Hôm nay,  

TƯỞNG NIỆM 26 NĂM TRẬN HẢI CHIẾN GẠC MA (UPDATED)

09/03/201416:09:00(Xem: 17052)

TƯỞNG NIỆM 26 NĂM TRẬN HẢI CHIẾN GẠC MA (UPDATED)

Nguyễn Mạnh Trí

Các bản tin tức từ quốc nội và hải ngoại về 26 năm tưởng niệm trận hải chiến Gạc Ma:

1. RFA (19/10/2011):Trận chiến đẫm máu tại Gạc Ma 1988

  1. RFA (30/12/2012):Kilo Hà Nội và Su 30 "phá" chiến thuật Không - Hải chiến Biển Đông bằng cách nào?
  2. BVN (7/3/2014): Tôn Vinh Chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Trận Gạc Ma 14-3-1988.

4. NTD.ORG (8/3/2014): Tại sao Trung Quốc xâm lược các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?

*****

Trận chiến đẫm máu tại Gạc Ma 1988

Quỳnh Chi, phóng viên RFA - 10-19-2011

Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc Ma, Trường Sa.

blank

Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân. Photo courtesy of daidoanket.vn

Trận chiến kết thúc, hải quân Việt Nam chỉ có chín người sống sót. Từ đó, Gạc Ma được cho là đã thuộc về Trung Quốc. Bối cảnh và diễn biến cuộc chiến tại Gạc Ma như thế nào? Mời quý vị nghe chính người lính năm xưa kể chuyện của họ.

Tay không bảo vệ tổ quốc

Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, cũng như đưa lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực này. Nhận thấy tình hình có thể diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam ra lệnh cho xây dựng và bảo vệ đảo tại Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao bởi vì các đảo này có vị trí quan trọng trong tuyến đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ khác tại Trường Sa. Chiến dịch này còn được biết đến với tên gọi CQ-88, tức Chủ quyền 88.

Bắt đầu ngày 12 tháng 3 năm 1988, ba chiếc tàu vận tải của Lữ đoàn 125 mang số hiệu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 mang theo một số phân đội của Trung đoàn công binh 83 và Lữ đoàn 146 đến các đảo này. Ba con tàu neo tại 3 đảo, với nhiệm vụ “Xây dựng và bảo vệ đảo”. Tuy nhiên, giao tranh chủ yếu diễn ra ở Gạc Ma. Đó cũng là một cuộc chiến đẫm máu nhất trong chiến dịch CQ-88.

Con tàu HQ-604 chở khoảng 74 chiến sĩ, đa phần là công binh có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đảo Gạc Ma. Trước khi đi, tất cả các chiến sĩ đều được quán triệt là bảo vệ tổ quốc nhưng không nổ súng. Anh Nguyễn Văn Thống cho biết “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bằng bất cứ giá nào”.

Chính vì được quán triệt là không được nổ súng, trên các con tàu trong chiến dịch CQ-88 đều chỉ mang lương thực, xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn mà không mang theo bất cứ một loại vũ khí nào, chỉ trừ vài khẩu súng AK. Các chiến sĩ trên tàu, chủ yếu chỉ là công binh, chưa một lần cầm súng chiến đấu, để rồi cho đến bây giờ, tim họ vẫn còn nhói khi nghĩ lại. Theo lời kể của 8 nhân vật còn sống cho đến hôm nay, họ không hề có một khẩu súng trong tay và chỉ thấy khoảng 3¬-4 người lính Việt Nam có cầm súng AK. Anh Trần Thiện Phung chua xót nhớ lại:

“Đơn vị tôi là đơn vị công binh mà, ra đảo chỉ biết là để xây dựng chứ đâu biết để chiến đấu. Nhưng ra đó, tàu chiến của Trung Quốc đánh mình”.

Chiều 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 vừa đến Gạc Ma và bị quân Trung Quốc dùng loa cảnh báo. Theo lời những người tham gia trận đánh, Trung Quốc lúc ấy triển khai 3 tàu chiến, đứng vị trí hình tam giác bao vây con tàu vận tải HQ-604, chỉ cách nhau chừng vài trăm mét. Anh Dương Văn Dũng nhớ lại:

“Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.”

Lính Trung Quốc cầm loa thông báo rằng đây là lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu lính Việt Nam rời ngay. Tuy nhiên, mình vẫn không rời đảo, vẫn bám trụ đảo. Cho đến sáng mai thì trận chiến xảy ra.

Anh Dương Văn Dũng

Đến sáng sớm ngày 14 tháng 3, khi hải quân Việt Nam đổ bộ, bốc vật liệu xây dựng từ tàu xuống đảo, đó là lúc phát súng đầu tiên vang lên, để rồi tiếp sau đó là một tràn tiếng súng dài và máu văng tung tóe. Hiện tại, Trung Quốc cho sản xuất một phim tư liệu ghi lại trận chiến tại Gạc Ma với hình ảnh một vòng người bị bắn tan tành trên nước. Đó chính là đoạn nghi lại hình ảnh này. Anh Thống nói:

"Bởi vì chúng tôi nhận được lệnh là chuyển cột bê tông từ tàu xuống đảo để xây dựng đảo cho nên các anh em đổ bộ vào đảo. Khi mình đổ bộ như thế thì họ từ trên tàu bắn xuống một hàng dài. Khi mình đưa cờ vào thì trong vòng 30 phút sau là bị bắn.”

