Hôm nay,  

Báo Nguy VN Thiếu Nước Sạch

18/03/201800:00:00(Xem: 2892)
HANOI -- Nguồn nước tại Việt Nam thê thảm... trong khi các hồ tại hầu hết thành phố đều ô nhiễm... Nước sạch trở thành hiếm hoi.

Báo Dân Trí báo động: Hồ tại các đô thị trở thành nơi chứa nước thải...

Theo nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, hồ tại nhiều đô thị đã trở thành nơi chứa nước thải, nước không có sự lưu thông. Phần lớn các hồ nội thành, nội thị ở các cấp loại đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở mức độ khác nhau.

Bản tin DT ghi rằng tại hội thảo khoa học “Nước với thiên nhiên” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức sáng 16/3, PGS-TS Nguyễn Thế Chinh - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết tại các thành phố lớn, lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.

Trong khi đó, báo An Ninh Thủ Đô nói về một cuộc hội thảo...

Bản tin ANTĐ nói, hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2018 (22-3), ngày 16-3, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp xanh cho nguồn nước”.

Tại hội thảo, các đại biểu kiến nghị việc nâng cao công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là các giải pháp xanh như: Dựa vào thiên nhiên (hạ tầng xanh; mái nhà xanh; bức tường cây; hồ điều hòa; phục hồi đất ngập nước, đụn cát; duy trì các bãi bồi ven sông, cửa sông…), hạ tầng thủy lợi (ưu tiên hoàn chỉnh các công trình thủy lợi lớn; hoàn thiện hệ thống kênh, mương; chống ngập cho các đô thị, thành phố lớn…).

Quản lý phát triển cấp thoát nước để bảo vệ và phát triển tài nguyên nước (khuyến khích sử dụng nước mưa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống và sản xuất. Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trung bình trên 70% diện tích bao phủ dịch vụ. 15% đến 20% tổng lượng nước thải tại đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn...

Có vẻ như chính phủ sắp thu thuế nưoơc, vì báo An Ninh Thủ Đô ghi nhận:


“Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng nguồn thu chính từ tài nguyên nước đến từ thu thuế, phí, lệ phí tài nguyên nước, song nguồn thu này không tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, do đó cần có những chính sách về thu thuế tài nguyên nước để sử dụng nguồn nước hiệu quả.”

Trong khi đó, bản tin RFA ghi rằng theo thống kê của Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới, xét về nguồn nước nội địa và khoảng 20% dân cư tại Việt Nam chưa được tiếp cận nguồn nước sạch. Việt Nam cần làm gì để đối phó với tình trạng, mà giới chuyên gia cho là báo động khan hiếm nước sạch?

Việt Nam là một quốc gia bị rơi vào tình trạng thiếu nước, mặc dù có mạng lưới sông ngòi dày đặc và có nhiều ao hồ. Số liệu thống kê của Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA) cho thấy nguồn nước nội địa của Việt Nam đạt trung bình kém, ở mức 3.840 m3/người/năm thấp hơn 400 m3/người/năm so với mức bình quân toàn cầu. Trong khi đó, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam còn dự báo lượng nước bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ còn một nửa con số vừa nêu đến năm 2025.

Bản tin ghi rằng Đài RFA đã liên lạc với bà Dung, một nông dân ở Đồng Tháp và được cho biết tình hình nước sinh hoạt của gia đình bà cùng hàng xóm tại khu vực đang dần được đô thị hóa:

“Bây giờ ở đây người ta dùng nước máy của xã, của huyện cung cấp để sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống, nấu nướng…Bây giờ cũng không trồng trọt gì được nữa vì tưới nước máy thì cây không sống nỗi. Không có nguồn nước nào vô hết. Những ruộng sau nhà chỉ trồng cây tạp nham, sống nhờ vào nước mưa.”

Bà Dung cũng cho biết ở những vùng trong tỉnh Đồng Tháp còn chưa bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị, thì người dân dùng nước sông cho công việc tưới tiêu ruộng vườn. Tuy nhiên, bà Dung than phiền nguồn nước sông ngày càng bị ô nhiễm.

Những gì bà Dung vừa chia sẻ không phải mỗi con sông Tiền hay sông Hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long bị ô nhiễm, mà đó là tình hình chung của hệ thống sống ngòi ở Việt Nam hiện nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.