Hôm nay,  

Csvn, Ai Lên Ai Xuống? Tuấn Kiệt Như Sao Buổi Sớm

02/08/200500:00:00(Xem: 5370)
LGT. Bài sau đây của Lò Thiên Văn, nhan đề “Tuấn Kiệt Như Sao Buổi Sớm,” gửi từ Hà Nội, cho thấy sự sắp xếp nhân sự của CSVN sắp tới hồi cuối. Ai sắp lên làm Vua Nước Việt" Bài viết như sau.

Sau Hội nghị TW 12, được coi là “tiền Đại Hội X”, vấn đề nhân sự cho nhiệm kỳ tới đang là một chủ đề được bàn tán ở mọi lúc mọi nơi. Ai sẽ là người cầm lái đưa con thuyền Việt Nam thoát khỏi đoạn cuối của đường hầm này" Xin chép lại những nhận định của dư luận Hà Thành xung quanh chủ đề trên
Nhìn lại sân khấu chính trị Việt Nam trong vài thế kỷ lại đây, có thể thấy, nước nhà Việt Nam chỉ được mở mặt mở mày với thiên hạ bởi những ngôi sao chính trị được sinh ra từ một vài vùng “địa linh nhân kiệt”.
Trong hoàn cảnh “tuấn kiệt như sao buổi sớm”, nhờ kính viễn vọng có độ phân giải cao, có thể nhìn thấy một số sao đang hấp háy dưới đây.

1-Thăng long Hà thành được coi là vùng địa linh nhất số 1 của đất nước. Dân gian có câu vè sau đây:
Giàu như Phú (Phùng Hữu)
Lú như Trọng (Nguyễn Phú)
Lật lọng như Nghiên (Hoàng Văn)
Tiêu tiền như Triệu (Nguyễn Quốc).
Trong bốn nhân vật trên, chỉ có Nguyễn Phú Trọng được coi là “sao”.
Ông Nguyễn Phú Trọng (14/04/1944) quê xã Đông Hội- Đông Anh- HN, trong guồng máy chính trị già nua của đảng, ông này được coi là nhân vật trẻ tuổi. Có thể tóm tắt lịch sử ông Trọng như sau: là một cử nhân văn chương, qua công tác văn phòng, được đi tu nghiệp ở Liên xô, lấy bằng Phó tiến sỹ xã hội học, về Tạp chí Cộng sản, từng bước leo lên đến chức Tổng biên tập, rồi vào Bộ chính trị, làm Bí thư thành uỷ Hà Nội, kiêm Chủ tịch Hội đồng lý luận.
Trước khi trở thành chủ tịch Hội đồng lý luận, cũng giống như đại đa số chính khách thành đạt khác, sự nghiệp chính trị của ông không mấy nổi bật mà gắn liền với lối mòn “lập trường tư tưởng vững vàng”, hay nói theo kiểu dân gian là “ăn theo nói leo”.
Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, thông qua hệ thống truyền thông đa phương tiện, nền chính trị Việt Nam đã nhìn thấy ánh sáng le lói ở cuối đường hầm, đây được coi là cơ hội ngàn vàng để ông Trọng thi thố tài năng, thoả sức sáng tạo. Nhưng cũng giống như những người tiền nhiệm, cái gọi là Hội đồng lý luận (HĐLL) không làm được một việc gì khác ngoài việc ăn cắp bản quyền từ quan thầy Trung Hoa đại lục. Vì lý do đó, dân gian vẫn gọi HĐLL là “Hội đồng lú lẫn”. Tiêu hết 27 tỷ đồng tiền đóng thuế của dân, Hội đồng này cho ra đời một sản phẩm có tên gọi là “Văn kiện Đại hội X” gồm: Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, Báo cáo về công tác xây dựng Đảng và Báo cáo một số vấn đề về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.vẫn không có gì khác ngoài việc nhai lại những văn kiện trước đó là “kiên trì định hướng CNXH”
Còn CNXH là gì thì đã được lịch sử chứng minh. 500 triệu nhân dân Đông Âu và Liên xô, sau hơn 70 năm “kiên trì” đã phải đập bỏ, làm lại từ đầu, nhờ đó mà họ đang hoá rồng. Còn Bắc Triều Tiên, Cu Ba, “kiên trì” CNXH đang ở trình độ nào của nhân loại" Riêng Trung quốc, đang dùng bình cũ rượu mới. Trong lòng họ đang kiêu hãnh vì có Hồng Công, có Macau, có Thâm Quyến, Chu Hải... là những nền kinh tế tự do 100%, như là tấm gương cho Đại lục.
Là Chủ tịch Hội đồng lý luận, ông Trọng còn nói được câu “kiên trì định hướng CNXH” thì quả thật là lú lẫn rồi.
Trên cương vị là Bí thư thành uỷ Hà Nội, thủ đô của một nước 80 triệu dân mà xập xệ nhôm nhoam như một nổi lẩu về kiến trúc, điều này lại càng minh hoạ một cách sinh động hơn về sự lú lẫn của ông Trọng.
Một nhân vật khác khá có triển vọng là ông Phạm Gia Khiêm (sinh 06/08/1944), quê Đông Ngạc, Từ Liêm- HN), Tiến sỹ Luyện Kim, trước là Bộ trưởng khoa học Công nghệ, đương kim Phó thủ tướng chính phủ. Phụ trách mảng văn hoá- xã hội- KH, ông này không mấy nổi bật. Nhưng ở một nền chính trị mang màu sắc phong kiến, những tay không biết điều, thích thể hiện dễ bị “đánh hội đồng”, thân bại danh liệt thì sự lặng lẽ của ông Kiêm hoá ra lại có triển vọng; không chừng lên được chức Tổng bí thư.