Trung Quốc tấn công và chiếm đảo

Lúc đó cũng là lúc tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và khoảng 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Dưới nước, lúc giáp lá cà, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 100 mét. Phía trên, tàu Trung Quốc bao vây. Anh Dũng cho biết:

blank

Tàu vận tải HQ-604 bị tàu chiến Trung Quốc nã pháo, bắn cháy, đang chìm xuống biển ngày 14-3-1988. Ảnh lấy từ youtube do TQ quay lại

“Khi họ tràn qua như thế thì mình cử một người bảo vệ cây cờ của mình trên đảo. Khi họ bắn một phát súng thì một hàng lính của họ bắn tới tấp. Mình vẫn đứng ôm cây cờ Việt Nam chịu chết. Một đồng chí khác cũng đứng gần đó bảo vệ cây cờ cũng bị thương nặng.

Tất cả các anh em hô to giữ chặt cây cờ, không bao giờ để mất cây cờ cũng như không bao giờ để mất tổ quốc. Mình hô to “Bảo vệ! bảo vệ! bảo vệ”. Khi họ tràn qua đánh mình là mình chống trả ngay lập tức. Mình chấp nhận tay không bảo vệ cây cờ tổ quốc”.

Thiếu úy Trần Văn Phương là người giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma, cũng là người nhận phát đạn đầu tiên và tử thương đầu tiên. Nhiều người kể rằng, trước khi chết, anh Phương còn hô to “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông”.

Theo anh Trần Thiện Phụng, lúc tình hình bắt đầu căng thẳng, lữ đoàn phó lữ đoàn 146 Trần Đức Thông ra lệnh “Đây là lãnh thổ của Việt Nam, các đồng chí hãy bảo vệ lãnh thổ”. Lúc ấy cũng là lúc nhiều người dù không có vũ khí trong tay cũng nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên đảo, để rồi tất cả đều phải hi sinh nhanh chóng sau đó. Anh Dũng nói tiếp:

“Chúng tôi biết rằng đã bị thua thế và mắc mưu Trung Quốc, cho nên chỉ làm bia đỡ đạn cho địch thôi chứ không biết nói sao. Họ là phía hành động tất cả. Khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi chứ làm sao sống được? Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng rú, trốn vào đâu được? Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình chỉ có chết thôi. Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết. Tôi vẫn nhớ kỹ mà. Tôi nhìn rõ hết mà. Dễ sợ lắm.”

Lúc ấy, phía Trung Quốc có 1 hộ vệ hạm và 2 hải vận hạm, được trang bị hỏa lực 100mm với hơn 200 binh sĩ (tài liệu từ Trung Quốc). Theo tài liệu từ phía Bắc Kinh, quân Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu. Thậm chí, trước đêm trận chiến xảy ra, quân lính nước này còn được xem phim tuyên truyền nói rằng Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc.

Sau khi bắn xối xả vào vòng người trên đảo, Trung Quốc bắt đầu nả pháo liên tiếp vào con tàu HQ-604. Anh Lê Minh Thoa bồi hồi nhớ lại:

“Tôi lo về máy móc của tàu không có súng ống gì cả. Lúc bắt đầu giao chiến thì tôi còn ở trên boong tàu. Nhưng khi thuyền thưởng ra lệnh sẵn sàng chiến đấu thì ngành nào theo ngành nấy và tôi xuống hầm máy. Khi tôi đang ở hầm máy thì tàu bị bắn và xăng dầu trong hầm máy cũng bùng cháy. Tôi bị cháy sau lưng và bỏ chạy lên boong tàu rồi nhảy xuống nước. Khi ấy, nước đã bắt đầu tràn vào tàu và chìm dần”.

Khi quả những khẩu đạn pháo nhắm vào thân con tàu HQ-604 già nua, cũng là lúc quân Việt Nam chết nhiều nhất, người thì chết vì ngạt khi co cụm dưới khoang tàu, người thì chết vì đạn pháo, người thì chết vì ngạt nước - hỗn loạn, tan tác và kinh hãi. Anh Thoa chua xót nói tiếp:

“Khi lính của mình chết gần hết rồi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ mạn tàu chảy xuống. Tôi thấy ghê gớm thật. Lúc đó chẳng biết suy nghĩ gì, chạy loạn xạ hết. Nhìn thấy cảnh tượng ấy tôi rất buồn bởi vì anh em mới đêm trước còn nói chuyện với nhau, bây giờ người sống kẻ chết. Tôi thấy rất buồn. Sau này tôi có xem lại đoạn phim về trận hải chiến này do Trung Quốc quay. Mỗi lần nhìn thấy đoạn phim ấy là hai hàng nước mắt chảy ra.”

