc trao đổi biên giới thân thiện thứ tư để phản đối việc Việt Nam khởi động lại hoạt động thăm dò dầu khí. Một khi Việt Nam chấm dứt hoạt động này, các cuộc trao đổi biên giới sẽ được nối lại."

"Việt Nam bị mắc kẹt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu Việt Nam công khai sự cố gần đây thông qua các cuộc phản đối ngoại giao thì sẽ gây ra phản ứng dữ dội từ người dân và phản ứng từ Trung Quốc. Nếu im lặng, Việt Nam sẽ thế chấp tương lai phát triển tài nguyên dầu mỏ và khí đốt vào tay Trung Quốc," GS Thayer cho hay.”(ngưng trích)

Trong khi đó, bản tin RFA ghi lời một chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, Thạc sĩ Hoàng Việt cho biết những ý kiến của ông xung quanh những diễn biến này. Đoạn vấn đáp như sau:

“...Kính Hòa: Cái mà người ta gọi là Tứ giác Kim cương, là Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, và Mỹ, đã họp ở Manila trùng thời gian thượng đỉnh APEC ở Việt Nam hồi năm ngoái, có hiệu quả gì hay không?

Thạc sĩ Hoàng Việt: Tứ giác Kim cương đóng vai trò kềm chế Trung Quốc, mặc dù chính thức thì họ không nói như thế. Nhưng họ lo ngại Trung Quốc lớn mạnh và đe dọa an ninh khu vực, nên họ tìm cách ngăn ngừa chuyện đó. Thế nhưng mà liên minh này mới chỉ hình thành, chưa có gì cụ thể cả, mới chỉ là ý tưởng, chưa đi vào hành động. Mà Trung Quốc rất là tranh thủ. Họ bồi đắp các đảo nhân tạo rồi, gia tăng sự bồi láp ấy và sự hiện diện quân sự.

Thứ hai là họ lấn tới yêu cầu các quốc gia có khai thác trong khu vực đường lưỡi bò của họ thì phải ngưng.

Điều đó để làm gì? Để sắp tới Trung Quốc có thể ngồi vào bàn đàm phán, đưa ra một cái COC (Qui tắc ứng xử), từ đó có thể thực hiện trên thực tế tham vọng của mình thông qua cái đường lưỡi bò trước đây bị quốc tế phản đối quyết liệt...”

Nghĩa là, đằng nào cũng bi quan... Hay là, VN phải chờ cho TQ sụp đổ như Liên Xô   để tan thành nhiều mảnh? Cũng là một cớ để tự dân chủ hóa?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.