2-Xứ Thành Đông (Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng)
Xứ này vẫn nổi tiếng bởi số lượng uỷ viên Trung ương nhiều như lá mùa xuân. Trong số trên dưới 20 UVTW, nhân vật được coi là số 1 hiện nay ở xứ này là ông Trần Đình Hoan (sinh 20/10/1939); Quê Kim Động- Hưng Yên. Vốn là Bộ trưởng Bộ Lao động Thương Binh xã hội, bị thất sủng suýt về vườn. Sau lập công trong việc hất cẳng Lê Khả Phiêu, được trùm mật vụ Lê Đức Anh ban thưởng chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương; nhờ có luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế lao động nên được kiêm luôn giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ông này khá thoáng, nhưng cũng quá tai tiếng bởi những vụ hối lộ khổng lồ trong việc cơ cấu nhân sự.
Trước kỳ đại hội, giới Lobby đưa báo giá cho mỗi chức Bộ trưởng là 30 tỷ đồng. Riêng chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nơi tiêu khoảng 70% vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hiện đang được chào với giá 100 tỷ.
Một vài nhân vật khác như ông Nguyễn Đức Kiên (15/03/1948) hiện là chủ nhiệm UB Kinh tế ngân sách Quốc hội; quê Gia Lộc- Hải Dương. Ông này là dân kinh tế, đã từng qua chức Tổng cục trưởng Hải Quan, hiện chưa có mấy nổi trội. Cùng quê với ông Kiên còn có ông Phạm Văn Thọ (10/10/1945;) Phó trưởng ban Tổ chức TW. Ông Thọ cũng là dân tài chính kế toán, một người không ồn ào, vẫn đang là một ẩn số.

3-Xứ Thành Nam (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình; Thái bình)
Đương kim Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An (sinh 01/10/1937) được coi là nhân vật số 1. ông này quê ở Mỹ Lộc- Nam Định. Một nhân vật khá cởi mở, có tiềm năng và đang rất thèm khát chức Tổng bí thư. Tuy nhiên với độ tuổi cập kề 70, ông này khó được lựa chọn.
Một nhân vật khác có khuôn mặt hao hao ông An là Vũ Mão (sinh 19/12/1939); quê Hải Hậu- Nam Định), một nhà thơ, nhạc sỹ phong trào; Hiện là Chủ nhiệm UB đối ngoại Quốc hội. Ông này nổi tiếng bởi vụ khủng bố đám tang Trần Độ. Nhờ sự trung thành với Đỗ Mười mà giữ được chiếc ghế UVBCHTWƯ tới bốn nhiệm kỳ. Nếu Đố Mười còn nắm được quyền lực, khó có thể đoán được sự nghiệp chính trị của Vũ Mão sẽ đi đến đâu. Sau sự xuất hiện cuốn Hồi ký của ông Đoàn Duy Thành, uy tín ông Mười bị sụp đổ. Nếu ông này không ra cầu Chương Dương nhảy xuống sông Hồng vẫn là còn may.
Vậy nên khó có thể nói được gì ở triển vọng của ông Vũ Mão.
Một số nhân vật khác như: Ông Hoàng Trung Hải (sinh 27/09/1959) quê xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; Bộ trưởng Công nghiệp; Ông Nguyễn Văn Hiện (sinh 19/05/1954) quê xã Phúc Khánh huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; Chánh án toà án tối cao... hiện chưa có triển vọng nhiều trong khoá này.