Sau khi nhận quả đạn pháo đầu tiên, con tàu HQ-604 bắt đầu bùng cháy và chìm hẳn chỉ 30 phút sau đó. Cùng với xác con tàu, là xác của hàng chục chiến sĩ hải quân Việt Nam với vũng máu lớn loan cả một vùng biển Đông. Khi đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc hoan hô reo rò chiến thắng. Họ bắt tay, ôm nhau, nói cười vui vẻ. Anh Dũng uất ức kể lại:

“Tôi tức chứ, tức vô cùng. Tôi tức vì mình không đủ khả năng đánh lại họ vì mình không chuẩn bị. Họ đã được chuẩn bị và họ đánh mình. Họ đánh nát tan thuyền của mình. Họ đánh xong, họ hoan hô. Tôi nằm dưới nước thấy cảnh ấy mà tức vô cùng”.

Tàn sát lính Việt Nam

Tuy nhiên, đó còn chưa phải là kết thúc của những đau thương và mất mát. Anh Thoa nói tiếp:

“Khi tôi nhảy khỏi tàu thì thật tình tôi thấy hiện trường có rất nhiều lính Trung Quốc. Tôi chứng kiến thấy rằng Trung Quốc ác quá. Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên”.

Cứ như thế, hải quân trên con tàu HQ-604 tại đảo Gạc Ma gần như tử thương tất cả chỉ sau hơn một giờ đồng hồ giao tranh. Trong số 74 chiến sĩ trên con tàu ấy, chỉ có 9 người còn sống sót. Cho đến bây giờ, họ cũng không giải thích được lý do vì sao họ có được cái may mắn còn sống để kể về câu chuyện của chính họ ngày hôm nay. Anh Thoa cho biết vì sao mình không chết trong trận chiến ấy:

“Chín người chúng tôi còn sống sót là do có những người nổi lên nhưng nhìn cũng như chết rồi. May mắn cho tôi là tôi có được hai quả bí. Khi nghe tiếng xuồng của địch chạy đến thì tôi lặn xuống biển, hết tiếng xuồng là tôi ngoi lên”.

Sau khi nghĩ rằng đã tiêu diệt hết tất cả hải quân Việt Nam cùng con tàu HQ-604, ba chiếc tàu chiến cùng hải quân Trung Quốc bỏ đi. Lúc này thủy triều đang lên, đảo Gạc Ma lại chìm trong biển nước mênh mông (đảo Gạc Ma còn gọi là đảo chìm; nổi lên và lặn xuống theo con nước). Không còn tiếng súng nổ, không còn tiếng động cơ, cũng chẳng còn tiếng la hét, trả lại cho Gạc Ma sự yên ắng đến rợn người.

Biển không gợn chút sóng, mà lòng những người sống sót đau đến lạ. Chín người còn sống sót nằm trên đảo, bên cạnh những xác chết nghiêng ngửa của những người bạn mà chỉ mới hôm qua thôi, còn chúc nhau sống lâu trăm tuổi. Họ nhìn đồng đội, nhìn Gạc Ma mà nhòe đi vì nước mắt. Có lẽ không một lời nào có thể diễn tả tâm trạng của họ lúc này; nó trống rỗng như cái khoảng không trên bầu trời cao vợi, sâu thắt như đáy biển Đông và mênh mông như Trường Sa lúc này.

Tất cả chín người sống sót đều bị thương nặng, như những xác chết nằm cùng vô vàng các xác chết khác. Có lẽ ngay chính họ cũng không biết là mình còn sống. Trong cơn đau đến nỗi tưởng như có thể chết đi, các anh vẫn ý thức rằng, lá cờ Việt Nam trên tay đồng chí Phương cũng không còn nữa. Anh Thống buồn rầu nói:

Khi tàu của Việt Nam đã bị chìm rồi, lính Việt Nam nhảy xuống biển mà nổi lên trên là họ bắn hết. Trung Quốc cho những chiếc xuồng chạy trên biển và bắn tất cả lính Việt Nam nào nổi lên.

Anh Lê Minh Thoa

“Đá trên đảo là đá san hô cho nên không thể cắm cờ trên đảo được. Chỉ có thể cho người cầm cờ mà thôi. Tuy nhiên, khi người cầm cờ ấy mất thì lá cờ cũng mất theo”.

Trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc, phía Trung Quốc chỉ có một người bị thương. Họ vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, là người đã xé bỏ lá cờ Việt Nam trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ là một sự vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối cãi đối với chủ quyền tại đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 23 năm tại Việt Nam, cuộc chiến này bị né tránh không nói đến, như thể nó là một phần lịch sử cần được giấu đi. Có lẽ trận chiến trên đảo Gạc Ma không phải là một vết son trong lịch sử như những chiến thắng của đội quân Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn hay vua Quang Trung. Tuy nhiên, người ta vẫn cần một lịch sử thật hơn một lịch sử đẹp. Huống chi, các chiến sĩ CQ-88 tay không đánh giặc, há chẳng phải đẹp lắm sao?

Cuộc chiến tại Gạc Ma kết thúc, nhưng trận chiến của những người còn sống sót còn chưa đến hồi kết. Số phận chín người còn sống sót như thế nào? Mời quý vị đón nghe vào kỳ tới.

