Hôm nay,  

Học Sinh Lớp 1 Sợ Đến Trường Vì Áp Lực Bài Vở Quá Nhiều

27/10/201400:00:00(Xem: 2887)

SAIGON -- Áp lực bài vở từ chương trình học quá nặng so với lứa tuổi, giáo viên đặt yêu cầu với học sinh cao hơn mức chuẩn để lấy điểm thi đua… Nhiều học sinh vừa vào lớp 1 không khỏi bị stress, sợ đến trường, theo VNexpress.net.

Chia sẻ với VNexpress, chị Minh, có con học lớp 1 ở một trường tiểu học thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết “Vào học chưa được 2 tháng, cô giáo đã kêu bé Bin, con tôi không biết đọc trơn (đọc từ không phải đánh vần), mới hơn một tháng mà bé đã phải học hết bảng chữ cái, tập viết từng chữ và song song học ghép từ, trong khi yêu cầu hết lớp 1, học sinh mới phải đọc thông, viết thạo. Con tôi giờ sợ đến trường vì bị nhồi nhiều kiến thức quá!”

Vị phụ huynh này nói thêm: “Bin nói sợ phải học đánh vần, viết chữ. Vợ chồng tôi hoang mang không biết phải hướng dẫn con học như thế nào vì cách đánh vần, viết nét của học sinh tiểu học bây giờ khác trước. Con mới làm quen với số 0-9 mà đã có những bài tập khó như: Có 6 người, muốn chia thành các nhóm 2 người thì có mấy cách chia. Cả ngày học trên lớp, con vẫn được giao bài tập về nhà. Tôi không hiểu tại sao học sinh tiểu học phải học nhiều đến thế.”

Có con gái học lớp 1 ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội), chị Thanh phải chuyển lớp cho con vì bé bị áp lực bài vở nhiều quá. Người mẹ kể, do tiếp thu kiến thức chậm, bé Minh Anh con chị bị cô giáo xếp vào hạng kém nhất lớp và được nhắc nhở liên tục. Học chưa đầy 2 tháng, bé đã được yêu cầu phải biết đọc trơn tru.

blank
Tiếp nối các anh chị đi học trước, học sinh lớp 1 còn đầy vẻ hồn nhiên, thơ ngây lại bị stress vì so với lứa 7 tuổi, chương trình học quá nặng nề, xa lạ…

"Sau hơn một tháng vào học con tôi đã bị nhắc không biết đọc trơn rồi. Cháu bị stress, chán ăn và sợ đến trường", chị Thanh chia sẻ và cho rằng những môn như Đạo đức, Thủ công, Mỹ thuật nên cho học sinh lớp 1 học nhiều hơn để đào tạo các kỹ năng mềm, nhưng chương trình hiện tại lại chỉ chú trọng Toán, tiếng Việt.

Để con đỡ bị áp lực bài vở khi học trường công, một phụ huynh khác tên Nam cho con vào một trường dân lập có tiếng ở Hà Nội. Tuy nhiên, anh Nam than thở: "Lớp 1 trường tư mà học rõ là nặng! Đã học trên lớp rồi, tối về lại phải ôn bài cũ, làm bài tập và xem trước bài hôm sau. Cuối tuần, đáng lý con được nghỉ để vui chơi thì cô giáo lại giao 4 mặt giấy bài tập để làm".

Theo VNexpress, thảm cảnh “bị học” quá nặng không chỉ những học sinh của các trường ở thành phố phải chịu đựng, chỉ học ở "trường làng", nhưng bé Minh Hiếu (lớp 1, trường tiểu học An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) cũng bị từ thầy cô đến phụ huynh "nhồi" kiến thức. Cả ngày học trên lớp, tối về Hiếu phải làm bài tập Toán, tiếng Việt, tiếng Anh. Vở Toán của em chằng chịt những phép nối số đếm tương ứng với hình vẽ, viết số đếm theo hình vẽ và so sánh các số đếm theo hình vẽ.

Khi chưa học hết bảng chữ cái tiếng Việt, giáo viên đã yêu cầu học sinh lớp 1 viết hoàn chỉnh một từ tiếng Anh. "Con tôi không thể viết được từ "apple" (quả táo) vì cháu chưa học đến chữ "p" trong bảng chữ cái tiếng Việt. Mỗi ngày cháu phải học thuộc mấy từ tiếng Anh nữa", phụ huynh của Hiếu nói.

Trường quê không tổ chức dạy thêm nhưng để con theo kịp yêu cầu bài vở của giáo viên, tối nào Minh Hiếu cũng được mẹ rèn viết chữ, làm bài tập, có khi đến 22-23 giờ. Tối thứ bảy, bé cũng không được nghỉ.

Chia sẻ với VnExpress, cô Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 ở Hà Nội, thừa nhận "Chương trình học nặng nề so với lứa tuổi của học sinh lớp 1. Các giáo viên cũng khó truyền tải hết kiến thức chỉ trong giờ dạy chính quy được".

Theo cô Hà, chính vì chương trình quá nặng nên hầu hết học sinh ở thành phố đều được bố mẹ cho học thêm từ trước, các em không được học sẽ bị chậm kiến thức so với các bạn. Thầy cô cũng buộc phải tận dụng mọi thời gian để kèm thêm cho học sinh. Biết có quy định không được giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1 nhưng với một số em học chậm, cô Hà vẫn phải đề nghị phụ huynh kèm cặp con đọc, viết, làm thêm bài để bắt kịp các bạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.