Hôm nay,  

Bảy Khu Vực Mô Hình Kinh Tế Thành Công Nhất Hành Tinh Năm 2008

31/01/200800:00:00(Xem: 4585)

Một số lời tuyên bố mới đây có thể là thông tin tốt cho các hãng xây dựng bị ảnh hưởng từ cú “huých” subprime mortgage. Và chỉ có thời gian mới thực sự cho biết liệu sự lạc quan cho năm 2009 có trở thành sự thực hay không. Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần phải đợi đến lúc đó để thấy được sự thành công của các khu vực.

Biết được những thị trường nóng bỏng và hiểu được tại sao nhiềi nhân viên địa ốc và người tiêu dùng đến đó có thể là ranh giới giữa thành công và tương lai cho ngành xây dựng nhà ở.

Diễn Đàn Cộng Đồng Thông Minh ICF là một tổ chức phi vụ lợi chuyên nghiên cứu về thói quen tiêu dùng cũng như nhu cầu bất động sản của cư dân. Trong tháng qua họ vừa tuyên bố một danh sách gồm 7 khu vực có nhiều người “thông minh” nhất hành tinh trong năm qua. Mỗi nơi có một mô hình kinh tế riêng để phát triển trong thế kỷ 21 này. Và mỗi nơi đều có kỹ thuật băng rộng (broadband technology) và nền hỗ trợ an ninh từ chính quyền địa phương như guồng máy tạo nên sự tăng trưởng của các cộng đồng này.

“Giành được ngôi vị Tốp 7 là sự thành công lớn cũng như là một bước tiến đáng khen ngợi cho các khu vực có nỗ lực tạo sự giàu sang và cân bằng xã hội,” là lời phát ngôn của ICF. “Lần đầu tiên, 3 công đồng Hoa Kỳ nằm trong danh sách này, cộng với 3 cộng đồng khác trên thế giới giữ được vị trí của mình lần thứ nhì.”

Sau đây là bản liệt kê bảy cộng đồng tiêu biểu của năm 2008 theo thứ tự chữ cái:

Dundee, tỉnh Scotland, Anh Quốc.

Nguyên là trung tâm kỹ nghệ khá chật chội đã hoàn toàn đổi mới qua sự hợp tác từ chính quyền địa phương, ngành giáo dục và doanh nghiệp. Nơi đây đã trở thành trung tâm quốc gia chuyên về khoa học tự nhiên và phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Sáng kiến thẻ thông minh được phát cho người dân sử dụng đã thành công đến nỗi chinh quyền bang Scotland đã nhờ trung tâm này thực hiện chương trình mang tính quốc gia. Với nhiều công việc làm và doanh nghiệp mở rộng, Dundee đã tạo Đài Quan Sát Kỹ Thuật Số để mọi người cùng theo dõi sự trưởng thành của cộng đồng này trong tương lai.

Thành phố Fredericton, bang New Brunswick, Canadda.

Cộng đồng với dân số 50 ngàn người này không có băng rộng cho đến khi Hội Đồng Thành Phố ra quyết định tập hợp các khu vực kinh tế công cộng, trường đại học và nhu cầu thương mại qua e-Novations, một mạng thông tin qua sợi quang. Sau đó họ cho ra đời mạng không dây quy mô Fred-eZone cho phép mọi người trong thành phố có thể nối mạng.

Quận Giang Nam, Seoul, Hàn Quốc.

Mặc dù chỉ bao gồm 2,5% tổng số cư dân thành phố Seoul, nơi đây cung cấp 25% các hoạt động kinh tế cho toàn thành phố và đã đầu tư nhiều vào thế hệ chính phủ mạng tương lai (e-government). Kể từ năm 1995, chính quyền địa phương đã có tầm nhìn xa và giảm được nhiều phí tổn qua các dịch vụ thanh toán, giáo dục, các chương trình hỗ trợ cuộc sống, và dân chủ hoá qua mạng. Trên 70% người dân trong khu vực nhận được khoá đào tạo ITC qua trường học, các trung tâm cộng đồng và đài truyền hình chính phủ.