*****

Kilo Hà Nội và Su 30 "phá" chiến thuật Không - Hải chiến Biển Đông bằng cách nào?

PetroTimes | 30/12/2013

Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ đã xoay trục chiến lược về Thái Bình Dương và cụ thể là Biển Đông để đối phó. Cường quốc quân sự số 1 thế giới cũng đồng thời xây dựng học thuyết quân sự Không – Hải chiến (Air – Battle Sea) nhằm kiểm soát cuộc chơi. Trung Quốc cũng "nóng mặt" thiết lập chiến thuật Không – Hải chiến trên Biển Đông nhằm thách thức Mỹ.

Không - Hải chiến là chiến thuật tiêu biểu cho chiến tranh hiện đại, được hiểu là không gian tác chiến trên biển và vùng trời trên biển. Vậy nên, chỉ có máy bay, tàu chiến mới tham gia vào được các cuộc chiến này và là 3 thành tố tạo nên học thuyết quân sự.

Hải quân Mỹ với tiềm lực khổng lồ cùng kinh nghiệm viễn chinh của mình luôn thể hiện rõ học thuyết Không – Hải chiến ngay trong đội hình hạm đội.

Mỗi hạm đội hải quân của Mỹ đi đâu cũng trang bị đầy đủ. Không quân: Máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm, máy bay tiêm kích tiền phương… Hải quân: Gồm có tàu hộ tống, tàu khu trục, tàu săn ngầm và tàu ngầm chiến lược, tàu ngầm tấn công… Đấy là chưa kể đến các hàng không mẫu hạm được xem là trung tâm của hạm đội – vừa là sân bay nổi, vừa là căn cứ chỉ huy di động. Đây cũng là điểm vượt trội của quân đội Mỹ so với đa số các quốc gia khác.

Để “đối xứng” được với bộ máy tác chiến gần như hoàn hảo này, Trung Quốc cũng tuyên bố có đội hình “Không - Hải chiến”. Về không quân: Đó là máy bay cảnh báo sớm AEW&C KJ500, tiêm kích J16. Về hải quân: Tàu sân bay Liêu Ninh, tàu khu trục phòng không Type 052C, tàu ngầm chiến lược lớp Tấn, tàu ngầm tấn công…

Các cường quốc thi nhau “giương oai diễu võ” trên Biển Đông với tham vọng biến vùng biển quốc tế này thành ao nhà. Là quốc gia có chủ quyền và lợi ích trên Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam cũng chú trọng xây dựng hạm đội đối phó với chiến thuật “Không - Hải chiến”.

Với tư duy “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều” – ngay cả trong chiến thuật của chiến tranh hiện đại là “Không - Hải chiến”, chúng ta cũng hoàn toàn có thể áp dụng được cách đánh “du kích, mai phục”, phi đối xứng trên biển.

Để đối phó được với chiến thuật Không - Hải chiến, những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng xây dựng lực lượng tác chiến theo hướng hiện đại và mang tính chất phòng thủ.

blank

Đồ họa mô phỏng việc máy bay Su 27/30 tiêu diệt các tàu chiến đối phương

Thành tố quan trọng nhất của đội hình không hải chiến chính là máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm (AWACS). Máy bay này đóng vai trò là ra đa chỉ huy cho đội hình. Vô hiệu hóa được AWACS có nghĩa là đội hình tác chiến gần như “mù tịt” “rắn mất đầu”. Trừ đội hình tác chiến hải quân Mỹ có tàu sân bay làm trung tâm chỉ huy độc lập.

Việt Nam đã sắm tên lửa không đối không tầm siêu xa K100. Với tầm bắn 300km, tên lửa này được coi là sát thủ AWACS. Tên lửa sát thủ này sẽ được lắp trên máy bay tiêm kích Su 30.

Thành tố thứ 2 mà Việt Nam chuẩn bị đó là các máy bay tiêm kích Su 30. Việt Nam đã chủ động mua sắm các máy bay thiên về đánh biển (phiên bản MKV, MK2). Các máy bay này có thể xộc thẳng vào đội hình đối phương gây hỗn loạn, có thể thực hiện các màn không chiến trong tầm mắt hoặc phóng K100 tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm.

Về hải quân, Việt Nam đã trang bị các tàu tên lửa tốc độ cao Molniya, tàu hộ tống Gepard – 3.9 từ Nga và sắp tới là các tàu hộ tống tàng hình từ Hà Lan.

Kilo 636 mang tên Hà Nội đã về đến vùng biển Việt Nam, đây là một trong những thành tố mạnh nhất trong đội hình tác chiến đối phó với chiến chiến thuật không hải chiến trên Biển Đông. Do học thuyết quân sự mang tính phòng ngự nên tàu ngầm Hà Nội sẽ đóng vai trò mai phục.

blank

Tàu ngầm kilo Hà Nội sẽ gây bất ngờ trong việc đối kháng lại chiến thuật không - hải chiến

Trong vai trò này, nó thực sự là một “sát thủ trong lòng Biển Đông”. Sau khi nhận được thông tin từ máy bay cảnh báo của ta về đường đi của đội hình tác chiến đối phương, Kilo Hà Nội sẽ đến vùng biển cần mai phục. Tại đây nó nằm yên dưới mặt nước, với tính năng “lỗ đen” cực kỳ khó phát hiện của mình.

