Hôm nay,  

Các Lá Thư Lê Giản Thứ 3,4 – Đòi Dân Chủ Hóa Việt Nam

18/10/200000:00:00(Xem: 3959)
Cách diễn đạt tùy tiện của các nhà lý luận "chính thống" trong đảng CSVN, áp đặt nhân dân vào con đường ngoại lai để dễ bề thống trị không cò dối gạt được aị Đã đến lúc đảng CSVN phải nhìn nhận sự thật, nhận trách nhiệm về những sai lầm đã đưa đất nước đến tình trạng sa sút, tụt hậu hiện nay và hãy thực tâm cải sửa. Nối kết tiếp tục gửi đến các bạn các thư góp ý 3 và 4 của đảng viên lão thành Lê Giản cho Bộ Chính trị đề nghị sửa đổi Dự thảo Báo cáo chính trị cho Đại hội 9.)

*

Lê Giản
8 Nguyễn Thượng Hiền
----------------
Thư số 3

Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2000

Kính gửi: Bộ Chính trị

Trong thư số 3 này, tôi xin trình bày sự lý giải của tôi đối với sự nghiệp đổi mới vừa qua và đề nghị một số ý nhằm sửa đổi Dự thảo Báo cáo chính trị cho Đại hội 9:

1/ Muốn có một cách nhìn sâu sắc và toàn diện, theo tôi, phải nhìn lại cả quá trình 25 năm qua (1975-2000), kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 qua đó mới thấy rõ: Vì sao phải đổi mới; cuộc đấu tranh gay gắt giữa tư tưởng tiên tiến và bảo thủ trong quá trình đổi mới v.v.

Cách viết về đổi mới trong Dự thảo nói hơi nhiều về thắng lợi, và đưa ra các bài học có tính chất chủ quan, duy ý chí.

2/ Sau đại thắng mùa Xuân 1975, cả nước đứng trước một nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất, cấp cách nhất là: khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân đã bị khốn đốn qua những năm tháng chiến tranh, giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, từng bước đưa lại ấm no cho nhân dân. Đó cũng là sự mong muốn tha thiết của nhân dân.

Lúc đó, vì có phần say sưa với chiến thắng to lớn, vì tin chắc vào tài năng lãnh đạo chiến tranh của Đảng, và đinh ninh rằng Đảng được vũ trang bởi chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết duy nhất khoa học của thời đại, Đảng ta đã quyết định nay: Cả nước phải bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, theo đúng 9 quy luật phổ biến của quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã được Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân họp tại Mạc tư khoa thông qua năm 1960. Đường lối do Đại hội IV của Đảng họp tháng 12/1976 đó được ca tụng là sự vận dụng sáng tạo học thuyết và Thời kỳ quá độ của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Hơn nữa, với Đại thắng mùa Xuân 1975, cả nước đứng trước nhiều thuận lợi to lớn: nào là khí thế phấn khởi của nhân dân cả nước, nào là chúng ta tiếp quản các cơ sở kinh tế, xã hội, quân sĩ miền Nam gần như nguyên vẹn, cả nước được thống nhất, 2 miền sẽ hỗ trợ cho nhau v.v. Do vậy chúng ta lúc đó đều tin rằng chỉ sau 3 hoặc 4 kế hoạch 5 năm, sẽ hoàn thành thời kỳ quá độ, đời sống của nhân dân sẽ được nâng cao rất nhiều và sẽ xuất hiện chủ nghĩa xã hội ở nước ta (").

Thi hành đường lối của Đại hội IV, chúng ta đã khẩn trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng xoá bỏ giai cấp tư sản, đưa nhanh nông dân và thợ thủ công cá thể đi vào Hợp tác xã hoặc Tập toàn sản xuất.

3/ Điều đáng buồn, không ai có thể ngờ tới, là chỉ sau 2, 3 năm thi hành đường lối đó, tình hình kinh tế - xã hội không có sự tăng tiến mà lại sa sút đi xuống và cả đất nước đi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn diện, kéo dài (1978-1988).