Đông Bắc bang Ohio, Hoa Kỳ.

Các cộng đồng trong vùng này trở nên mạnh mẽ hơn sau khi ngành kỹ nghệ tại đây nằm thoi thóp trong một thời gian dài. Họ tái thiết lập quan hệ đối với các ngành thương mại doanh nghiệp, thành phần chính trị và văn hoá xã hội nhằm tạo ra làn sóng thịnh vượng đầu tiên. Một mạng lưới sợi cáp quang do OneCommunity cung cấp đã tạo nền tảng cho chính phủ và các tổ chức phi vụ lợi khởi nguồn các công trình đầu tư, phát triển hệ thống y tế vận, mang những cái “nhất” của xã hội và giáo dục đến các trường học cũng như giúp đỡ hàng ngàn lãnh đạo trong khu vục hợp tác phát triển kinh tế trong vùng.

Tallinn, Estonia.

Tổng thống nước này lần đầu tiên kêu gọi các trường học phải nối mạng với nhau vào năm 1995. Sau đó tất cả các trường phổ thông cơ sở cấp 2 tại đây đều hưởng ứng và liên mạng với nhau qua cuộc cách mạng ITC. Ngoài ra còn có trên 600 trang điện tử công cộng giúp cư dân tìm đến các thông tin phổ cập và nhanh chóng. Trên 100 ngàn người đã nhận được sự huấn luyện của ITC trong khi các chương trình chính phủ trên mạng đã sản xuất một trong những hệ thống thẻ thông minh tân tiến nhất tại Châu Âu. Nhiều chi phí nhờ vậy đã được giảm bớt. Sau khi quân đội Nga hoàn toàn rút khỏi quốc gia này vào năm 2004, thành phố Tallinn đã nhận trực tiếp 77% tất cả nguồn đầu tư vào quốc gia và khoảng 7/10 lực lượng nhân viên tại đây hiện đang công tác tại các khu vực dịch vụ công cộng.

Quận Westchester, thành phố Nữu Ước, Hoa Kỳ.

Vùng thành thị này không được nhiều người biết đến cho đến khi nhu cầu từ các dịch vụ công cộng tăng cao và cuối cùng dẫn đến việc thiết lập mạng lưới sợi quang cho hơn 3500 công ty. Xác định việc tăng cường sức mạnh kinh tế và làm tiến bộ cuộc sống, quận này đã đầu tư nhiều chi phí vào việc phát triển các doanh nghiệp cũng như đội ngũ nhân viên kỹ thuật số trong cộng đồng nhận khoảng 35% di dân mới.

Winston-Salem, bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ.

Sự hợp tác chặt chễ của chúnh quyền, doanh nghiệp, và giáo dục được phát động từ Đại Học Wake Forest đã cho phép nguyên thủ phủ “kỹ nghệ thuốc lá” tái dựng mạng lưới băng rộng làm tăng cao nhu cầu truy cập. Vì vậy các phòng điện toán trong khắp vùng hoàn toàn miễn phí. Thành phố dự định có thêm chương trình hỗ trợ mua máy tính và dùng băng rộng cho các học sinh thuộc diện gia đình nghèo.

Theo lời phát biểu của chủ tịch ICF là John G. Jung thì điểm chung của tất cả những thành phố trên chinh là ở đội ngũ lãnh đạo năng động, là chủ lực chuyển biến tình hình tiêu cực thành tích cực. Họ có tầm nhìn xa, sớm nhận thức được các khó khăn, đặt ra các tiêu chí phù hợp và truyền đạt ý tưởng của họ đến các thành viên trụ cột. Các thành phố trên đều thiết lập các mối liên hệ chặt chẽ và tạo nên một môi trường hợp tác tích cực nhằm giúp cư dân hiểu rõ hơn về chính sách địa phương, sức mạnh văn hóa và kỹ thuật mới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.