4-Xứ Thanh Nghệ Tĩnh:
Trong mọi thời kỳ lịch sử, xứ này đều có sao. Nhưng tại thời điểm này, các sao ở đây hầu như đang lặn. Hiện tại, sau khi ông Lê Minh Hương chết, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh không hề có UV Bộ chính trị nào. Trên chính trường các ngôi sao đang lên có thể kể đến là:
Ông Nguyễn Sinh Hùng (18/01/1946):quê Nam Đàn- Nghệ An; là một trong số ít người thân thích của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Có bằng tiến sỹ kinh tế, hai nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Tài chính. Ngoài việc khá thoáng trong việc cấp ngân sách cho tổ chức mật vụ giả cầy của Nguyễn Chí Vịnh, nhìn chung ông Hùng ít tai tiếng, tạo được hình ảnh khá tốt trong giới truyền thông. Khi mà ông Lê Đức Anh không còn sống được bao lâu nữa, để tiếp tục lũng đoạn Nguyễn Chí Vịnh phải tìm kiếm một quan thầy khác, không chừng ông Hùng sẽ lên được chức Thủ tướng.
Ông Lê Doãn Hợp (sinh 22/02/1951) quê Nghi Lộc- Nghệ An; ông này có bằng tiến sỹ kinh tế, từng làm Trưởng ban tuyên giáo, Chủ tịch rồi Bí thư tỉnh uỷ. Từ tháng 8 năm 2005, được điều động ra làm Phó ban Tư tưởng văn hoá Trung ương).


Dân Nghệ An có câu:
Phá như Hùng (Hồ Xuân)
Khùng như Tuyển (Trương Đình)
Uyển chuyển như Hợp (Lê Doãn)
Lớp tớp như Thắng (Hoàng Tất)
Ông Hợp là người có lý luận nhưng rất thực tế; mạnh mẽ, nhưng uyển chuyển; Nói về Marx- Lenin rất hay nhưng vẫn hướng về phương Tây. Nghệ An là tỉnh nghèo, nổi tiếng ăn xin, nhưng dưới nhiệm kỳ của ông Hợp, kinh tế tỉnh này đã tăng trưởng tới 9%/năm. Chiếc ghế Trưởng ban tư tưởng văn hoá và UVBCT đối với ông này dường như trong tầm tay.
Ông Nguyễn Dy Niên (sinh 09/12/1935); Quê xã Hoằng Anh, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá; có bằng Thạc sỹ Văn học; là dân ngoại giao chuyên nghiệp. Do tuổi tác và tài năng, hiện nay ông này không được đánh giá cao
Các nhân vật khác của xứ này như Uông chu Lưu (20/07/1955) quê Nghi Xuân- Hà Tĩnh- Bộ trưởng Tư Pháp; Lê Đức Thuý (30/06/1948) quê Hương Sơn- Hà Tĩnh, Thống Đốc Ngân hàng; Võ Hồng Phúc (19/10/1945) quê Đức Thọ- Hà Tĩnh, Bộ trưởng KH Đầu tư, hiện đang sa lầy vào sự vụ ở bộ mình nên không được đánh giá cao.

