Hôm nay,  

Tưng Bừng Âm Nhạc VN: Trở Lại Mê Nhạc Bolero

15/04/201200:00:00(Xem: 13469)
SAIGON (VB) -- Ở Sài Gòn vào thập niên 1950-1960, những thầy nhạc, thầy đờn có kinh nghiệm ở những lò luyện ca sĩ thường dạy cách bẻ giọng hát theo những kiểu luyến láy đặc biệt mà chỉ điệu bolero mới có. Những cách thả chữ, xuống câu... luôn là mấu chốt để đánh giá trình độ hát và năng khiếu của người ca sĩ. Do vậy, Sài Gòn thời đó mới vang vọng những cái tên khó ai quên như “nữ hoàng sầu muộn Giao Linh”, đã hát là như vò xé trái tim thính giả ; hay “con nhạn trắng Gò Công” Phương Dung với tiếng hát ngọt lịm, bay bổng...

Sau tháng 4-1975, điệu bolero có mặt nhiều trong nhạc vàng, nhạc lính cộng hòa nên bị bài bác nặng nề, bị kết án là loại nhạc ủy mị, não tình. Dần hồi, khi môn khiêu vũ chỉ dành cho giới ngoại giao đoàn được cho phép hoạt động ra ngoài quần chúng, thì nằm trong khuôn khổ nhạc dance đầy đủ các điệu latin và cổ điển, bolero mới từ từ xuất hiện trở lại ở các vũ trường, phòng trà, lớp dạy vũ, dạ vũ…, chủ yếu qua dạng nhạc hòa tấu mà điển hình là các bản Besame Mucho, Tombe La Neige, Qui Sait Qui Sait, Exodus… Tuy nhiên, trong thời còn tranh tối tranh sáng” ấy, nhiều ca sĩ ở phía Nam, đã có ít nhiều tên tuổi qua dòng bolero, như : Ngọc Sơn, Đình Văn, Thạch Thảo, Hạnh Nguyên, Thùy Trang, Cảnh Hàn, Hà Phương, Trần Sang.v.v…, có lúc đã bị các phòng trà, quán bar từ chối thẳng thừng vì coi nhạc bolero là “sến”, “rẻ tiền”. Chỉ có các tụ điểm văn hóa, các đoàn ca nhạc đi tỉnh, các đám cưới nhà giàu ... mới là nơi đón nhận, nâng đỡ họ.

z_nhac_bolero_saigon_medium

Đêm đêm, ban nhạc trẻ ở sân khấu nhà hàng thuộc khu du lịch Cảng Sài Gòn vẫn trình diễn xen kẽ nhiều ca khúc điệu bolero.(Photo VB)

ài năm gần đây, giữa đời sống âm nhạc nhiều xáo trộn, vẫn có một lớp ca sĩ trẻ, ban nhạc trẻ đã khẳng định chọn bolero làm sự nghiệp. Như Cát Tiên (dù sinh ra ở miền Bắc), Huỳnh Thật (một giọng ca nam đến từ Long An), Lệ Quyên (pha trộn kiểu hát giọng Bắc hơi Nam với một ít kỹ thuật thanh nhạc học ở miền Bắc)..; hay 2 nhạc sĩ trẻ là Tùng Vân và Tuyết Sơn đã dùng điệu Bolero chậm, buồn, gởi gắm tâm sự vào bản Đập Vỡ Cây Đàn của họ, rằng: “Em bảo tôi rằng, anh đi học đàn. Để đàn theo lúc em ca, những ngày hoa mộng đời ta...”. Hay trên Internet, ít nhiều nhạc bolero cũng tạo ra làn sóng tán thưởng qua một album mang tên “Tình tri âm” của Đoàn Minh – xuất thân từ một nhóm nhạc nam chuyên hát nhạc dance và hip hop nhưng ca bolero rất ngọt. Minh cũng lập nên kỷ lục của mình, như bản ghi âm “Lá thư cuối cùng” có tới gần 400,000 lượt nghe và tải về.

Trong bài viết “Bolero lại sáng đèn” đăng trên báo TT, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã nhận xét: “Rồi thời gian đi qua, sức hút của bolero lan dần và buộc các quán cà phê nhỏ, quán bar, thậm chí ngay cả những chương trình ca nhạc thuộc hàng lớn nhất nhì của cả nước cũng phải thay đổi thái độ và chào mời những ca khúc, những con người của thể loại này.

Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng một lớp nghệ sĩ mới, mang đầy những chuyển động cách tân âm thầm, khiến bolero đột nhiên “sang” hơn và tỏa lan sức hút mãnh liệt hơn. Chính điều đó khiến các nhà sản xuất, các nơi biểu diễn phải hối hả tìm lại và mời mọc. Sân khấu bolero lại sáng đèn…”.

Ý kiến bạn đọc
30/04/201213:32:24
Khách
Unparllaeled accuracy, unequivocal clarity, and undeniable importance!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.