Cuộc khủng hoảng đã chứng tỏ các đường lối chính sách của Đại hội 4 là không thích hợp với yêu cầu của sự phát triển. Nhưng cần sửa cái gì " và sửa cách nào, thì cơ quan lãnh đạo phải tập trung suy nghĩ, tìm tòi kể từ Hội nghị Trung ương khoá 4 lần thứ 6 (họp tháng 8/1979) trở đi. Nhưng các nỗ lực sửa sai, đổi mới của các Bộ, ngành ở Trung ương đều chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Đợt cải cách "Giá - Lương - Tiền" năm 1985 kết thúc thất bại, bằng việc thi hành kỷ luật cách chức một số cán bộ lãnh đạo cấp cao. Sở dĩ có tình hình như vậy, là vì các cố gắng cải tiến đều không dám động tới cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp và chế độ công hữu.

4/ Điều đáng chú ý là đi đôi và đi trước các hoạt động cải tiến của các cơ quan lãnh đạo từ bên trên, thì nhân dân lao động ở các địa phương cũng đều chủ động đi tìm con đường, biện pháp tiến lên nhằm mục tiêu cấp bách là ra sức sản xuất, tăng thêm thu nhập, cứu vớt đời sống của gia đình mình ngày càng nguy khốn.

Và qua đó, xuất hiện hiện tượng "khoán hộ" một sáng kiến cực kỳ quan trọng, dẫn đến sự tiến triển mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Nhưng sự kiện "khoán hộ" đã phải trải qua một quá trình gian khổ.

Xuất hiện từ 1962 ở Hải Phòng, 1966 ở Vĩnh Phúc, "khoán hộ" đã từng bị phê phán, ngăn chặn một cách gay gắt, đã phải "hoạt động" một cách ẩn náu, bí mật, phi pháp. Một số cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, xã đã vì đó mà chịu đựng kỷ luật một cách oan uổng, nhưng vì nó đáp ứng đúng lợi ích của nhân dân, nên nó càng ngày càng được mở rộng ở khá nhiều địa phương, và tạo nên sự phân hoá trong các cơ quan lãnh đạo: người này thì phản đối, nhưng người khác lại ủng hộ.

Cuối cùng sau 18 năm ba chìm, bẩy nổi, năm 1980, với chỉ thị 100, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chấp nhận "khoán hộ" và chỉ vài năm sau, khoán hộ đã trở thành đường lối chính thức của Đảng ta với Nghị quyết của Bộ Chính trị và đã được các nhà lý luận lên tiếng ủng hộ trong các cuộc Hội thảo khoa học.

5/ "Khoán hộ" là một sáng kiến dân dã, không phải là ý kiến của các nhà chính khách, hoặc của các học giả. "Khoán hộ" nghĩa là trở về với tình hình lấy kinh tế hộ gia đình làm nền, coi kinh tế hộ là đơn vị kinh tế xã hội cơ bản trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - so với cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu dựa trên chế độ công hữu, thì khoán hộ là hiện tượng "mới", là "đổi mới ", nhưng thực ra khoán hộ vẫn là trạng thái xa xưa, đã từng tồn tại hàng nghìn năm nay trong lịch sử phát triển nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy khoán hộ vừa là đổi mới, lại vừa là trở lại với truyền thống vốn có của dân tộc.

Chỉ cần lấy sự chuyển biến từ một nước phải liên miên hàng năm phải nhập khẩu lương thực (xấp xỉ 1 triệu tấn) sang một nước có thể xuất khẩu lương thực vào hàng thứ 2 trên thế giới (xấp xỉ 3, 4 triệu tấn) đủ thấy tính ưu việt của cơ chế thị trường lấy kinh tế hộ làm nền, so với cơ chế kế hoạch hoá tập trung dựa trên chế độ công hữu (quốc doanh và hợp tác xã) trên mặt trận nông nghiệp.

Với khoán hộ ở nông thôn, công cuộc đổi mới đã lan sang đô thị, từ một số địa phương lan rộng ra toàn quốc, từ cơ sở lên tới Trung ương, và đã đưa lại những thắng lợi to lớn trên các mặt.

