Hôm nay,  

Chính Phủ Lâm Thời Iraq

03/06/200400:00:00(Xem: 4746)
Chính quyền Bush đã mất một năm mới trở về chỗ cũ, với Chính phủ Lâm thời tại Iraq...
Cách đây một năm, đáng lẽ chính quyền Bush đã phải chuẩn bị ra một cơ chế lâm thời của dân Iraq một tháng sau khi giải phóng Baghdad để quản trị tình hình Iraq, dưới sự giám sát hoặc bảo vệ quân sự của Hoa Kỳ. Đồng thời, đáng lẽ các đơn vị Mỹ phải rút ra ngoài, như tại Afghanistan, để khỏi liên hệ tới những xung đột có tính chất nội chiến của một xứ sở chưa có tập quán thống nhất và dân chủ. Chiến thắng quân sự vũ bão và sự thiếu thông tin về tình báo khiến giới lãnh đạo mắc bệnh chủ quan tại Iraq. Nặng nhất là trong cơ quan CIA, bộ Quốc phòng và tòa Bạch Cung.
Ông Bush còn mất nguyên tháng Tám nghỉ hè tại nông trại Crawford mà không biết là trở về Thủ đô, ông bắt đầu bước vào sóng gió. Tình hình kinh tế đã khởi sắc với mức không thể chối cãi dù có tinh thần ngoan cố của mùa tranh cử. Nhưng tình hình Iraq thì suy đồi hơn với mức độ cũng không thể chối cãi, nhất là trong tinh thần xuyên tạc của tranh cử.
Sau cùng, tuần qua, dư luận bắt đầu thấy nhen nhúm tia hy vọng từ Iraq.
Tranh cử tại Mỹ và Tranh thủ tại Iraq.
Ngày Thứ Ba, Hội đồng Quản lý Iraq (IGC) do Mỹ dựng lên chính thức cáo chung và được thay thế bằng một Chính phủ Lâm thời, có Tổng thống, hai Phó Tổng thống, Thủ tướng và một Nội các chừng ba chục người đa số là chuyên viên hơn là chính khách hay lãnh tụ. Tổng thống Bush hớn hở gặp gỡ báo chí tại Vườn Hồng trong tòa Bạch Cung để loan báo và bình nghị về tin vui này. Đồng thời Hoa Kỳ và Anh cùng đệ nạp lại dự thảo nghị quyết về Iraq lên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với những thay đổi nhằm thuyết phục được các hội viên đầy hoài nghi của Hội đồng. Biến cố này và cuộc họp báo sáng Thứ Tư tại Baghdad của Đặc sứ Liên hiệp quốc Lakhdar Brahimi để trình bày hy vọng của ông nơi Chính phủ Lâm thời khiến dư luận nói tới “chiến lược triệt thoái” của Mỹ.
Nếu mọi việc diễn tiến đúng kế hoạch, Chính phủ Lâm thời sẽ chính thức cầm quyền trọn vẹn từ 30 tháng này. Sau đó, Iraq sẽ bầu cử vào tháng Giêng năm 2005 để có cơ chế lập hiến tiến tới một chính quyền hoàn chỉnh vào tháng Giêng năm 2006, là khi Liên quân dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và Anh sẽ rời khỏi Iraq. Từ nay đến đó, bất cứ khi nào Chính phủ Lâm thời yêu cầu, nếu có, thì Hoa Kỳ cũng sẽ rút quân khỏi Iraq.
Bị mờ mắt vì ác cảm với chính quyền Bush, đa số truyền thông Mỹ chỉ tìm vào chi tiết tiêu cực để trình bày hoặc phân tách - một tái diễn của “hội chứng Việt Nam” – làm dư luận nói chung phân vân không hiểu vì sao ông Bush có vẻ lạc quan về diễn tiến vừa qua.
Sai lầm chính của ông và ban tham mưu về an ninh quân sự là quá lạc quan từ năm ngoái, và đó là nguyên do chính khiến ông đáng thất cử vì lãnh đạo kém. Từ sáu tháng nay, chính quyền ông cố khôi phục tình hình và nay hy vọng hoàn thành mục tiêu, dù sao vẫn là mục tiêu có lợi cho Hoa Kỳ, là kiểm soát được an ninh tại Trung Đông để ngăn chặn khủng bố. Hai bài diễn văn được quảng cáo ồn ào là then chốt về chiến lược đối ngoại của Nghị sĩ John Kerry tại Seattle và Palm Beach trong tuần qua không có gì sáng tạo hơn là sẽ thực hiện những điều chính quyền Bush đang muốn làm.