Kilo sẽ chờ đội hình tác chiến của địch đi qua và tiêu diệt bằng ngư lôi, tên lửa. Quá trình khai hỏa sẽ đồng thời với việc Su 30 xộc thẳng vào, làm hỗn loạn đội hình, phóng tên lửa K100 tiêu diệt AWACS và không chiến tầm gần. Cùng với đó là các tàu hộ tống, tàu tên lửa phóng các tên lửa đối hạm tiêu diệt tàu chiến mặt nước của địch. Sau khi thực hiện việc phóng ngư lôi, tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ kết hợp với các chiến hạm hoặc trực thăng săn ngầm của ta truy tìm, tiêu diệt các tàu ngầm của địch.

Những giả thuyết được đưa ra chứng minh cho việc quân đội Việt Nam đã chuẩn bị kỹ càng để đối chọi lại chiến thuật không hải chiến hiện đại. Kilo Hà Nội thực sự là một sự bổ sung mạnh mẽ, đáng gờm, tiếp thêm sức mạnh cho quân đội bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của đất nước.

*****

Tôn Vinh Chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Trận Gạc Ma 14-3-1988

Nguyễn Khắc Mai - Bauxite Việt Nam - 07/03/2014

GĐ Trung Tâm Minh Triết, Thường trực Ban Điều hành Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông

I-Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã diễn ra cuộc chiến bi hùng giữa một lực lượng nhỏ, chỉ có ba tàu vận tải với chủ yếu là công binh để bảo vệ đảo Gạc Ma, bãi đá Cô Lin và bài đá Len Đao đối địch với hơn 40 tàu chiến trang bị cả tên lửa và pháo lớn hàng 100 mm của quân xâm lược Trung quốc.

Quân ta đã anh dũng chiến đấu, cũng đã gây cho phía Trung quốc thiệt hại và thương vong. Lực mỏng, tàu không phải chiến hạm, vũ khí chỉ là thứ cầm tay, nhưng tinh thần quyết tử của chiến sĩ ta thật oai hùng.

Những gương hy sinh cao cả của thuyền trưởng Vũ Phi Từ, Lữ phó Trần Đức Thông, của Thiếu úy Trần văn Phương, trước khi ngã xuống còn hô vang ”Thà hy sinh không chịu mất đảo, hãy để máu mình tô thắm truyền thống Hải quân Việt Nam”... và của 61 liệt sĩ Hải quân Việt Nam anh hùng trong trận Gạc Ma, cũng như hành động dũng cảm chiến đấu, mưu trí chống lại quân Trung quốc xâm lược của các chiến sĩ bảo vệ Gac Ma, Cô Lin, Len Đao thuở ấy đã để lại mãi mãi trong lòng các thế hệ người Việt lòng nhớ thương, kính phục và biết ơn.

Gương hy sinh của họ, hành động mưu trí, dũng cảm của họ, tinh thần căm thù kẻ xâm lược của họ, đời đời sẽ là những giá trị tinh thần để nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam yêu nước, không hèn hạ khiếp sợ trước quân thù, luôn biết thức tĩnh, cảnh giác trước mọi mưu mô và hành vi thâm độc của quân bành trướng đại Hán, cũng như với mọi thế lực cường quyền gian ác khác.

Tri ân và ghi nhớ những người con đã bỏ mình, đã chiến đấu để bảo vệ non sông Đất nước, chính là để nuôi dưỡng tâm hồn và văn hóa của người Việt. Vì thế bất cứ ai, do một lý lẽ nào, mà vô cảm quay lưng lại với lịch sử, với tiền nhân đều có tội, đáng lên án và phỉ nhổ.

II- Sự kiện Gạc Ma và những bài học không bao giờ được quên

1. Âm mưu và thủ đoạn nham hiểm của Trung quốc

Trung quốc là nước lớn, đang hưng phát, dù họ tuyên bố đường lối phát triển hòa bình, họ nói láng giềng tốt, bạn tốt, đối tác tốt… chớ cả tin. Họ đang khát không gian sinh tồn, và với bản chất bành trướng đại Hán, họ sẵn sàng theo đuổi những phương thức của chủ nghĩa đế quốc dẫu đã lỗi thời. Rõ ràng Việt Nam đã không rút ra được bài học từ Hoàng Sa năm 1974, nên đã không sẵn sàng đối phó được với mưu đồ của Trung quốc chiếm Gạc Ma và trước đó đối với cả chục bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đối với Trung Quốc thì mềm nắn, rắn buông. Rõ ràng một tháng sau khi Gạc Ma đã bị chiếm, ta đã bí mật cho công binh ra xây nhà đánh dấu chủ quyền trên bãi Len Đao, Trung Quốc đem 7 chiến hạm đến vây Len Đao, nhưng không quân VN đã cho 7 máy bay ra chi viện, và chiến hạm của Trung Quốc phải rút chạy khỏi Len Đao.

