Hôm nay,  

Bộ Đội VN Chiếm Rừng Lào Chặt Gỗ Lậu Từ 20 Năm Nay

29/07/201100:00:00(Xem: 7754)
Bộ Đội VN Chiếm Rừng Lào Chặt Gỗ Lậu Từ 20 Năm Nay, Làm đời sống hàng triệu dân Lào bị đe dọa; Hà Nội đã bác bỏ

Quân đội VN bị tố cáo khai thác gỗ lậu taị Lào.
Bản tin đài RFA hôm Thứ Năm 28-7-2011 ghi rằng một công ty quân đội Việt Nam bị nêu danh buôn gỗ lậu từ Lào về Việt Nam để rồi bán ra cho các đơn vị khác làm sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu.
Trong khi đó, đài RFI từ Pháp nói rằng quân đội VN phá rừng đã làm đời sống dân Lào thê thảm, và diện tích rừng Lào từ 41% năm 2002 sẽ còn 30% vào năm 2020.
Bản tin RFA từ Hoa Thịnh Đốn viết như sau.
Quân đội VN độc quyền khai thác gỗ lậu từ Lào"
Thông tin này được đưa ra trong báo cáo của tổ chức phi chính phủ có tên Cơ quan Điều tra Môi trường, EIA, trụ sở chính tại Anh Quốc, công bố hôm nay (28/7/2011). Báo cáo mang tên ‘Crossroads: the Illicit Timber Trade Between Laos and Vietnam’ , tạm dịch ‘ Việc buôn bán gỗ lậu giữa Lào và Việt Nam qua biên giới’.
Ông Julian Newman, Giám đốc chiến dịch của EIA, cho biết những thông tin được đưa ra trong báo cáo thu thập được qua ba chuyến điều tra thực địa trong thời điểm từ tháng 10 năm 2010 cho đến tháng 5 năm 2011.
Báo cáo cho thấy rõ lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô, chưa qua chế biến của Lào bị xem thường, vi phạm trên diện rộng nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan.
Tuy nhiên, theo điều tra của EIA thì một trong những đơn vị khai thác gỗ lớn nhất tại Lào là một công ty thuộc quân đội Việt Nam. Đó là Công ty Hợp tác Kinh tế, COECCO, thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Người của EIA, giả dạng là dân buôn gỗ đi đến những nhà máy sản xuất đồ gỗ và hải cảng của Việt Nam cho đến vùng biên giới với Lào và xa hơn nữa, trong chiến dịch điều tra năm 2010- 201. Qua đó EIA phát hiện ra đuờng dây tham nhũng và tình trạng luật pháp không được thực thi đầy đủ trong lĩnh vực buôn bán gỗ lậu giữa Việt Nam và Lào.
Vào tháng 10 năm ngóai, các điều tra viên của EIA lần đầu phát hiện tên COECCO trong chuyến đến cảng Qui Nhơn. Tại đó, EIA thu thập tài liệu về những đống gỗ tròn lớn đóng dấu xanh và có hiệu vàng mang tên COECCO.
Giám đốc chiến dịch EIA, ông Julian Newman, nói về điều này:
EIA cho biết người của tổ chức đã đến tại trụ sở của COECCO ở thành phố Vinh hồi tháng 5 năm nay, và biết được công ty này đã họat động trong ngành buôn bán và đốn gỗ tại Lào hơn 20 năm rồi. Hầu như phần lớn gỗ tròn của COECCO là từ những khu rừng nằm trong diện bị phá để xây dựng thủy điện. Rất ít các công ty được phép tiến hành họat động đó tại các khu giải tỏa như thế.