Vì vậy, hãy gác một bên những đối đáp có mùi tranh cử mà nên tìm hiểu về khung cảnh chung của vụ Iraq.
Cục diện Iraq
Iraq có ba sắc dân chính, từ ít đến nhiều là Kurd, Sunni và Shia. Chế độ Saddam Hussein dựa trên xu hướng Sunni (chiếm đa số trong thế giới Hồi giáo, thiểu số tại Iraq nhưng cũng là xu hướng của Osama bin Laden) trong khi phe Shia đa số lại có liên hệ với Iran. Khi chính quyền Saddam sụp đổ, phe Sunni bị coi như có tội vì là cơ sở của đảng Baath và các lực lượng võ trang của Saddam. Ngược lại, phe Shia coi như có cơ hội lãnh đạo vì là đa số, sau khi bị Saddam đàn áp và tàn sát trong nhiều thập niên. Có ảnh hưởng nhất trong phe Shia là Đại giáo chủ Ali al-Sistani, một người tương đối ôn hòa, thân Iran và ngầm có thiện cảm với Hoa Kỳ vì cái công lật đổ chế độ Saddam. Ông cũng là người có tham vọng xây dựng được một lực lượng khuynh đảo trong tương lai vì chiếm đa số tại Iraq. Chỉ có phe người Kurd là tương đối ôn hòa, không gây vấn đề trong buổi giao thời, dù thâm tâm muốn có một chế độ tự trị, nếu chưa là độc lập, để khỏi bị cả hai phe Sunni và Shia lấn lướt hay ngược đãi. Bên ngoài ba phe trên, còn phải kể tới các nhóm khủng bố “Thánh chiến”, có liên hệ hay không với al-Qaeda, xâm nhập từ bên ngoài vào và hoạt động nhờ sự hỗ trợ của các cơ sở tàn dư của chế độ Baath trong thành phần Sunni.
Lầm lẫn và khiếm khuyết nặng nhất của chính quyền Bush là không nắm vững tình hình thực tế và ước đoán sai phản ứng của các nhóm liên hệ. Từ sáu tháng nay, họ đã vừa học vừa sửa, nhưng ông Bush không cách chức một ai trong số lãnh đạo quân sự và tình báo vì những lầm lẫn hay khiếm khuyết đó. Ông còn đáng trách là không kiểm soát được nội bộ, để tranh chấp giữa quốc phòng, ngoại giao và tình báo bị cố tình tiết lộ ra ngoài, tạo ra hình ảnh lúng túng và hỗn loạn khi Hoa Kỳ phải xử trí với các phe liên hệ tại Iraq.
Mục tiêu của Mỹ tại Iraq chủ yếu là ngăn ngừa khủng bố khỏi bành trướng sau khi lật đổ một chính quyền độc tài và chống Mỹ nặng nhất. Mục tiêu lâu dài, phải tính bằng thập niên, mới là xây dựng dân chủ cho Iraq để chỉ ra một con đường tiến bộ hơn cho các sắc dân theo Hồi giáo. Là người lý tưởng và chân thật, ông Bush đã lầm lẫn trong mục tiêu và bị rơi vào cái bẫy đấu tranh dân chủ tại Iraq, như chính quyền Kennedy năm xưa đã bị tại Việt Nam khi lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm vì lý cớ độc tài mà quên lý do chính. Đặc tính của nền dân chủ và xã hội Mỹ là không chính quyền nào có thể thi hành một kế họach kéo dài nhiều thập niên, thí dụ như xây dựng dân chủ cho một xứ bị ngoại xâm hay nội loạn, trong khi hai năm một lần lại phải xin phiếu cử tri. Một thành phần cử tri thiếu am hiểu về tình hình thế giới mà lại bị lung lạc bởi hệ thống truyền thông thiên tả và kiêu căng.