2- Thế trận bảo vệ biển đảo của Việt Nam

Cha ông ta đã để lại những tư tưởng chiến lược thiên tài, thế kỷ 16 Nguyễn Bỉnh Khiêm nói:

Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,

Đất Việt muôn năm vững trị bình.

Giữ cho được chủ quyền Biển Đảo, và khai thác được lợi thế của một quốc gia biển đảo là chiến lược sinh tử của Việt Nam. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền Biển Đảo. Đúng. Phải khai thác lợi thế biển để xây dựng một nền kinh tế biển khá hoàn chỉnh và tầm cỡ. Đúng. Phải phát triển khoa học biển, văn hóa biển. Đúng. Nhưng còn phải coi trọng thế trận lòng dân. Không biết giáo dục tinh thần và ý chí vì chủ quyền biển đảo sẽ là sai lầm nghiêm trọng. Chỉ trên cơ sở một sức mạnh nội lực của Dân tộc về cả tinh thần và vật chất, với một nhân cách mới của người Việt Nam, một nhân cách mới của Dân tộc thật sự văn minh, dân chủ, giàu mạnh mới có tự cường để làm chủ vận mệnh của mình trên biển cả cũng như trên đất liền.

Việt Nam thường nói đến phương châm kết hợp sức mạnh của dân tộc và của thời đại. Sức mạnh thời đại chính là sự liên minh, liên kết với những quốc gia, dân tộc văn minh tiến bộ, chứ không thể khư khư cúi mình phục vụ cho một thế lực cường quyền. Đối phó với hiệu ứng “bóng đè” của Trung Quốc trên biển Đông không thể không coi đoàn kết, hô ứng lẫn nhau trong ASEAN là quan trọng.

3-Coi trọng nghiền ngẫm những bài học lịch sử, cả thành công và thất bại

Vấn đề ở đây không chỉ là kể công hay luận tội, mà phải là trao lại cho thế hệ mới một năng lực nhận thức mới, những kinh nghiệm thực tiễn, những giá trị tinh thần về làm chủ, về trách nhiệm, về lòng dũng cảm, tinh thần sẵn sàng hy sinh… về cả kinh nghiệm đối phó với những tình huống chính trị phức tạp. Cho nên cách hành xử ngăn cấm tưởng niệm, nghiên cứu, bình luận, rút tỉa những bài học từ chúng ta, từ đối phương… đều là thiển cận, nếu không nói là vô trách nhiệm với Dân với Nước.

Phải làm cho thế hệ trẻ biết trân trọng những giá trị, kể cả bài học sai lầm và thất bại đó sẽ là sự khôn ngoan có văn hóa và đạo đức. Cũng là sự thể hiện một phép thử về máu anh có bao nhiêu nước lã và bao nhiêu là tình dân, nghĩa nước.

Dạy cho con em biết trân quý những con người cao quý, đã hy sinh chiến đấu vì Dân vì Nước, đó cũng là nuôi dưỡng một năng lượng mới, một chất lượng mới của nhân cách Việt Nam. Vấn đề không hề nhỏ tí nào. Nhân dân có lý lẽ để chê trách cũng như đòi hỏi một tầm nhìn cao hơn đối với những người đang có trọng trách với Nhân dân và Đất Nước. Ví như Đà nẵng thì chủ trương cho 1974 thanh niên cầm nến tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa. Còn Hà Nội lại tổ chức nhảy nhót với điệu nhạc Tàu vào đúng ngày phải nhớ nghĩ đến 6 vạn đồng bào và chiến sĩ hy sinh để đánh đuổi quân cướp nước! Một cái Tâm đẹp, một cái tầm cao trí tuệ mới là đòi hỏi về cái đức cầm cân nảy mực mới của đất nước.

III-Kính lạy trước anh linh 64 liệt sĩ Gạc Ma. Kính chào các chiến sĩ anh dũng chiến đấu ở Gạc Ma

Không giống như nhiều năm trước. Năm nay cuộc tưởng niệm trận chiến Gạc Ma đã được Vùng Hải quân III tổ chức trang nghiêm, xúc động. Nhiều bài báo đề cập đến sự kiện bi hùng này.

Tình cờ tôi gặp một chuẩn đô đốc Hải quân. Anh ấy nói, chúng cháu vẫn có nề nếp hễ đi qua vùng biển Gạc Ma là thực hiện điều lệnh Hải quân, thả hoa hướng về Gạc Ma tưởng niệm đồng đội đã hy sinh anh dũng. Chúng cháu vẫn đều đặn tổ chức thăm hỏi gia đình các liệt sĩ. Tôi nói nên quan tâm nhiều hơn đến các chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng và trở về từ Gạc Ma. Vẫn còn những người bao năm nay vẫn chưa được xác nhận công tích, vẫn còn thất nghiệp.

Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông nhân dịp này xin gởi đến các bạn bè gần xa, các bạn sinh viên, thanh niên, các bậc cha chú, các anh chị em có tấm lòng kính cẩn tri ân đối với những người con của Tổ quốc đã bỏ mình để bảo vệ Gạc Ma, cùng những chiến sĩ đã trở về từ Gạc Ma lời kêu gọi nghĩa tình. Hãy cùng nhau tổ chức những cuộc thăm hỏi tới các gia đình liệt sĩ và chiến sĩ Gạc Ma. Chúng tôi xin công bố danh tính theo từng tỉnh thành để bà con tiện thực hiện. Xin nhờ các báo đài tiếp tay truyền thông giúp. Lời kêu gọi này cùng danh sách liệt sĩ cũng sẽ được gởi đến các tổ chức hội đoàn ở TƯ và các địa phương có liệt sĩ. Thành kính mong có được sự hưởng ứng tốt đẹp.

Hà nội ngày 5 tháng 3 năm 2014

N.K.M.

Phương Danh 64 Liệt sĩ Gạc Ma 14-3-1988

(Xếp theo Tỉnh, Thành)

I- Quãng Bình: 14 Liệt sĩ

1. Trần văn Quyết. Xã Quãng Thủy, H. Quãng Trạch

2. Trương Minh Phương. Xã Quãng Sơn, H Quãng Trạch

3. Hoàng văn Tùy. Xã Hải Ninh, H.Lệ Ninh

4. Võ Văn Đức. Xã Liên Thủy, H. Lệ Ninh

5. Võ Văn Từ. Xã Trường Sơn, H.Lệ Ninh

6. Trương Văn Hướng. Xã Hải Ninh, H. Lệ Ninh

7. Nguyễn Tiến Doãn. Xã Nghi Thủy, H. Lệ Ninh

8. Phạm Hữu Tý. Xã Phong Thủy, H. Lệ Ninh

9. Phạm Văn Thiêng. Xã Đông Trạch, H. Bố Trạch

10. Trần Đức Hóa. Xã Trường Sơn, H. Lệ Ninh

11. Trần Quốc Trị. Xã Đông Trạch, H. Bố Trạch.

12. Trần Văn Phương. Xã Quãng Phúc, H. Quãng Trạch

13. Nguyễn Mậu Phong. Xã Duy Ninh, H. Lệ Ninh

14. Phạm Văn Lợi. Xã Quãng Thủy, H.Quãng Trạch

** Lệ Ninh, nay đã tách trở lại là Lệ Thủy và Quãng Ninh. Xin tìm chính xác cho __________________________

II. Thái Bình: 9 Liệt sĩ

1. Nguyễn Minh Tâm. Xã Dân Chủ, H. Hưng Hà

2. Mai Văn Tuyến. Xã Tây An, H. Tiền Hải

3. Trần Văn Phong. Xã Minh Tâm, H. Kiến Xương

4. Trần Đức Thông. Xã Minh Hóa, H. Hưng Hà

5. Nguyễn Văn Phương. Xã Mê Linh, H. Đông Hưng

6. Bùi Duy Hiển. Xã Điêm Điền, H. Thái Thụy

7. Phạm Hữu Đoan. Xã Thái Phúc, H. Thái Thụy

8. Nguyễn Văn Thắng. Xã Thái Hưng, H. Thái Thụy

9. Trần văn Chức. Xã Canh Tân, H. Hưng Hà

_________________________

III. Nghệ An: 9 Liệt sĩ

1. Trần Văn Minh. Đại Tân. Xã Quỳnh Long, H. Quỳnh Lưu

2. Nguyễn Tấn Nam. Xã Thường Sơn, H. Đô Lương

3. Đậu Xuân Tư. Xã Nghi Yên, H. Nghi Lộc

4. Nguyễn Văn Thành. Xã Hương Điền, H. Hương Khê

5. Phạm Huy Sơn. Xã Diễn Nguyên, H. Diễn Châu

6.Lê Bá Giang. X. Hưng Dũng. TP Vinh.

7.Phạm Văn Dương.X. Nam Kim. H Nam Đàn.

8.Hồ Văn Nuôi. X Nghi Tiên. H Nghi Lộc.