6/ Đi sâu phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội vừa qua, phân tích quá trình và đặc điểm của sự nghiệp đổi mới, ta có thể phát hiện mấy điều cốt tử của nội dung sự nghiệp đổi mới là:
a/ Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường.
b/ Từ chế độ sở hữu một thành phần công hữu (với 2 hình thức: toàn dân và tập thể) chuyển sang chế độ sở hữu nhiều thành phần (lấy kinh tế hộ làm đơn vị cơ sở cả về kinh tế và xã hội).
c/ Từ một nền chính trị "chuyên chính vô sản" chuyển sang một chế độ dân chủ, nhà nước pháp quyền.
d/ Từ một chính sách đối ngoại dựa trên phân biệt hệ tư tưởng (xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa) chuyển sang một chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá; Việt Nam nguyện là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
e/ Từ một phong cách tư duy hẹp hòi, tự mãn đầy thành kiến nghi kỵ chuyển sang một phong cách tư duy mở rộng. Vừa mạnh bạo tiếp xúc và thâu hoá các học thuyết hiện đại của thế giới, vừa đi sâu tìm hiểu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, không để bị gò bó bởi các tín điều lý luận nào cả.

7/ Quá trình đổi mới, chuyển hoá đó không hề suôn sẻ, bằng phẳng mà là quá trình đấu tranh phức tạp, gay go liên tục giữa tư tưởng bảo thủ và tư tưởng tiến bộ, kể cả trong thời gian tới đây.

Ngay trong dự thảo Báo cáo chính trị kỳ này, vừa phản ánh nhiều ý kiến rất tiến bộ, đồng thời lại cũng bảo lưu nhiều quan điểm bảo thủ. Nội dung dự thảo là một sự hoà trộn, một sự dung hoà, một sự thoả hiệp giữa bảo thủ và tiến bộ.

Nội dung và bản chất của tư tưởng bảo thủ là muốn quay trở lại đường lối Đại hội IV với các đặc trưng mô hình chủ nghĩa xã hội mác-xít: kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp; chế độ công hữu dưới hai hình thức toàn dân và tập thể chiếm ưu thế tuyệt đối, kinh tế quốc doanh phải chiếm vị trí chủ đạo; hệ thống chính trị theo kiểu chuyên chính vô sản; chính sách đối ngoại dựa trên nhận định thời đại hiện nay là thời kỳ quá độ, đấu tranh "ai thắng ai" giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn thế giới, đưa chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vị trí thống trị độc tôn v.v...

Nội dung và bản chất của tư tưởng tiến bộ là 5 xu thế chuyển hoá đã nêu trong điểm 6 nói trên.

Sở dĩ tư tưởng bảo thủ cho tới nay còn khá mạnh trong Đảng, đó là vì công tác lý luận còn quá yếu, việc tổng kết lịch sử tiến trình của dân tộc Việt Nam trước kia và gần đây quá hời hợt, quá công thức, dẫn đến trình độ tư duy nói chung là thấp kém, dẫn đến sự bất lực của công tác tuyên huấn và công tác tư tưởng trong Đảng và ngoài xã hội.

8/ Cho tới nay, trong Đảng vẫn chưa có câu trả lời cho các câu hỏi: vì sao đường lối của Đại hội IV lại sai lầm do đó đã dẫn đất nước vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn diện, kéo dài (1978 - 1988)" Vì sao Đảng ta trong mấy chục năm trước đây đã liên tục định ra đường lối lãnh đạo đúng đắn dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954), đến thắng lợi của chiến tranh chống Mỹ và tay sai (1975), mà lại có thể phạm sai lầm khi định ra đường lối trong Đại hội IV"

Trong các Văn kiện của Đại hội V và Đại hội VI, việc phê phán và phân tích những sai lầm của Đại hội IV cũng có đề cập tới nhưng nói chung không đủ sâu sắc, và chưa đi vào bản chất của sai lầm nói trên.

Theo sự hiểu biết của tôi, có thể nêu mấy nguyên nhân sau đây:

a/ Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân khác về chất so với sự nghiệp đấu tranh chính trị - vũ trang để giải phóng đất nước, đem lại độc lập dân tộc. Cả hai có những quy luật vận động khác nhau. Muốn thực hiện vai trò lãnh đạo, Đảng phải học tập, trang bị cho mình những kiến thức khác nhau, không thể thoả mãn với những kiến thức lãnh đạo chiến tranh.

b/ Muốn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân ta, thì không những phải am hiểu hoạt động sản xuất, đời sống các mặt của nhân dân ta trong lịch sử, rút ra các bài học quý báu của sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá của cha ông ta trong lịch sử mà còn phải xuất phát từ sự phân tích tình trạng kinh tế hiện nay, các thành phần xã hội đang tham gia vào hoạt động kinh tế, và tha thiết, trân trọng kêu gọi toàn dân làm kinh tế, gia tăng của cải của xã hội, như Bác Hồ đã làm sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.