Những đấu tranh giữa các phe Sunni và Shia với nhau và với Mỹ, cùng với những hoạt động khủng bố ngoại nhập, đã làm chiến thắng quân sự của Mỹ tại Iraq biến ra rối loạn, chưa nói đến loại tai nạn dễ hiểu là vụ khai thác tù nhân.
Bây giờ, chính quyền Bush đã tạm chấn chỉnh được tình hình và đang hy vọng làm giảm dần nhiệt độ giao tranh tại Iraq hầu có thể chú tâm nhiều hơn đến vấn đề khủng bố.
Chính phủ Lâm thời là gì"
Truyền thông Mỹ cứ sai lầm kiểm điểm xem trong hệ thống nhân sự mới của Chính phủ Lâm thời, ai là người của Mỹ, ai chống Mỹ, và cơ chế này có quyền độc lập đến mức độ nào. Đa số đều nhắc tới việc nhân vật chính, Thủ tướng Iyad Allawi, là một bác sĩ và lãnh tụ đối lập với chế độ Saddam đã từng có liên hệ với CIA hay quân báo Mỹ. Họ quên là Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật Iraq nhằm yểm trợ các lực lượng đối lập để lật đổ chế độ Saddam và không lãnh tụ nào có thể tồn tại nếu không sống lưu vong và tìm sự yểm trợ của các nước Dân chủ Tây phương bên ngoài.
Thực chất thì nhân sự mới trong Chính phủ Lâm thời không còn khuôn mặt nào được coi là gần gũi với Đại giáo chủ Ali al-Sistani của phe Shia. Sau khi tìm cách hợp tác với phe này và bị bẽ bàng vì vụ nổi loạn của Muqtada al-Sadr, Mỹ hiểu ra là mình bị lợi dụng. Xu hướng Shiite của al-Sistani dùng Mỹ làm bung xung để củng cố thế lực và tranh thủ một vị trí thống trị trong chính quyền tương lai, al-Sadr là kẻ gây rối cho mục tiêu đó, làm Mỹ rơi vào thế kẹt. Nặng tay với al-Sadr thì mất lòng dân Shia, nếu không thì bị dư luận cho là không kiểm soát được an ninh tại miền Nam, trong khi mục tiêu của Mỹ không đơn giản là đưa một nhóm nào lên cầm quyền mà chỉ cần có sự ổn định.
Trong Hội đồng IGC, Đại giáo chủ al-Sistani có nhiều người thân tín, Hội đồng đó đã bị giải tán. Trong Chính phủ Lâm thời, các khuôn mặt sáng giá thuộc phe Shia chỉ còn là Thủ tướng Allawi và Phó Tổng thống Ibrahim Jafaari. Theo cơ chế mới, Thủ tướng có thực quyền hơn Tổng thống, là chức vụ có tinh thần biểu tượng của một chế độ Đại nghị. Thủ tướng Allawi là người Shia nhưng thân Mỹ hơn là thân al-Sistani, vì vậy, nếu ông có từng cộng tác với CIA thì cũng còn hơn là con ngựa chiến của al-Sistani bên trong Chính phủ Lâm thời. Truyền thông Mỹ không phân biệt được lợi hại ở chỗ đó, như đã từng lầm lẫn khi phân tách tình hình Việt Nam.
Việc Chính phủ Lâm thời thành hình vì vậy đánh dấu một biến chuyển quan trọng: Mỹ hết bị phe Shia xỏ mũi. Biến chuyển đó thực ra đã có thể được thấy khi lãnh tụ Ahmad Chalabi bị phế bỏ. Ông ta là người Shia, từng ngầm cộng tác với Iran và như nhiều lãnh tụ Iraq khác, biết khai thác lá bài Mỹ cho mục tiêu và tham vọng riêng, nên có thời được bộ Quốc phòng Mỹ nâng đỡ mạnh mà người ta chưa hiểu là ai đã lợi dụng ai để đánh lừa ai cho mục tiêu gì!