5-Xứ miền Trung:
Ông Nguyễn Khoa Điềm; vốn dòng dõi họ Nguyễn Khoa ở Huế. Với cương vị là Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá, ông Điềm được coi là “cảnh sát trưởng” của giới báo chí xuất bản. Người Việt Nam đang bị què quặt về tâm hồn khi hàng chục năm bị ô nhiễm bởi luận điệu tuyên trền theo kiểu nô dịch. Với bộ luật xuất bản khá thông thoáng và chính sách cởi mở, nếu là người có bản lĩnh, ông Điềm có thể bật đèn xanh cho giới báo chí thoả sức tung hoành, góp phần vệ sinh đầu óc cho dân chúng, mới hy vọng đưa đất nước hoá rồng. Thế nhưng, ông Điềm đã không làm được. Thay vào đó, ông Điềm cũng chỉ là một công cụ của ông Đỗ Mười, tiếp tục đàn áp những người có ý kiến khác biệt và chính sách ngu dân.
Ông Trương Quang Được (sinh 10/02/1940) quê Hội An- Quảng Nam; Hiện là UV BCT, Phó chủ tịch Quốc Hội. Là một trong những nhân vật chủ chốt của chính trường và là nhân vật số 2 của cơ quan làm luật, nhưng ông này không mấy giỏi luật, một nhân vật trung dung; “đồng tám cũng ừ, đồng tư cũng gật”.
Ông Trần Đức Lương (sinh 05/05/1937) quê Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông Lương nổi tiếng vì nhiều chuyện, trong đó có sự may mắn. Tuổi cập kê thất thập nhưng vẫn muốn “cống hiến” đến hơi thở cuối cùng.
Ông Nguyễn Bá Thanh (sinh 08/04/1953) quê Xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng, có bằng Tiến sĩ Kinh tế- Từng làm Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng hiện là Bí thư Thành uỷ; Ông Thanh được coi là người có đầu óc thực tế, năng động, người có công trong việc đưa Đà Nẵng từ một thành phố nghèo, xập xệ thành một đô thị khang trang và giải quyết tốt nhiều vấn đề xã hội. Ông này cũng nổi tiếng bởi tính cách mạnh mẽ, bạo mồm nên đám “nguyên lão công thần” không ủng hộ. Tuy vậy, cái ghế UV Bộ CT với ông này là trong tầm tay.
Ông Phan Diễn quê Đà Nẵng. Trưởng thành từ một cán bộ văn phòng, từng làm thư ký cho nhiều nhân vật chủ chốt, nổi tiếng là một ông quan thư lại. Hiện là UV BCT, Thường trực Ban bí thư. Trong điều hành nền chính trị Việt Nam, ông này đang có xu hướng lấn lướt ông Mạnh. Nhưng càng lấn lướt bao nhiêu càng chứng tỏ sự bất lực bấy nhiêu trước hàng trăm vụ bê bối trong nội bộ đảng. Trước những kiến nghị gai góc của ông Võ Nguyên Giáp, ông Nguyễn Nam Khánh... ông Diễn chỉ vá víu qua loa mà không có giải pháp tổng thể. Đó cũng là lý do để ông này khó leo cao hơn.