Đáng tiếc là Đảng ta lại xuất phát từ học thuyết về thời kỳ quá độ của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà cố úp chụp mô hình chủ nghĩa xã hội mác-xít vào đất nước ta, một nước còn nghèo nàn, lạc hậu. (Theo Mác, đó là một kiểu chủ nghĩa xã hội hậu tư bản, thoát thai từ sự tan rã của xã hội tư bản đã được hình thành sau 200 năm tại các nước Tây Âu). Đó là một mô hình xã hội hoàn toàn xa lạ với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, lịch sử của Việt Nam. Đó phải chăng là một cách "râu ông nọ, cắm cằm bà kia", "gọt chân cho vừa giầy", mà ông cha ta đã phê phán lâu nay.

c/ Để phát triển kinh tế, văn hoá, Đảng ta cần tổ chức việc tổng kết lịch sử của dân tộc ta trên lĩnh vực này, có thể giữ gìn, phát huy truyền thống của cha ông ta. Trong mấy chục năm qua, ngành sử học đã có nhiều đóng góp lớn, nhưng chủ yếu mới đi vào làm việc đấu tranh quân sự, ngoại giao để giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Còn về lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thì thành quả sử học còn quá khiêm tốn.

9/ Từ đó, tôi đề nghị sửa một số ý trong dự thảo Báo cáo chính trị.
a/ Bỏ những cụm từ "Xây dựng chủ nghĩa xã hội", "con đường đi lên chủ nghĩa xã hội", "quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội" thay bằng "Xây dựng một chế độ xã hội cân bằng, dân chủ, văn minh, dân giàu, nước mạnh".
b/ Bỏ cụm từ "đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa" (tr. 16) thay bằng đoạn chữ nghiêng (cuối trang 16) nói về động lực chủ yếu để phát triển đất nước.
c/ Bỏ cụm từ "Chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu... sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối..." (tr. 16).
d/ Bỏ cụm từ "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo" thay bằng "Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức và quản lý nền kinh tế quốc dân".
e/ Bỏ cụm từ "Tính chất của thời đại vẫn không thay đổi" (cuối tr. 16) thay bằng câu "Tính chất của thời đại đã thay đổi hẳn so với trước kia".
f/ Cần bổ sung, giữ vững khái niệm "Nhà nước pháp quyền", không nên loại bỏ nó vì cho nó là khái niệm tư sản (")

10/ Tôi đề nghị cần phải đổi mới ngay lập tức công tác nghiên cứu lý luận.
a/ Thay đổi các cán bộ hiện đang phụ trách công tác lý luận, tổ chức lại các cơ quan lý luận và tạp chí lý luận. b/ Tranh thủ giới trí thức trong và ngoài Đảng tham gia nghiên cứu khoa học một cách thực sự dân chủ, tránh bệnh biệt phái giáo điều, quan phương.


c/ Đặt chương trình nghiên cứu khoa học một cách rõ ràng tránh áp đặt một cách duy ý chí: "chỉ cho phép nghiên cứu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, không cho phép nghiên cứu các con đường đi tới dân giàu, nước mạnh".
d/ Phải có tạp chí hoặc thông tin đăng công khai các ý kiến, quan điểm, dự án khác nhau, không nên dìm đi, giấu đi các ý kiến trái ngược với các nhà cầm quyền.

Với tuổi 88, tôi chân thực đóng ý kiến của tôi, dù biết rằng có nhiều điều khó nghe. Nếu có gì sai sót, mong được Trung ương chỉ bảo.

Kính,
(ký tên)
Lê Giản
*

Lê Giản
8 Nguyễn Thượng Hiền
----------
Thư số 4


Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2000

Kính gửi: Bộ Chính trị

Trong thư số 4 này, tôi kiến nghị: Đại hội 9 "cần phải và chỉ nên nêu cao Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta" với các căn cứ sau đây:

1/ Từ 1930 cho tới nay, Đảng ta đã từng bổ sung, điều chỉnh hệ tư tưởng chỉ đạo của Đảng.

Nếu trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) đã nêu "Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp, lấy chủ nghĩa C.Mác và Lênin làm gốc...".