Ngoài biến cố “phe Shia bị chặn”, việc Chính phủ Lâm thời này thành hình còn đánh dấu một xoay chuyển mới là Mỹ sẵn sàng cộng tác với các nhân vật hay thế lực Sunni. Điển hình là một viên tướng Sunni của chế độ Saddam được mời ra cai quản khu vực al-Fallujah và Tổng thống lâm thời, Sheikh Ghazi al-Yawar, là một lãnh tụ Sunni. Truyền thông Mỹ chỉ nói đến việc Mỹ không đề cử được “gà” của mình là Ngoại trưởng Adnan Pachachi, một nhà ngoại giao lãnh thành cũng là người Sunni, mà không nhấn mạnh đến sự kiện Hoa Kỳ chấp nhận đối thoại và hợp tác với các nhân vật Sunni của chế độ cũ, miễn là họ không chứa chấp khủng bố Hồi giáo ngoại nhập. Nghĩa là các lãnh tụ Iraq sẽ lại được quyền trị dân Iraq trong vùng ảnh hưởng của họ. Mỹ sẽ đi làm việc khác.
Hậu quả lâu dài
Hoa Kỳ có dự tính hợp tác với Iran để ổn định tình hình Iraq, qua trung gian của các lực lượng Shia. Chuyện đó không thành, Iran bị thiệt hại nặng nhất vì không chi phối được tình hình Iraq để làm lực đối trọng với Saudi Aarbia. Tất nhiên Tehran sẽ có phản ứng và Đại giáo chủ Ali al-Sistani cũng vậy. Phản ứng đó có thể là thái độ hợp tác biết điều hơn, hoặc thái độ phá hoại. Tình hình các tỉnh miền Nam Iraq vì vậy chưa yên.
Ngược lại, quan hệ giữa Iran và Hoa Kỳ cũng trực tiếp chi phối lập trường và thái độ của Saudi Arabia. Nếu đôi bên cộng tác với nhau cho tương lai Iraq, Hoàng gia Saudi bị cô lập và phải duyệt lại thái độ của mình với khủng bố. Tức là diệt trừ al-Qaeda dứt khoát hơn. Nếu quan hệ giữa Iran và Hoa Kỳ có chiều hướng căng thẳng, Riyadh sẽ bớt sợ và tiếp tục tìm cách du giây giữa áp lực của Mỹ và sự bành trướng của al-Qaeda.
Nhưng, trong tháng qua, al-Qaeda ba lần tung đòn khủng bố tại Saudi Arabia, hai lần nhắm vào túi tiền của Hoàng gia là hệ thống dầu khí và các nhân viên dầu hỏa Tây phương (vụ Yanbu và Khobar). Chính quyền Saudi Arabia vì vậy mới thấy mình ở vào vị trí bất ổn nhất, việc thành hình Chính phủ Lâm thời tại Baghdad không làm giảm mối lo của Hoàng gia Saudi vì khủng bố chỉ tăng chứ không giảm.
Trong khi đó, các đơn vị quân đội Mỹ sẽ ‘di tản chiến thuật’ ra khỏi các vùng đông dân để chính quyền Iraq thực thi chủ quyền theo đúng lịch trình. Chính phủ Lâm thời Iraq sẽ khó yêu cầu Mỹ lập tức triệt thoái vì làm như vậy là tự sát. Vẫn hiện diện tại Iraq, nhưng nằm ngoài tầm đạn của các nhóm Sunni hay Shia đang muốn bắn Mỹ lấy phiếu, quân lực Mỹ sẽ tăng cường kiểm soát sự xâm nhập của khủng bố từ bên ngoài vào (Syria, Saudi và Iran) và tiếp tục gây sức ép với các nước trong khu vực để diệt trừ khủng bố.
Kết luận ở đây là Mỹ không triệt thoái, tình hình Iraq chưa êm, nhưng lính Mỹ bớt thương vong và chính quyền Bush bớt bị đả kích. Trong khi đó, việc truy lùng khủng bố sẽ gia tăng cường độ, không chỉ tại Iraq mà trong toàn vùng, trước tiên là tại Saudi Arabia. Nếu người Iraq biết bảo nhau và bảo được nhau, họ có hy vọng xây dựng một tương lai khá hơn 30 năm vừa qua. Nếu không, họ cứ tiếp tục tàn phá xứ sở của họ trước sự bất lực tất nhiên của Liên hiệp quốc, miễn là đừng chơi với khủng bố. Hoặc đừng chơi dại mà bắn vào lính Mỹ. Nhất là trong mùa bầu cử tại Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.