6- Xứ Nam bộ
Ông Nguyễn Tấn Dũng (sinh 17/11/1949) quê Tp. Cà Mau Uỷ viên Bộ Chính trị-BCH TW Đảng, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ; là chính khách mang đậm bản sắc Nam bộ; là cử nhân Luật tại chức, không ưa lý luận nhiều, dễ dãi trong việc ký và ban hành các quyết định. Tưởng như chiếc ghế thủ tướng đến với ông trong tầm tay, nhưng rồi hãy đợi đấy!
Ông Lê Hồng Anh (sinh 12/11/1949) Quê quán: Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang; Nhờ ngoại hình khá, sự nghiệp chính trị của ông này hồi trẻ dường như chỉ gắn với công tác đoàn. Bắt đầu là cán bộ đoàn xã rồi lên huyện, lên tỉnh... Hiện ông Hồng Anh là UV BCT, đại tướng, Bộ trưởng Bộ CA, tưởng như quyền lực đất nước nằm hết trong tay ông này. Nhưng là vị đại tướng không thuộc bài, được bổ nhiệm làm bộ trưởng sang ngang cấp Đại tướng với tấm bằng cử nhân luật tại chức nhưng không nắm vững luật. Ông Lê Hồng Anh hiện đang đứng trước những vụ án chính trị khổng lồ như: T4; Sáu sứ, Tổng cục 2... nhưng ông này bất lực. Trong xu thế hội nhập, xã hội pháp quyền được coi là một thành tựu của nền văn minh chính trị thì ở Việt nam, ông Hồng Anh không làm được việc đó.
Ông Trương Tấn Sang (sinh 21/01/1949) quê Xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An; là Cử nhân luật, trưởng thành từ phong trào Thanh niên tình nguyện lên Bí Thư thành Đoàn... Bí thư Thành uỷ TP.HCM; Hiện là Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng CS VN, Trưởng Ban Kinh tế TW. Tuy là trưởng ban KT nhưng ông này không có tư tưởng gì đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, lại bị tai tiếng bởi vụ tập đoàn xã hội đen Năm Cam nên ông này không được dư luận ủng hộ. Ghế UV Bộ CT của ông này hiện đang lung lay
Ông Nguyễn Minh Triết (sinh 08/10/1942) quê ở Phú An, Bến Cát, Bình Dương; ; Uỷ viên Bộ Chính trị , BCH TW Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; Là người tốt nghiệp đại học Toán; từng làm Bí thư Bình Dương và đưa tỉnh này thành một điển hình trong cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài; ông Triết đang được cân nhắc như một ứng viên số 1 của chức Thủ tướng Chính phủ; nhưng sức khoẻ đang là một quan ngại của dư luận.
Ông Phan Văn Khải (sinh 25/12/1933) quê Xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh; Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế Công nghiệp ở Plekhanop (Nga). Được coi là nhân vật thân phương Tây, thực dụng, muốn đổi mới nhưng chỉ nửa vời. Cũng như ông Kiệt trước đây, trong Bộ chính trị ông Khải không có thực quyền, bởi ông không nắm được bộ máy mật vụ. Ngoài 70 tuổi và sang Mỹ vẫn phải dùng “phao”. Cũng giống như ông Lương, ông này vẫn muốn “cống hiến” đến hơi thở cuối cùng.

7- Các tỉnh khác phía Bắc
Ông Phạm Văn Trà (sinh 19/08/1935) quê ở xã Phù Lãng, Quế Võ, Bắc Ninh; Một vị tướng ở hạng trung, có ba vợ, nhưng nhờ trung thành với ông Lê Đức Anh và nắm trong tay cơ quan mật vụ TC2 nên vẫn là UV BCT, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đến hai nhiệm kỳ. Hiện tại ông này quá nhiều tai tiếng nhưng vẫn chưa muốn rời bỏ quyền lực.
Ông Vũ Khoan (sinh 07/10/1937) Quê Huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Từng là Thứ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại, nay là Phó thủ tướng; Một nhà ngoại giao, một nhân vật trí thức khá nổi bật, có năng lực trong việc gây thiện cảm với công chúng và với phương Tây. Là ứng cử viên của chức Thủ tướng. Tuy nhiên hạn chế của ông này là tuổi tác.
Ông Nông Đức Mạnh vẫn là con số 1 với đầy đủ đa nghĩa của con số này. (sinh 11/09/1940) quê xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn; trưởng thành từ một cán bộ lâm nghiệp, được du học ở Leningrad (nay là Saint Petecpua- Nga) chuyên ngành Lâm nghiệp hiện Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng. Theo cách chọn nhân sự của đảng, tiêu chuẩn người kế vị trước hết phải là “lập trường tư tưởng” và thường là năng lực kém người tiền nhiệm một ít. Nếu tính từ lãnh tụ Hồ Chí Minh, ông Mạnh là đời tổng bí thư thứ 9; Nếu ông Hồ được 10 điểm thì ông Mạnh được 1 điểm về tài năng. Đứng trước cơ hội đổi mới một cách toàn diện cả về lý luận lẫn thực tiễn, ông Mạnh hoàn toàn có thể làm một cuộc cách mạng, nhưng điều này đã không xảy ra. Không những thế, nội bộ Đảng càng ngày càng rối bét.
Đến đây chợt nhớ đến câu nói của Lenine: “Muốn một chế độ sụp đổ hãy để nó đến tận cùng của sự thối nát”. Sứ mệnh lịch sử này thuộc về ông Mạnh hay ông Trọng, xin xem hồi sau sẽ rõ!
Lò Thiên Văn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.