Đến Đại hội II (1951), Điều lệ của Đảng đã đưa cả "lý luận của Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng".

Từ Đại hội III đến Đại hội VI, Đảng lại lấy chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.

Đến Đại hội VII (và sau đó đến Đại hội VIII), Đảng lại bổ sung lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng.

Cách đặt vấn đề của dự thảo Báo cáo chính trị và Dự thảo Điều lệ coi như giữ nguyên như cũ, và không có một cố gắng gì đi sâu nghiên cứu, tổng kết trong khi xã hội đang chuyển biến mạnh mẽ, thực tiễn đấu tranh đang hết sức phong phú, có nhiều điểm mới so với trước kia.

Tôi nghĩ rằng, để chuẩn bị tốt cho Đại hội 9 Đảng ta cần để công phu tổng kết lại lịch sử đấu tranh mấy chục năm qua để xem xét cách đặt vấn đề nền tảng tư tưởng trước đây có cần nghiên cứu điều chỉnh gì không"

2/ Tôi được bạn bè cho biết cách nêu nền tảng tư tưởng của các Đảng cộng sản trên thế giới cũng rất khác nhau.

Rất nhiều Đảng đã bỏ cả chủ nghĩa Lênin, chỉ còn lại chủ nghĩa Mác; có Đảng chỉ nêu chủ nghĩa xã hội khoa học mà không nêu tên người sáng lập.

Đảng Trung Quốc nêu cả chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, và lý luận Đặng Tiểu Bình.

Đảng Pháp từ Đại hội 29 và 30, đã thôi không dùng từ chủ nghĩa xã hội, mà chỉ bàn đến chủ nghĩa cộng sản, và trong văn kiện không nhắc gì tới chủ nghĩa Mác.

Do vậy Đảng ta cũng cần để công sức đi vào nghiên cứu kỹ vấn đề này, xuất phát từ kết quả và kinh nghiệm thực tế của phong trao cách mạng nước ta trong mấy chục năm qua.

Tôi xin phép kiểm điểm lại vai trò, tác dụng của chủ nghĩa
Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam, trên 2 lĩnh vực:
- đấu tranh dành độc lập dân tộc.
- đấu tranh để phát triển kinh tế, xã hội vì tự do, dân chủ, hạnh phúc của nhân dân.

3/Trong cuộc đấu tranh dành Độc lập dân tộc, đồng chí Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam, khi tiếp xúc với chủ nghĩa Mác-Lênin, đã học được rất nhiều điều bổ ích, rất quan trọng. Có thể nêu lên một số nét chủ yếu sau đây:

a/ Những người yêu nước Việt Nam đã nhìn rõ sức mạnh cách mạng to lớn ở trong nước ở trong các tầng lớp lao động đông đảo nhất, nghèo khổ nhất, nhưng lại kiên cường nhất là nông dân, công nhân, và các tầng lớp lao động khác.

b/ Những người yêu nước Việt Nam đã tìm thấy nguồn sức mạnh to lớn ở ngoài nước, ở sự liên minh với phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển, ở sự liên minh với phong trào cách mạng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.

c/ Những người yêu nước Việt Nam có điều kiện nhận thức rõ bộ mặt thực, chỗ mạnh, chỗ yếu của bọn Đế quốc, thực dân dưới bề ngoài văn minh và hùng hổ.

d/ Những người yêu nước Việt Nam có thể hình dung một xã hội tương lai đẹp đẽ, không có người bóc lột người, trong đó mọi người có thể phát huy được các khả năng của mình, tức là một thiên đường trên trần gian này.

e/ Những người yêu nước Việt Nam học được kinh nghiệm tổ chức Đảng chính trị gồm những người yêu nước giác ngộ nhất, những người hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, biết hoạt động bí mật, biết tổ chức quần chúng đứng lên lật đổ ách thống trị của bọn thực dân.

Đó là những bài học quý giá, cực kỳ bổ ích cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

4/ Nhưng khi đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến mấy chục năm qua, thì cần phải thấy rõ.

a/ Cái chủ yếu tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần, vì sức mạnh vật chất của nhân dân ta là ở văn hóa Việt Nam, ở lòng yêu nước Việt Nam, ở tư duy Việt Nam, ở cách ứng xử đùm bọc, thương người của con người Việt Nam, tức là ở truyền thống ngàn đời của tổ tiên ta để lại, từ 100 năm chống Bắc thuộc, trải qua những chiến thắng của Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, trải qua đấu tranh của phong trào Cần Vương, của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, v.v...