Chính một công nhân làm việc tại cảng Qui Nhơn thừa nhận với điều tra viên của EIA là 95% gỗ tròn tại đó từ Lào về và hầu hết thuộc quân đội Việt Nam, đặc biệt của Quân khu bốn.
Lọai gỗ tròn có những dấu tương tự cũng được nhận thấy tại một bãi gỗ khổng lồ nằm ở khu vực biên giới giữa hai cửa khẩu của Lào và Việt Nam là cửa khẩu Bờ Y tại tỉnh Kontum, Việt Nam. EIA có thể khẳng định số gỗ đó lấy từ một công trình xây dựng đập thủy điện gần vị trí đó phía bên đất Lào.
Trong khi đó, bản tin đài RFI từ Pháp cho biết tình hình quân đội VN khai thác gỗ lậu ở Lào đã “khiến tốc độ phá rừng ngày càng gia tăng, qua đó đe dọa trực tiếp đến đời sống của hàng triệu dân Lào.”
Lập tức hôm Thứ Năm, chính phủ Hà Nội đã phản bác:
“Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đã lập tức lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên. Bà nhấn mạnh «quân đội Việt Nam không tham gia vào các hoạt động kinh doanh hay phá rừng trên lãnh thổ Lào» và Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ rừng.
Cơ quan Điều tra về Môi trường EIA, có trụ sở tại Anh Quốc, tố cáo quân đội Việt Nam đóng một vai trò then chốt trong các hoạt động mua bán gỗ lậu và tổ chức này đòi quân đội Việt Nam phải đứng ngoài các vụ phá rừng ở Lào. Theo EIA, diện tích rừng tại Lào trong những thập niên qua đã bị thu hẹp lại đến mức báo động: năm 1940, rừng chiếm tới 70% diện tích của nước Lào tỷ lệ đó chỉ còn là 41% vào năm 2002 và theo dự báo của EIA thì đến năm 2020 thì chỉ còn là 30%.”
Đặc biệt, RFI còn ghi rằng, theo bản báo cáo EIA, quân đội VN đã “thôn tính đất Lào” để phục vụ ngành đồ gỗ.
RFI viết:
“Đại diện của tổ chức bảo vệ môi trường này lấy làm tiếc là, lệnh cấm xuất khẩu gỗ đã được chính quyền Vientiane ban hành không được tuân thủ do hiện tượng tham nhũng tràn lan, đặc biệt là trong hàng ngũ các nhân viên có trách nhiệm quản lý rừng. Tháng 6/2011, thủ tướng Lào đã ban hành một đạo luật để củng cố các biện pháp chống buôn lậu gỗ.
Theo Cơ quan Điều tra về Môi trường, hàng năm có ít nhất 500 000 mét khối gỗ lậu, trị giá khảng 150 triệu đô la được chuyển qua biên giới giữa Lào với Việt Nam. Khối lượng gỗ này được dùng vào việc sản xuất hàng nội thất và sau đó được đem xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.
EIA nhấn mạnh : Việt Nam gần như đã thôn tính nhiều vùng đất của Lào để phục vụ cho nền công nghiệp sản xuất đồ gỗ đang phát triển mạnh, cho dù có rất nhiều hãng sản xuất của Việt Nam sử dụng gỗ có ghi rõ nguồn gốc.”

Ý kiến bạn đọc
29/07/201118:41:26
Khách
Thê thảm thiệt, thằng to thẻo thằng tí, thằng tí thẻo thằng téo. Toàn thứ trâu thú thanh toán trừng trị thú trâu. Thôi thì trời thương, tru thân triệt tước tụi tán tâm tráo trở !
29/07/201104:36:20
Khách
Hãy giữ lại những tài liệu loại này để khi nào bọn Việt gian Cộng sản mở miệng rủa xả rằng Việt Nam Cộng Hoà khi xưa thối nát thì dọng vào miệng, mõm chúng.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 6 tháng 6, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã kết án ông Đặng Đăng Phước, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk tám năm tù giam và bốn năm quản chế với tội danh "tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước", vì các hoạt động giúp đỡ dân oan và ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền một cách ôn hòa của nhà giáo này, theo tin từ BBC và RFA.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
Từ lâu, dân gian tự hỏi không hiểu giữa người làm báo đảng và báo cáo viên, tuyên truyền viên nhà nước có khác nhau gì không hay cùng một loại. Tìm hiểu ra thấy rằng, tuy hai nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng có một mục tiêu là tuyên truyền để bảo vệ chế độ, kể cả những sai trái...
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên từ nhiệm để bảo vệ danh dự sau 15 năm không chống nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên...
Khó mà phủ nhận được rằng Hun Sen là một tay bản lĩnh (có thừa) nhưng bản lĩnh của ông, tiếc thay, đã không giúp được cho dân tộc Khmer có đủ áo cơm, dù đã phải cầm cố gần nửa phần (45%) đất đai của Cambodia!
Ngày 2/12/2022, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách “theo dõi đặc biệt” (Special Watch List) vì tiếp tục vi phạm quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhưng Việt Nam phủ nhận và cho rằng Mỹ đã xuyên tạc tình hình để chống phá Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.