9. Vũ Đình Lương. Xã Trung Thành, H. Yên Thành

________________________________

IV. Đà Nẵng: 7 Liệt sĩ

1. Trần Tài. Tổ 12, Xã Hòa Cường

2. Phạm Văn Sửu. Tổ 7, Hòa Cường

3. Nguyễn Phú Doãn. Tổ 47, Xã Hòa Cường

4. Trương Quốc Hùng. Tổ 5, Xã Hòa Cường

5. Nguyễn Hữu Lộc. Tổ 22, Xã Hòa Cường

6. Trần Mạnh Viết. Tổ 36, Xã Bình Hiên

7. Lê Thế. Tổ 29, Xã An Trung Tây

________________________________

V. Thanh Hóa: 6 Liệt sĩ

1. Hồ Công Đệ. Xã Hải Thượng, H. Tĩnh Gia

2. Đỗ Viết Thắng. Xã Thiệu Tân, H. Đông Sơn

3. Lê Đình Thơ. Xã Hoàng Minh, H. Hoàng Hóa

4. Vũ phi Trừ. Xã Quãng Khê, H. Quãng Xương

5. Cao Xuân Minh. Xã Hoàng Quang, H. Hoàng Hóa

6. Lê Đức Hoàng. Nam Yên. Xã Hải Yến, H. Tĩnh Gia

____________________________________

VI. Hà Nam: 3 Liệt sĩ

1. Phạm Gia Thiều. Hưng Đạo, Xã Trung Đồng, H. Nam Ninh

2. Trần Đức Bảy. Phương Phượng, Xã Lệ Hòa, H. Kim Bảng

3. Nguyễn Văn Thủy. Phú Linh, Xã Phương Đình, H. Nam Ninh

__________________________________

VII. Hải Phòng: 3 Liệt sĩ

1. Bùi Bá Kiên. Xã Vân Phong, H. Cát Hải

2. Đoàn Đắc Hoạch. 163 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân

3. Nguyễn Văn Hải. Xã Chính Mỹ, H. Thủy Nguyên

_____________________________________

VIII. Quãng Trị: 2 Liệt sĩ

1. Tống Sĩ Bái. Phường 1, TP Đông Hà

2. Hoàng Anh Đông. Phường 2, TP Đông Hà

___________________________________

IX. Nam Định: 2 Liệt sĩ

1. Nguyễn Trung Kiên. Xã Nam Tiến, H. Nam Ninh

2. Trần Văn Phong. Xã Hải Tây, H. Hải Hậu

_________________________________

X. Phú Yên: 2 Liệt sĩ

1. Trương Văn Thinh. Xã Bình Kiên, TP Tuy Hòa

2. Phan Tấn Dư. Xã Hòa Phong, TP Tuy Hòa

_______________________________

XI. Hà Tĩnh: 2 Liệt sĩ

1. Đào Kim Cương. Xã Vương Lộc, H. Can Lộc

2. Nguyễn Thắng Hai. Xã Sơn Kim, H. Hương Sơn

_________________________________

XII. Hà Nội: 1 Liệt sĩ

1. Kiều Văn Lập. Phú Long, Xã Long Xuyên, H. Phúc Thọ.

_______________________________

XIII. Ninh Bình:1 Liệt sĩ

1. Đinh Ngọc Doanh. Xã Ninh Khang, H. Hoa Lư

________________________________

XIV. Quãng Nam: 1 Liệt sĩ

1. Nguyễn Bá Cường. Xã Thanh Quýt, H. Điện Bàn

_________________________________

XV. Phú Thọ: 1 Liệt sĩ

1. Hàn Văn Khoa. Xã Văn Lương, H. Tam Thanh

__________________________________

XVI. Khánh Hòa: 1 Liệt sĩ

1. Võ Đình Tuấn. Xã Ninh Ích, H. Ninh Hòa

Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 06:31

*****

Tại sao Trung Quốc xâm lược các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?

Nguyentandung.org - Thứ bảy, 08/03/2014

Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến nhằm chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.

Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.

Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.

blank

Chỉ huy Tàu HQ505 nguyên thuộc của HQ/VNCH Vũ Huy Lễ đã ra lệnh táo bạo lao tàu lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu

Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:

Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!

Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!

Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!

Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.

Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!

Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?

Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.

Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị – xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.

Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.

Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!

Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh

Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên những điều sau:

Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động.

Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?

Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.

blank

Phỏng vấn các chiến sĩ trên tàu 505, con tàu mặc dù đã bị quân Trung Quốc xâm lược bắn cháy vẫn lao lên đảo Cô Lin giữ đảo, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!

Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!

Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.

Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.

Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.

MẠNG THAM KHẢO:

Nguyentandung.org

Bauxite Việt Nam

Đàn Chim Việt

Facebook

Petrotimes

VN Express

BBC

File: ITN-030814-VN-CT-Tuong niem 26 năm tran hai chien Gac Ma.doc

Nguyễn Mạnh Trí
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 21 tháng 2 năm 2014

.
.

Ý kiến bạn đọc
22/03/201417:08:10
Khách
Chiến trường Gacma là sự giành giựt lại cái gì csvn đã bán cho tàu cộng,sự hy-sinh nơi đó của người VN không có một chút ý-nghĩa nào cả.Csvn là kẻ đã đưa cộng sản tàu ô đến đó...và rồi đưa lính csvn ra đó để làm bia,chớ không thể cho là chiến đấu được,bởi vì người lính csvn đứng dưới một bải ngầm nước ngập đến ngực của con người thì làm sao có đủ điều kiện cho là chiến đấu.!?Đầu mơi chót lưởi của người csvn lừa gạt qua bao nhiêu thời gian mà người dân bị chúng bịt tai bịt mắt có hiểu được chuyện gì đang,đã xẩy ra trên đất nước.?Họ còn muốn tiêu diệt hằng thế hệ nầy qua thế hệ khác,thì vài chục người thí mạng đối với bọn csvn thì đâu có ý nghĩa gì mà cho là tưởng niệm.!...?Những gì đã và đang xẩy ra ở trên đất nước VN từ quá khứ,hiện tại và tương-lai là chuyện làm mà người csvn cố tình tạo dựng lên cho đất nước VN.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.