Tinh hoa ấy của Việt Nam được thể hiện ở Hồ Chí Minh và những người yêu nước của nước ta.

b/ Trong khi tham khảo học tập kinh nghiệm nước ngoài, bên cạnh việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào cộng sản quốc tế, Bác Hồ và những người yêu nước Việt Nam còn chú trọng học tập cả kinh nghiệm của Đại cách mạng Pháp 1789 của các nhà tư tưởng ưu tú của nước Pháp, của Tôn Trung Sơn, của cách mạng Mỹ, của Đạo Nho, của đạo Phật, đạo cơ đốc giáo, v.v... với một thái độ khiêm tốn phát hiện những điều có ích cho nhân dân Việt Nam, không hề sùng bái một cách lệ thuộc bất kể một học thuyết ngoại lai nào.

c/ Trong quá trình học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, một số người cộng sản Việt Nam cũng đã phạm phải một số sai lầm, gây tổn thất cho cách mạng Việt Nam, như: sai lầm của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là đồng chí Trần Phú đã phê phán đả kích chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của đồng chí Nguyễn ái Quốc, và đưa ra một đường lối tả khuynh, dẫn tới sai lầm trong Xô viết Nghệ Tĩnh (1931), sai lầm về chủ trương mở cuộc cải cách ruộng đất (1954-1955) ở miền Bắc, trong khi 85% ruộng đất đã được chia cho dân cầy.

5/ Trên lĩnh vực đấu tranh để phát triển kinh tế, xã hội,thì tình hình khác hẳn với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Sau khi dành được độc lập dân tộc trong cả nước, xuất phát từ học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về "cách mạng không ngừng", về chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ được thay thế bằng chủ nghĩa xã hội thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa, ngay trong Đại hội IV, Đảng đã quyết định cả nước đi vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với một lòng tin tưởng sắt đá là chỉ trong vòng 3 hoặc 4 kế hoạch 5 năm là có thể hoàn thành thời kỳ quá độ và sẽ xuất hiện chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

Như bức thư số 3 đã nêu rõ, việc thực hiện đường lối cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo như sự chỉ dẫn của học thuyết Mác-Lênin không những không mang lại kết quả, mà ngược lại đưa đất nước rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn diện và kéo dài (1978-1988). Với sự nỗ lực cố gắng của Đảng, dựa trên sáng kiến của nhân dân, đất nước đã đi vào đổi mới, vượt qua khủng hoảng, dành dược những thắng lợi to lớn như Dự thảo Báo cáo chính trị đã nêu. Nội dung của quá trình đổi mới, chủ yếu là sự từ bỏ những nguyên lý cơ bản của mô hình chủ nghĩa xã hội mác xít, trở lại và phát huy những kinh nghiệm cổ truyền của dân tộc và tiếp thu những bài học hay của thế giới hiện đại.

Qua cuộc khủng hoảng và qua sự nghiệp đổi mới, rõ ràng học thuyết Mác-Lênin chưa cho chúng ta những bài học bổ ích như trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đồng thời sự đổ vỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng chứng minh sự không đúng của học thuyết Mác về xã hội xã hội chủ nghĩa.

Xã hội XHCN trong chủ nghĩa Mác, là nói về một mẫu hình xã hội hậu tư bản, sản sinh trên cơ sở chế độ TBCN đã trải qua 200 năm hình thành và phát triển (kể từ thế kỷ 16, 17) ở Âu Châu.

Mô hình CNXH Mác xít về bản chất là một mô hình xa lạ, không phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị của Việt Nam.

6/ Do đó, người Việt Nam phải đi tìm con đường đi tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính ở đây ta càng cần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, khi người ta nói tới xã hội tốt đẹp tới đây của dân tộc:

"Nước độc lập mà dân không hưởng tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì", "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ". "Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm được ấm no và sống một đời hạnh phúc".

"Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy". "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giầu, nước mạnh". Cách lý giải của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, không giống với nội dung của mô hình chủ nghĩa xã hội Mác xít được diễn đạt trong các sách kinh điển và các sách giáo khoa: nào là công hữu hoá, xoá chế độ tư hữu, nào là kế hoạch hoá có chỉ huy từ Trung ương, xoá bỏ nền kinh tế hàng hoá, nào là đấu tranh giai cấp giữa 2 con đường, nào là chuyên chính vô sản với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa v.v...

