Hôm nay,  

Ai bán đứng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung cộng?

07/09/201600:53:00(Xem: 9839)
Ai bán đứng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung cộng?
  
Nguyễn Quang Duy 
  
Nhân Tổng Thống Nga Putin tuyên bố ủng hộ Trung cộng về vụ kiện Biển Đông, xin mời các bạn xem tài liệu của bọn cộng sàn Bắc Việt bán nước ủng hộ lập trường Liên Xô cho Trung Cộng chiếm đóng Trường Sa và Hoàng Sa: "Nhật phải công nhận chủ quyền của Nhân dân Trung Hoa trên đất Mãn Châu, trên các đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, TÂY SA, NAM SA, và các quần đảo trước đây đã bị phát xít Nhật chiếm đóng" Nguồnhttp://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=WNyf19510910.2.2
TÂY SA và NAM SA chính là Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngược lại Quốc gia Việt Nam tiền thân Việt Nam Cộng Hòa đã gởi 1 phái đoàn tham dự Hội nghị San Francisco tuyên bố chủ quyền. Xin mời xem bài "Hội nghị San Francisco với vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" của PHẠM NGỌC BẢO LIÊM - Tạp chí Xưa và Nay Số 360 trích dẫn dưới đây:
 
"Theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị. Ngày 7-9-1951, phát biểu tại Hội nghị, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu nêu rõ: “Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận)…”. Về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuyên bố của phái đoàn Việt Nam khẳng định: “Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị.

Về nội dung, Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản được ký kết tại San Francisco ngày 8-9-1951 quy định Nhật Bản phải rút lui khỏi những nơi mà nước này đã dùng vũ lực để chiếm đóng trong Thế chiến hai. Riêng đối với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), Điều 2 – khoản (f) của Hiệp ước quy định: “Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và đòi hỏi với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands)”.

Hiệp ước quy định Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mà không nói rõ lực lượng hay chính quyền nào sẽ tiếp nhận chủ quyền của hai quần đảo này đã gây ra những ngộ nhận. Sự thiếu rõ ràng ấy của Hiệp ước San Francisco đã bị những quốc gia sau này tranh chấp chủ quyền với Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khai thác, lấy làm cớ để cho rằng phải “trao trả” lại hai quần đảo trên cho họ.

Đối với Trung Quốc – nước không tham dự hội nghị San Francisco – thì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không đưa ra tuyên bố phản đối nào tại Hội nghị San Francisco vì không tham dự Hội nghị. Tuy nhiên, ngày 15-8-1951, Ngoại trưởng Chu Ân Lai lên tiếng về bản dự thảo Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản do Mỹ – Anh soạn thảo.

Đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được phái đoàn Liên Xô nêu lên trong phiên họp khoáng đại ngày 5-9-1951 của Hội nghị. Phát biểu trong phiên họp này, Andrei A. Gromyko – Ngoại trưởng Liên Xô – đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.

Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản có hiệu lực đã tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939-1946 cho Việt Nam. Chủ quyền đối với hai quần đảo này do vậy hiển nhiên thuộc về Việt Nam.

Dựa trên những tư liệu đã được công bố, có thể khẳng định rằng (muộn nhất) từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những Hòa ước ký kết giữa Việt Nam với Pháp đã quy định rằng chính quyền Pháp ở Đông Dương thay mặt Việt Nam gìn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, Chính quyền Đông Dương cũng đã thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu cũng như các biện pháp quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Đến giữa thế kỷ XX, tuy quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bị quân đội Nhật Bản tạm thời chiếm đóng từ năm 1939 đến năm 1946 nhưng với Hòa ước San Francisco (9-1951), Chính phủ Nhật  Bản đã chính thức tuyên bố từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo này. Do đó, Việt Nam tất nhiên đã khôi phục lại được chủ quyền vốn có của mình đối với hai quần đảo đó.

Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự Hội nghị bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo(15) và Tuyên bố Potsdam(16). Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước. Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam(17).

Một vài nhận định

Việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham gia Hội nghị San Francisco (9-1951) và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu một cách hòa bình trên thực tế) đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hiện nay ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế. 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco thừa nhận tuyên bố của Việt Nam cũng chính là sự công nhận của quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Sự thừa nhận này sẽ làm yếu đi luận điểm cũng như thái độ muốn giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông hiện nay thông qua đàm phán song phương. Ghi nhận tầm quan trọng của Hội nghị San Francisco đối với việc thiết lập hệ thống các quan hệ quốc tế mới sau Thế chiến hai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng chính là sự thừa nhận có tính pháp lý tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trong xu hướng “hòa hợp” hiện nay, việc làm có ý nghĩa là toàn thể dân tộc Việt Nam tập hợp dưới cùng một ngọn cờ đoàn kết, và chỉ có như vậy mới tạo ra được sức mạnh đủ để giữ gìn và đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
  
… TUYÊN BỐ CỦA PHÁI ĐOÀN QUỐC GIA VIỆT 
NAM TRONG HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO VỀ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO NÀY LÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG ĐỂ VIỆT NAM TIẾP TỤC ĐƯA VẤN ĐỀ TRANH CHẤP Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA HIỆN NAY RA CÁC HỘI NGHỊ, DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ…
Nguyễn Quang Duy 
7/09/2016
Melbourne Úc Đại Lợi
Inline image

..

Ý kiến bạn đọc
07/09/201619:12:51
Khách
"Làm gì để cứu non sông?"- Bảo Giang : Từ sau ngày quốc nạn 30-4-1975, đã chẳng có sách vở nào được ghi chép, đã chẳng có người dân nào được phép nhắc nhở đến bản đồ địa lý mà cha ông ta để lại, cũng như chẳng ai được nhắc đến chuyệt phạt Tống, bình Ngô, triệt Hán, diệt Thanh của cha ông ta nữa.
07/09/201618:00:38
Khách
còn ai vào đây nữa!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
Có 6 loại cán bộ, đảng viên sẽ bị loại khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIV, nhưng tiêu chuẩn người được chọn “vẫn cũ như trái đất”...
Ông Bill Burns, Trùm CIA, hôm 19/04/24, cảnh báo « Ukraine có thể thua cuộc chiến sanh tử với Poutine từ đây tới cuối năm ». Lời tuyên bố đưa ra trước hôm Hạ viện Huê kỳ biểu quyết có nên tháo khoán 61 tỷ USD để giúp Ukraine hay không? Nay thì Ukraine có 61 tỷ, và còn thêm phần viện trợ của Otan nữa, để tăng cường khả năng quân sự và cả kinh tế để đối đầu với Poutine. Vậy tới cuối năm, chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc và thắng lợi sẽ ngả về phía Ukraine?
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.