Nhiều nhà lý luận "chính thống" ở nước ta đã phạm một sai lầm cực lớn khi cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin, là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là 1 cách hiểu rất sai lầm.

Theo tôi, tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết và chủ yếu nhất, là thể hiện bản sắc văn hoá Việt Nam, là thể hiện tinh hoa của tư duy và tâm hồn Việt Nam, là tiếp nối truyền thống lòng yêu nước, tình thương con người của xã hội Việt Nam.

Hồ Chí Minh là người con của dân tộc Việt Nam, đã kế thừa và nâng cao bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã học tập những điều có ích trong học thuyết Mác-Lênin, và các học thuyết tiến bộ khác, các nền văn hoá khác trên thế giới, và truyền bá vào Việt Nam, nhưng không hề là tín đồ cuồng tín của bất cứ một học thuyết nào.

7/ Giữa chủ nghĩa Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều điểm khác biệt khá quan trọng.

a/ Trong khi Mác bàn về sự chuyển hoá từ một xã hội tư bản phát triển để chuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh lại phải giải quyết nhiệm vụ của một đất nước còn quá nghèo khổ từng bước đi lên thoát nạn nghèo hèn.

b/ Trong khi Mác lấy đấu tranh giai cấp làm động lực thúc đẩy xã hội thì Hồ Chí Minh lại lấy đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân để đẩy xã hội tiến lên.

c/ Trong khi Mác lấy đấu tranh làm hạnh phúc, thì Hồ Chí Minh lại lấy tình thương, tư tưởng đùm bọc, nhường cơm sẻ áo làm hạnh phúc.

d/ Trong khi Mác đề xướng chuyên chính vô sản và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh nền dân chủ nhân dân, với nhà nước do dân, vì dân, của dân.

e/ Trong khi Mác nói đến Đảng chỉ là của giai cấp vô sản thì Hồ Chí Minh lại nêu Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là Đảng của dân tộc Việt Nam.

Sở dĩ có những điểm khác nhau quan trọng trên đây là do những khác nhau về sự xuất thân về điều kiện đấu tranh, và hoàn cảnh lịch sử.
- Nếu Mác xuất thân từ lớp tư sản, trí thức của một nước tư bản, thì Hồ Chí Minh lại xuất thân từ lớp trí thức của một dân tộc nô lệ.
- Nếu Mác tắm mình trong cuộc đấu tranh giai cấp công nhân chống lại tư sản, thì Hồ Chí Minh lại tắm mình trong đấu tranh của cả 1 dân tộc đang bị đế quốc thống trị.
- Nếu Mác thừa hưởng văn hoá của Tây phương là chính thì Hồ Chí Minh lại thừa hưởng văn hoá của Đông phương của Việt Nam, và sau đó của cả Tây Phương.
- Nếu như quá trình hoạt động của Mác về cơ bản là thuận lợi, thì đời hoạt động của Hồ Chí Minh lại long đong, vất vả, ba chìm bẩy nổi.

8/ Đề nghị tư tưởng Hồ Chí Minh về thực chất là nêu cao bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, nêu cao tư duy truyền thống Việt Nam, nêu cao lòng yêu nước Việt Nam.

Đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh, không có nghĩa là phủ nhận chủ nghĩa Mác.

Đảng ta có thái độ trân trọng nghiêm túc, khách quan đối với chủ nghĩa Mác-Lênin. Chúng ta phải tổ chức việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, cố rút ra các điều bổ ích, nhưng cần tránh lệch lạc coi như là quốc giáo (") là tư tưởng chủ đạo của toàn dân tộc (") Trong công tác giáo dục cho thanh niên, thì chớ nên chỉ cho phép học chủ nghĩa Mác-Lênin không cho nghiên cứu tham khảo các học thuyết khác trên thế giới. Phải mở rộng sự hiểu biết của giới trí thức và thanh niên ở nước ta.

9/ Cuối cùng tôi xin nhắc lại đề nghị của tôi trong Đại hội 9: "Cần phải và chỉ nên lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam chi mọi hành động của Đảng ta".

Kính,
(ký tên)
Lê Giản

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.